CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2.3. Chú trọng công tác xây dựng nguồn nhân lực
Một trong những hạn chế, tồn tại đang đƣợc BTC, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng cũng nhƣ Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tập trung tìm giải pháp khắc phục là những khó khăn trong đấu thầu mua sắm hàng hoá. Do chủng loại hàng hóa, tài sản cần mua sắm rất đa dạng, trên thị trƣờng có nhiều loại sản phẩm khác nhau với những tiêu chí kỹ thuật riêng của từng loại sản phẩm. Việc tổ chức đấu thầu yêu cầu tham gia của nhiều chuyên gia am hiểu
kỹ thuật đối với nhiều loại hàng hóa, sản phẩm. Luật Đấu thầu yêu cầu các chuyên gia đánh giá hồ sơ dự thầu cần đƣợc cấp Chứng chỉ về đấu thầu. Vì vậy việc mời các chuyên gia vừa am hiểu kỹ thuật, chuyên môn đồng thời lại có chứng chỉ đấu thầu tham gia tổ chức đấu thầu cũng gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, đối với tài sản đặc biệt nhƣ ô tô, máy móc, trang thiết bị đặc thù… việc xây dựng yêu cầu kỹ thuật và giá gói thầu gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân do không có chuyên gia nắm vững cấu thành giá của các loại tài sản trên. Hơn nữa, một số loại tài sản không có nhiều nhà cung cấp trên thị trƣờng hoặc đã đăng ký giá thống nhất với Nhà nƣớc.
Bộ máy cán bộ thực hiện mua sắm TSC tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chủ yếu là kiêm nhiệm, không đƣợc đào tạo chính quy về lĩnh vực mua sắm hàng hóa do đó việc nghiên cứu, áp dụng chế độ và chính sách liên quan trong tổ chức thực hiện còn hạn chế. Thực tế, hàng hóa mua sắm tài sản thƣờng có quy mô, giá trị lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, đặc thù (ví dụ: ô tô, thiết bị đo đạc khảo sát chuyên dùng, thiết bị phân tích tài nguyên môi trƣờng,...) đòi hỏi cán bộ phải có kiến thức, am hiểu về kỹ thuật và nắm vững các thủ tục trong công tác mua sắm tài sản công mới thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
Do đó, bộ phận thực hiện công tác mua sắm tài sản từ khâu lập đề xuất, kế hoạch mua sắm đến khâu thực hiện mua sắm, bàn giao, bảo hành bảo trì, phải hƣớng tới chuyên nghiệp, các cán bộ đủ trình độ về năng lực và chuyên môn, đồng thời cần có phẩm chất đạo đức, khả năng thực hiện.
Giải pháp đề ra là lựa chọn các cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản công trong thời gian vừa qua, bổ sung một số cán bộ cần thiết về các mặt mà đội ngũ còn yếu và thiếu, đồng thời phải tăng cƣờng tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cả về chuyên môn và về phẩm chất đạo đức. Khuyến khích cán bộ tích cực tự nghiên cứu, nâng cao khả năng, đáp ứng các yêu cầu của công việc.
Việc lựa chọn cán bộ trên cơ sở đánh giá việc hoàn thành các nhiệm vụ, trình độ chuyên môn cán bộ, uy tín của cán bộ trong đơn vị và thƣờng xuyên có phƣơng án điều động bổ sung các cán bộ mới có khả năng để các cán bộ liên tục phát huy năng lực, trau dồi trình độ và phấn đấu vƣơn lên.
Việc đào tạo học tập nghiệp vụ đấu thầu, kế hoạch tài chính… sẽ giúp các cán bộ nâng cao chuyên môn, đáp ứng đƣợc những yêu cầu đặt ra. Ngoài ra, việc tổ chức các cuộc hội thảo, học tập, rút kinh nghiệm giữa các đơn vị về công tác tổ chức mua sắm TSC cũng là một cách để các đơn vị đánh giá kết quả đạt đƣợc, đƣa ra đƣợc những bài học thiết thực, hoàn thiện việc tổ chức mua sắm TSC của đơn vị mình. Không những chỉ tổ chức học tập, rút kinh nghiệm trong nƣớc, Tổng cục cũng có thể tổ chức học tập, nghiên cứu, tham khảo những kinh nghiệm của quốc tế về chuyên môn, nghiệp vụ đấu thầu, tài sản… Từ đó có thể tiếp cận các phƣơng thức quản lý hiện đại trên thế giới.
Dựa trên các quy định của pháp luật, trên cơ sở yêu cầu mua sắm của Tổng cục, hoàn thiện các quy chế cho các công việc thuộc lĩnh vực mua sắm hàng hóa kể cả về chuyên môn nghiệp vụ và về chế độ thanh toán chi phí đối với các khối lƣợng công việc thực hiện, đảm bảo các căn cứ để áp dụng cho các chuyên gia làm công tác đấu thầu. Điều này làm cho các chuyên gia yên tâm làm việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.