Phương pháp thống kê, mô tả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán Đại Nam (Trang 36)

2.2. Phương pháp xử lý tư liệu

2.2.1. Phương pháp thống kê, mô tả

Phương pháp thống kê, mô tả là phương pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập được về hiện tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu.

Phương pháp thống kê mô tả được dùng để xử lý các tài liệu, đặc biệt là các số liệu thực tiễn về quản lý nhân lực tại DNSE. Qua đó, có được các số liệu, thông tin tin cậy trình bày trong luận văn.

Các số liệu sau khi điều tra, thu thập tổng hợp và tiến hành phân loại, đánh giá dựa trên phương pháp thống kê mô tả để phản ánh đúng với thực trạng nghiên cứu. Từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá nội dung quản lý nhân lực của DNSE nhằm đưa ra các giải pháp thực hiện.

Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng phổ biến trong Chương 3. Số liệu thống kê về biến động lao động, cơ cấu lao động qua các năm, số liệu về tuyển dụng lao động, cơ cấu lao động, quỹ lương, thưởng, các số liệu về kết quả kinh doanh của DNSE nhằm cung cấp tư liệu cho việc phân tích trong các nội dung quản lý nhân lực của DNSE.

2.2.2. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu

So sánh, đối chiếu là phương pháp lấy đối tượng nghiên cứu là hai hay nhiều sự vật, hiện tượng và làm sáng tỏ những nét giống nhau và khác nhau giữa chúng. Trong khuôn khổ đề tài chỉ có một đối tượng nghiên cứu thì phương pháp đối chiếu, so sánh được sử dụng khi muốn làm rõ đối tượng nghiên cứu qua thời gian (các năm).

Phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng chủ yếu trong Chương 3: Thực trạng công tác quản lý nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán Đại Nam. Tác giả so sánh số liệu thống kê về biến động lao động, cơ cấu lao động qua các năm, số liệu về tuyển dụng lao động, cơ cấu lao động, quỹ lương, thưởng…để làm rõ sự thay đổi về trong hoạt động quản lý nhân lực tại công ty từ năm 2015 đến năm 2018.

2.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích

là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn, tuy nhiên, phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong Chương 1 và Chương 3, đặc biệt trong Chương 3: Thực trạng công tác quản lý nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán Đại Nam. Từ các thông tin được thu thập, tiến hành phân tích những cơ hội, thách thức hay điểm mạnh, điểm yếu DNSE trong công tác quản lý nguồn nhân lực.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ĐẠI NAM

3.1. Khái quát công ty cổ phần chứng khoán Đại Nam

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Nam (DNSE) được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngày 30/10/2007 với số vốn điều lệ ban đầu 38 tỷ đồng. Ngày 5/11/2009 UBC NN đã chấp thuận cho DNSE tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ đồng theo giấy phép điều chỉnh số 275UBCK – GP. Trong năm 2010, công ty đã thực hiện phát hành riêng lẻ cổ phiếu, sang đầu năm 2011 vốn điều lệ mới của công ty là 75 tỷ đồng với các

nghiệp vụ kinh doanh bao gồm: môi giới chứng khoán, lưu ký chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp.

Với gần 12 năm hình thành và phát triển, trải qua bao thăng trầm của thị trường chứng khoán, đến nay DNSE đã nâng cao năng lực tài chính, không ngừng củng cố hoạt động, đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin hiện đại vào bậc nhất tại Việt Nam, hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ và trở thành công ty chứng khoán uy tín trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tầm nhìn của DNSE:

-Trở thành công ty chứng khoán tin cậy, chuyên nghiệp đối với nhà đầu tư thông thái.

- Tạo cơ hội tăng trưởng lợi ích bền vững cho cổ đông.

-Tạo môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất cho đội ngũ cán bộ nhân viên của Công ty; tạo điều kiện cho cán bộ chủ động phát huy tối đa năng lực và khả năng sáng tạo trong công việc; là nơi làm việc được lựa chọn của các nhân tài đất Việt, đóng góp xây dựng kinh tế xã hội đất nước

Các cặp giá trị cốt lõi của DNSE:

- Tôn trọng con người & đánh giá cao con người phù hợp: DNSE luôn tin tưởng và tạo mọi điều kiện, phương tiện và môi trường làm việc để cán bộ, nhận viên được cống hiện, phát triển năng lực cá nhân. Đồng thời, DNSE cam kết tạo môi trường làm việc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và tôn trọng lẫn nhau.

- Trách nhiệm và tinh thần làm chủ: đề cao trách nhiệm của mỗi cá nhân. Mỗi cán bộ, nhân viên chủ động hoàn thành mọi công việc được giao, vì sự phát triển chung của DNSE.

-Tôn vinh thành công & học hỏi từ thất bại: thành công của mọi cá nhân đều được tôn vinh, ghi nhận; ngược lại, đối mặt với thất bại và rút ra bài học hướng tới thành công.

- Tinh thần sáng tạo & đổi mới: khuyến khích tinh thần sáng tạo, đổi mới của mọi cán bộ, nhân viên từ những việc nhỏ nhất.

thành mọi công việc được giao với tình thần trách nhiệm cao nhất, hướng tới thành công của doanh nghiệp.

