1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực trong doanh nghiệp
1.2.5. Tiêu chí đánh giá về quản lý nhân lực
1.2.5.1. Tiêu chí định lượng
Trong phạm vi doanh nghiệp, chỉ tiêu cơ cấu lao động thường được nghiên cứu: cơ cấu lao động giữa các phòng ,ban; cơ cấu lao động theo độ tuổi; cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật…
+ Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh một lao động hay một đồng chi phí tiền lương trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh số
Năng suất lao động = doanh số (hoặc giá trị tổng sản lượng)/tổng số lao động + Sức sinh lợi của một lao động (hay một đơn vị tiền lương): chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ lao động, hay một đơn vị tiền lương làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả càng cao.
Sức sinh lợi của 1 lao động = lợi nhuận/số lao động
1.2.5.2. Tiêu chí định tính
Mức độ chuyên nghiệp của người lao động thường được đánh giá qua các tiêu chí sau:
+ Am hiểu công việc: khi đảm nhận công việc nào đó một nhân viên chuyên nghiệp sẽ luôn tìm hiểu kỹ các thông tin về công việc đó, đảm bảo bản thân có kiến thức chuyên môn và thành thạo kỹ năng để thực hiện công việc hiệu quả.
+ Ý thức kỷ luật: nhân viên chuyên nghiệp là người luôn tuân thủ kỷ luật của công ty, tổ chức ở mức cao nhất.
+ Cởi mở trong giao tiếp: nhân viên chuyên nghiệp không ngại chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng của mình với đồng nghiệp. Trong mắt đồng nghiệp, họ luôn là người trung thực, đáng tin cậy.
+ Tinh thần tập thể: nhân viên chuyên nghiệp luôn quan tâm tới các đồng nghiệp của mình, sẵn sàng hỗ trợ các đồng nghiệp trong công việc cũng như trong cuộc sống. Họ cũng không ngại kêu gọi sự giúp đỡ từ phía ngược lại. Họ thuộc tuýp người biết lắng nghe và luôn tôn trọng người khác.
+ Phát triển bản thân: nhân viên chuyên nghiệp không ngủ quên trên chiến thắng, họ luôn biết cách học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới và tự nâng cấp, phát triển bản thân. Họ là người sáng tạo và năng động.