Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mua sắm tài sản công tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 91 - 95)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá kết quả công tác quản lý mua sắm tài sản công tại Tổng cục

3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội:

Trong thực tế thực hiện triển khai mua sắm, do Chính phủ thực hiện nhiều giải pháp để điều tiết nền kinh tế, hạn chế lạm phát, bảo đảm tình hình ổn định xã hội. Tuy có nhiều cơ chế chính sách quy định về mua sắm tài sản công, song vẫn chƣa hoàn chỉnh, vừa thừa, vừa thiếu trong một số các văn bản, quy định.

Comment [U9]: Tất cả phần này em cần tổng hợp lại theo mô hình SWOT Strength, Weakness, Opportunity and Threats), từ đó làm nổi bật các vấn đề này thông qua các số liệu hoặc ví dụ cụ thể. Cần làm rõ các tiêu chí mình sử dụng trong lý thuyết và trong phần thực trạng thì kết quả nhƣ thế nào

- Tác động của cơ sở pháp lý trong quản lý mua sắm TSC:

o Việc lập kế hoạch mua sắm phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ tiêu chuẩn, định mức trang bị tài sản hay danh mục tài sản mua sắm. Quy định về tiêu chuẩn, định mức chƣa đầy đủ, có sự biến động sẽ ảnh hƣởng đến việc lập kế hoạch mua sắm.

Hiện nay việc lập kế hoạch mua sắm TSC tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đang căn cứ trên tiêu chuẩn, định mức trang bị một số máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến theo Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ. Tuy nhiên vẫn có những loại tài sản, trang thiết bị chƣa có quy định hoặc quy định chƣa phù hợp với thực tế.

o Theo pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc chỉ quy định hai phƣơng thức là mua sắm tập trung và mua sắm phân tán. Ngoài ra còn có những phƣơng thức mua sắm khác cũng rất thuận tiện và hiệu quả nhƣ phƣơng thức mua sắm hợp nhất. Theo phƣơng thức này, những tài sản không nằm trong danh mục tài sản mua sắm tập trung nhƣng nhiều đơn vị cần mua sắm thì có thể gộp thành một gói thầu và để cho một đơn vị triển khai mua sắm hoặc giao cho đơn vị mua sắm tập trung thực hiện mua sắm.

o Theo pháp luật về đấu thầu hiện chỉ áp dụng một số hình thức lựa chọn nhà thầu trong quy định của Luật Đấu thầu. Trên thực tế một số loại tài sản có chỉ tiêu kỹ thuật rõ ràng, giá bán đƣợc niêm yết công khai thì việc đấu thầu dẫn đến tốn kém thời gian và chi phí tổ chức đấu thầu. Việc mua sắm ô tô chuyên dụng trong tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là một trƣờng hợp điển hình. Trên thị trƣờng cũng chỉ có một vài hãng cung cấp loại ô tô này và giá bán cũng đƣợc các hãng niêm yết công khai.

- Tác động của quy trình triển khai mua sắm:

o Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thực hiện lập kế hoạch mua sắm và đấu thầu theo quy trình của Luật NSNN và Luật Đấu thầu. Các quy trình này gồm nhiều bƣớc, tƣơng đối phức tạp và thời gian thƣờng bị kéo dài.

oPhối hợp chƣa nhuần nhuyễn giữa các đơn vị thực hiện mua sắm, nhận bàn giao tài sản và hạch toán tài sản. Quá trình mua sắm, theo dõi tiến độ, kế hoạch giao hàng và việc chuẩn bị các hồ sơ chứng từ, thông báo kế hoạch nhận tài sản giữa các đơn vị chƣa có sự phối hợp chặt chẽ, dẫn đến sự chậm trễ trong việc bàn giao, hoàn tất thủ tục giấy tờ.

- Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn nhiều chức năng chưa được hoàn thiện:

oThông tƣ 07/2016/TT-BKHĐT ngày 28/6/2016 về lập hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu qua mạng mới chỉ áp dụng trong phạm vi các gói thầu quy mô nhỏ, chƣa thực hiện đƣợc đối với các gói thầu có quy mô lớn. Năng lực của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ngày càng đƣợc nâng cao những vẫn cần phải bổ sung, hoàn thiện nhƣ tăng dung lƣợng hồ sơ để phù hợp với các gói thầu quy mô lớn, tăng tỷ lệ số hóa hồ sơ webform)…

oMặc dù Thông tƣ 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ “quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia” có hiệu lực từ 01/3/2018 đã mở rộng phạm vi áp dụng cho gói thầu quy mô lớn một giai đoạn hai túi hồ sơ). Tuy nhiên lại chƣa quy định lộ trình bắt buộc áp dụng cũng nhƣ chế tài xử lý các đơn vị vi phạm. Vì vậy số lƣợng các gói thầu quy mô lớn đƣợc tổ chức đấu thầu qua mạng vẫn còn rất hạn chế.

3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Cơ cấu tổ chức của đơn vị thực hiện mua sắm chưa chuyên nghiệp:

Tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chƣa có một tổ chức hoạt động thƣờng xuyên, chuyên sâu đối với lĩnh vực mua sắm TSC. Do đội ngũ cán bộ tham gia công tác mua sắm còn làm nhiệm vụ kiêm nhiệm và thuộc quản lý của nhiều đơn vị, vì vậy việc nghiên cứu một cách chuyên sâu, việc chủ động về thời gian đối với hoạt động mua sắm còn chƣa thực sự đƣợc chú

trọng dẫn đến việc triển khai những hoạt động về mua sắm và bàn giao tài sản, luân chuyển hồ sơ chứng từ chƣa đạt yêu cầu về thời gian.

- Năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện MSTSC vẫn còn hạn chế:

Các cán bộ thực hiện quản lý mua sắm tài sản tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đều có trình độ đại học trở lên chuyên ngành tài chính, kế toán, CNTT… Tuy nhiên chƣa có nhiều ngƣời có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực mua sắm. Vì vậy, công tác tổ chức quản lý mua sắm tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam vẫn chƣa đạt đƣợc kết quả tốt nhất.

CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ MUA SẮM TÀI SẢN CÔNG

TẠI TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mua sắm tài sản công tại tổng cục biển và hải đảo việt nam (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)