Nguyên tắc quản lý mua sắm tài sản công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mua sắm tài sản công tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 31 - 33)

1.3. Quản lý mua sắm tài sản công

1.3.1.Nguyên tắc quản lý mua sắm tài sản công

Một là, tuân theo những quy định thuộc lĩnh vực đấu thầu đối với mua sắm và trang bị tài sản.

Việc đấu thầu mua sắm TSC thực hiện tuân theo những quy định trong Luật Đấu thầu.

Dựa trên giá trị của gói thầu, đặc điểm, tính chất hàng hóa mua sắm, thực hiện đấu thầu theo những hình thức nhƣ sau: đấu thầu rộng rãi, hạn chế, mua sắm trực tiếp, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và một số trƣờng hợp đặc biệt.

Hai là, tuân thủ chế độ về quản lý tài chính và quản lý TSC trong các đơn vị sử dụng NSNN. Cùng với đó là các quy định của Nhà nƣớc về bảo đảm công khai và minh bạch trong mua sắm hàng hóa, tài sản.

Theo nguyên tắc này, các nội dung về đầu tƣ, thực hiện mua sắm, sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụng TSC là các nội dung cần công khai. Ngoại trừ một số nội dung về bí mật quốc gia sẽ không đƣợc công khai theo quy định. Nguyên tắc này là một trong những điều kiện, cơ sở cho các tổ chức và cá nhân thực hiện giám sát đối với việc quản lý và sử dụng TSC.

Một số nội dung phải công khai trong tổ chức đấu thầu bao gồm: - Kế hoạch và kết quả lựa chọn nhà thầu.

- Danh mục, lý do các dự án thực hiện chỉ định thầu và thông tin của nhà thầu đƣợc chỉ định thầu.

- Danh mục, lý do các dự án thực hiện đấu thầu hạn chế, danh sách ngắn nhà thầu tham gia, kết quả đấu thầu hạn chế.

- Các thông tin về tổ chức và cá nhân đã từng vi pháp luật về đấu thầu. Danh sách các nhà thầu đang bị cấm tham gia đấu thầu, thông tin xử lý các vi phạm trong đấu thầu.

- Hệ thống các quy định, chính sách về đấu thầu, những dữ liệu, thông tin về đấu thầu.

- Báo cáo, tổng kết hàng năm trong hoạt động đấu thầu của các cơ quan trung ƣơng đến địa phƣơng.

- Cách thức, quy trình giải quyết những khiếu nại và tố cáo đối với các hoạt động đấu thầu.

Ba là, triển khai mua sắm không đƣợc vƣợt dự toán hàng năm đã đƣợc giao.

Hàng năm, các cơ quan nhà nƣớc dựa trên hiện trạng tài sản, tiêu chuẩn và định mức trang bị, sử dụng của từng loại tài sản theo quy định (ô tô, xe máy, thiết bị, phƣơng tiện làm việc…) từ đó tính toán nhu cầu mua sắm của mình. Từ nhu cầu này đơn vị sẽ xây dựng dự toán, cơ quan có thẩm quyền sẽ tổng hợp và phê duyệt và đƣa vào dự toán chi ngân sách năm.

Căn cứ vào dự toán đƣợc giao cùng với định mức về sử dụng tài sản, đơn vị mua sắm tổng hợp nhu cầu mua sắm đối với các hàng hóa, sau đó xây dựng và trình phê duyệt kế hoạch mua sắm tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mua sắm tài sản công tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 31 - 33)