Giải pháp về hoạt động kiểm tra và đánh giá nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán Đại Nam (Trang 73)

Cải tiến và điều chỉnh cách thức đánh giá mức độ hoàn thành công việc như hiện nay, phải xây dựng một bộ phận chuyên trách, chịu trách nhiệm trong công tác đánh giá thực hiện công việc, bộ phận này cần phải xây dựng và nắm vững các quy trình, phương pháp, cách thức đánh giá, phải hiểu biết và nắm rõ được tầm quan trọng của việc đánh giá thực hiện công việc, bộ phận đánh giá này phải được đào tạo, huấn luyện thường xuyên để có thêm kinh nghiệm, kỹ năng giúp cho việc đánh giá được chính xác, có chất lượng

Để việc đánh giá được chính xác thì phải xây dựng được kế hoạch công việc hàng tháng, giao việc phải cụ thể, rõ ràng, công khai, minh bạch các tiêu chí đánh giá tiêu chí hoàn thành nhiệm vụ, thang điểm đánh giá để người lao động biết, hiểu và nỗ lực thực hiện.

Việc đánh giá hàng tháng phải được công khai, đảm bảo tính dân chủ, các kiến nghị, thắc mắc của người lao động phải được trao đổi, giải thích một cách chi tiết, rõ ràng, hợp tình, hợp lý để người lao động biết, cùng cố gắng,

nỗ lực để phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế. Ngoài ra cần phải thường xuyên nắm bắt ý kiến phản hồi của CBNV tham gia góp ý, đề xuất cải tiến, hoàn thiện công tác đánh giá nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đánh giá thông qua các phiếu khảo sát mức độ hài lòng của người lao động, thông qua hòm thư góp ý từ đó có những điều chỉnh phù hợp, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

KẾT LUẬN

Công tác quản lý nhân lực có vai trò và vị trí rất quan trọng, nhất là trong nền kinh tế hội nhập và phát triển, nhân lực chính là tài sản, là nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp, việc quản lý nhân lực chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, từ các yếu tố bên ngoài, tới các yếu tố nội tại của chính doanh nghiệp, do đó, để quản lý nhân lực có hiệu quả, cần phải hiểu và phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhân lực của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể, chú trọng đến công tác hoạch định, tuyển dụng, đào tạo, kiểm tra, xây dựng các chính sách thu hút nguồn lực, sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả phục vụ công việc.

Trong giai đoạn 2013-2018, quản lý nhân lực tại DNSE đã được quan tâm và chú trọng, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực, hiệu quả công việc có nhiều chuyển biến tích cực, các quy định, quy trình, quy chế về cơ chế đào tạo, trả lương, tuyển dụng, sổ tay văn hóa doanh nghiệp đã được ban hành, các quyền lợi khác ngoài lương của CBNV được quan tâm hơn, điều này đã đem lại sự tin tưởng của người lao động, hiệu quả và chất lượng công việc được cải thiện rõ rệt.

Mặc dù có những thay đổi tích cực, nhưng công tác quản lý nhân lực của DNSE vẫn còn bộc lộ những tồn tại và hạn chế trong công tác lập kế hoạch, còn bị động, chưa kịp thời, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa được bài bản, các cơ chế chính sách, chế độ lương, thưởng vẫn còn có bất cập và chưa đồng bộ, điều này chưa thực sự tạo động lực, thu hút và khuyến khích người lao động nỗ lực và cố gắng hết mình, để phát huy hết khả năng, tính sáng tạo góp phần đem lại hiệu quả cao nhất trong công việc được giao.

Từ cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng quản lý nhân lực tại DNSE, luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp về hoạch định nhân lực, về phân tích công việc và tuyển dụng nhân lực, về chính sách tạo động lực và khuyến khích lao động, về đào tạo và phát triển nhân lực, về kiểm tra và đánh giá nhân lực, từ đó góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tạo động lực cho người lao động, giúp người lao động phát huy được tối đa năng lực, khả năng của mình để đưa DNSE đạt được mục tiêu phát triển, cũng như tầm nhìn đã đề ra.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện đề tài, nhưng chắc chắn luận văn còn nhiều hạn chế. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để Luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng việt

1. Phạm Tuấn Anh, 2013. Các giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực

tại công ty chứng khoán Apec. Luân văn Thạc sỹ. Trường Đại học Bách Khoa

Hà Nội.

2. Trần Xuân Cầu, 2012. Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

3. Công ty cổ phần chứng khoán Đại Nam, 2019. Các quy định, quy trình, nội quy lao động.

4. Công ty cổ phần chứng khoán Đại Nam, 2009. Sổ tay văn hóa doanh nghiệp.

5. Phạm Văn Dũng và cộng sự, 2012. Kinh tế chính trị đại cương.Hà Nội: NXB Đại học quốc gia.

6. Vũ Thùy Dương và Hoàng Văn Hải, 2008. Giáo trình Quản trị nhân lực. Hà Nội: NXB Thống kê.

7. Nguyễn Văn Điềm, 2006. Giáo trình Quản trị nhân lực. Hà Nội: NXB Lao động – xã hội.

8. Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2013. Quản trị nhân lực. Hà Nội: NXB Đại học kinh tế quốc dân.

9. Nguyễn Trọng Điều, 2003. Quản trị Nguồn nhân lực. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.

10. Nguyễn Quốc Đông (2015). Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân

lực tại Tổng Công ty giấy Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế

và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên.

11. Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền. Giáo trình khoa học

12. Phạm Thị Út Hạnh, 2015. Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ

phần nhiệt điện Phả Lại. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Lao động xã hội.

13. Vũ Thị Thu Hiền, 2015. Những yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm. Hà Nội: NXB Thế giới.

14. Hà Văn Hội, 2007. Giáo trình quản trị nhân lực trong doanh nghiệp

tập 1 và tập 2. Hà Nội: NXB Bưu điện.

15. Nguyễn Thu Hương, 2014. Hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại Công

ty cổ phần công nghiệp tầu thủy Đông Bắc. Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học

kinh tế và quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên.

16. Nguyễn Hữu Lam, 2010. Phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp

Việt Nam. Hội thảo: Tương lai của Hợp tác kinh tế song phương Việt Nam –

Nhật Bản và Quản trị nhân lực.

17. Nguyễn Ngọc Linh, 2017. Quản trị nhân lực tại Tổng công ty lương thực

miền Bắc. Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế - ĐHQG Hà Nội.

18. Đặng Hoài Nam, 2016. Quản lý nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần

Xăng dầu, dầu khí Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế

– ĐHQG Hà Nội.

19. Nguyễn Xuân Quang và Nguyễn Thừa Lộc, 1999. Giáo trình quản trị

doanh nghiệp thương mại. Hà Nội: NXB Thống kê.

20. Lê Quân, 2008. Kỹ thuật xây dựng hệ thống tiền lương và đánh giá

thành tích doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

21. Nguyễn Hồng Sơn và Phan Huy Đường, 2013. Giáo trình Khoa học

quản lý. Hà Nội: NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

22. Nguyễn Hữu Thân, 2008. Quản trị nhân sự. Hà Nội: NXB Lao động – xã hội.

23. Nguyễn Tấn Thịnh, 2005, Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật.

24. Trần Thị Thu và Vũ Hoàng Ngân. Giáo trình quản lý nguồn nhân lực

trong tổ chức công. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

25. Bùi Anh Tuấn và Phạm Thúy Hương, 2009. Giáo trình hành vi tổ chức.

Hà Nội: NXB Đại học kinh tế quốc dân.

26. Trần Xuân Tuấn, 2015. Quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH 1TV

Thí nghiệm điện Miền Bắc. Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế - ĐHQG

Hà Nội. II. Các website 27. http://www.dnse.com.vn/ 28. http://www.eduviet.vn/ 29. http://vienthongke.vn/ 30. http://www.quantrinhansu.com.vn/ 31. http://www.quantri.vn/ 32. http://www.veor.edu.vn/ 33. http://www.thuvienphapluat.vn/

PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT

NHU CẦU VÀ CÁC VẤN ĐỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ĐẠI NAM

Mục đích của phiếu điều tra: nhằm thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến công việc, nhu cầu của người lao động và các vấn đề tạo động lực lao động tại công ty. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch đào tạo, đáp ứng nhu cầu và khuyến khích người lao động hăng say làm việc. Xin Anh/Chị vui lòng cung cấp một số thông tin theo những câu hỏi dưới đây.

Rất mong nhận được sự ủng hộ và hợp tác của Anh/Chị.

Thông tin chung (thông tin của Anh/Chị sẽ được giữ bí mật nhằm phục vụ cho công tác khảo sát)

- Họ và tên:……….. - Phòng:……… Anh/chị vui lòng cho biết: (Anh/Chị đánh dấu √ vào lựa chọn)

1. Giới tính: □ Nam □ Nữ

2. Độ tuổi: □ < 30tuổi □ 30-<50 tuổi

□ Từ đủ 50 tuổi trở lên

3. Thâm niên công tác: □ < 1 năm □ 1 -<5 năm

□ 5 - 10 năm □ >10 năm 4. Trình độ học vấn: □ Trên Đại học □ Đại học

□ Cao đẳng

□ Khác

□ Trung cấp 5. Chức danh công việc:

hiện tại: □ Ban giám đốc □ Lãnh đạo phòng

□ Nhân viên 6. Mức thu nhập hiện tại:

□ 3-<5 triệu □ 5-< 10 triệu

A. Nội dung khảo sát

Với mỗi câu trả lời, xin Anh/Chị khoanh tròn vào sự lựa chọn của mình. Lưu ý là mỗi câu hỏi chỉ khoanh tròn 1 đáp án duy nhất.

1. Rất hài lòng 2. Hài lòng 3. Vừa phải 4. Không hài lòng 5. Rất không hài lòng

1. Mức độ hài lòng của Anh/Chị với các yếu tố liên quan đến công việc mà Anh/ Chị đảm nhận trong DNSE

STT Nội dung Mức độ hài lòng

I Mức độ hài lòng về công việc của Anh/Chị 1 Công việc phù hợp với năng lực cá nhân 2 Công việc thực sự hấp dẫn, thú vị

3 Anh/Chị thấy rõ kết quả hoàn thành công việc

4 Anh/Chị hài lòng trong việc đánh giá hoàn thành công việc

5 Anh/Chị làm việc đúng ngành nghề mà mình đã được đào tạo

6

Anh/Chị hoàn toàn hài lòng trong việc được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình khi làm việc tại công ty

2. Mức độ hài lòng của Anh/Chị với chính sách lương, thưởng, phúc lợi đối với người lao động tại công ty

STT Nội dung Mức độ thỏa mãn II Lương, thưởng, phúc lợi

A Lương

7 Anh/Chị hài lòng về chính sách trả lương tại công ty 8 Anh/Chị hài lòng về việc giữ lại 50% lương hiệu quả

hàng tháng

9 Anh/ Chị thấy hài lòng về mức lương của mình B Thưởng

10

Anh/ Chị hài lòng về việc không quy định mức rõ ràng tháng lương thứ 13, thưởng dịp lễ tết trong quy chế lương

C Phúc lợi

11 Được hưởng các chế độ phúc lợi theo quy định

3. Mức độ hài lòng của Anh/Chị với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty hiện nay

STT Nội dung

Mức độ thỏa mãn

III Các tiêu chí đánh giá đào tạo phát triển

12 Anh /Chị hài lòng về việc thăng tiến trong công việc

13 Chính sách thăng tiến của cơ quan công bằng

14 Anh/Chị hài lòng về chính sách đào tạo người lao động

15 Anh/Chị hài lòng về mức kinh phí hỗ trợ đào tạo người lao động của công ty

16 Anh/Chị thấy mức độ phù hợp của công tác đào tạo tại công ty

4.Mức độ hài lòng của Anh/Chị với môi trường làm việc tại công ty hiện nay STT Nội dung Mức độ thỏa mãn IV Môi trường làm việc

17 Bầu không khí tại công ty thoải mái, tạo hưng phấn làm việc cho Anh/Chị

18 Sự hài lòng của Anh/Chị về môi trường làm việc, trang thiết bị phục vụ công việc

5. Mức độ hài lòng của Anh/Chị với công tác đánh giá hoàn thành công việc của nhân viên tại công ty hiện nay STT Nội dung Mức độ thỏa mãn V Các tiêu chí khác

19 Công tác đánh giá thực hiện công việc rõ ràng, chính xác

20 Công tác đánh giá thực hiện công việc bảo đảm công bằng

21 Công tác đánh giá thực hiện công việc bảo đảm tính phù hợp với kết quả làm việc của nhân viên

B. Anh/Chị có đề xuất thêm gì về công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại DNSE? ……….………...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán Đại Nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)