- Trung thực và chuyên nghiệp: nhân sự DNSE tác phong lịch sự, chuyên nghiệp, không gian dối, tư lợi cá nhân, hướng tới lợi ích chung của công ty.

3.1.2. Cơ cấu, tố chức bộ máy của công ty cổ phần chứng khoán Đại Nam

Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của DNSE

Bộ máy tổ chức của DNSE gồm có:

- Ban giám đốc và các phòng chuyên môn nghiệp vụ: + Giám đốc.

+ Phó Giám đốc. + Kế toán trưởng.

+ Phòng Tài chính - Kế toán (TCKT): 3 CBNV + Phòng Hành chính – Nhân sự(HCNS): 2 CBNV + Phòng Nghiên cứu – Phân tích (NCPT): 3 CBNV + Phòng Dịch vụ tài chính (DVTC): 3 CBNV + Phòng Dịch vụ khách hàng (DV H): 2 CBNV + Các phòng môi giới (MG1, MG2, MG3, MG5, MG6, MG8, MG9, BAN GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Phòng TCKT Phòng HCNS Phòng NCPT Phòng DVTC Phòng DVKH Các phòng Môi giới

MG10): 38 CBNV

- Hội đồng quản trị (HĐQT): thực hiện nhiệm vụ quản trị DNSE theo quy định của pháp luật; quyết định chủ trương, phương hướng hoạt động của DNSE và thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác được quy định tại điều lệ của DNSE và của Pháp luật. Hội đồng quản trị bao gồm:

+ Chủ tịch HĐQT

+ Thành viên HĐQT: 2 thành viên

- Ban kiểm soát: thay mặt Hội đồng quản trị kiểm soát hoạt động tài chính của DNSE và hoạt động điều hành của Ban lãnh đạo DNSE, đồng thời thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại điều lệ của DNSE và của Pháp luật. Ban kiểm soát bao gồm:

+ Trưởng ban kiểm soát

+ Thành viên ban kiểm soát: 2 thành viên

- Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng chuyên môn nghiệp vụ:

+ Giám đốc là người điều hành mọi mặt hoạt động của DNSE, trực tiếp chịu trách nhiệm trước Pháp luật và HĐQT DNSE về mọi hoạt động của DNSE theo phạm vi phân cấp và ủy quyền. Giám đốc DNSE do chủ tịch HĐQT tuyển dụng.

+ Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc DNSE, được Giám đốc DNSE phân công điều hành một số lĩnh vực công tác nhất định, chịu trách nhiệm trước Giám đốc DNSE và trước Pháp luật về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc ủy quyền. Phó Giám đốc DNSE do chủ tịch HĐQT DNSE tuyển dụng.

+ Kế toán trưởng DNSE là người giúp Giám đốc DNSE chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán của DNSE theo đúng quy định của pháp luật. Kế toán Trưởng DNSE do Giám đốc DNSE tuyển dụng.

+ Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của DNSE có chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc DNSE trong quản lý, điều hành các mặt hoạt động của DNSE. Giám đốc DNSE quyết định thành lập và quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ trên cơ sở cơ cấu tổ chức quản lý đã được chủ tịch HĐQT DNSE phê duyệt. Trong trường hợp thay đổi cơ cấu các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, Giám đốc DNSE trình chủ tịch HĐQT DNSE xem xét thông qua trước khi quyết định và tổ chức thực hiện.

3.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý nhân lực công ty cổ phần chứng khoán Đại Nam giai đoạn 2013 – 2018 chứng khoán Đại Nam giai đoạn 2013 – 2018

3.2.1. Công tác hoạch định nhân lực

Công tác hoạch định nhân lực tại DNSE chủ yếu tập trung vào lập kế hoạch nguồn nhân lực lao động tại các Phòng nghiệp vụ chuyên môn và lập kế hoạch nguồn nhân lực quản lý (Ban giám đốc)

Việc hoạch định nhân lực này do Phòng HCNS là đầu mối thực hiện để tham mưu đề xuất cho Ban giám đốc.

Nhu cầu về nhân lực của DNSE được dựa trên việc đánh giá kết quả thực hiện, kế hoạch yêu cầu về tiến độ, chất lượng, hiệu quả của các dự án hàng năm và kế hoạch trong những năm tới, thông qua việc phân tích và đánh giá lại thực trạng nhân lực, biến động nhân lực hàng năm của DNSE, yêu cầu và khối lượng công việc, quy mô, thời gian hoàn thành các dự án được giao do Phòng Kế hoạch xây dựng, từ đó Phòng HCNS căn cứ vào chiến lược, định hướng và kế hoạch phát triển của HĐQT DNSE để xác định nhân lực cần phải bổ sung cho các Phòng nghiệp vụ chuyên môn để có kế hoạch tuyển chọn, tuyển dụng.

Kế hoạch nhân lực được Phòng HCNS phân tích công việc và xác định cụ thể về số lượng nhân lực hiện tại, chuyển công tác, nghỉ sinh…, cân đối nguồn nhân lực của toàn DNSE để xác định số lượng nhân lực cần bổ sung

cho các vị trí còn thiếu.

Đối với nguồn nhân lực quản lý, định kỳ hàng năm Phòng HCNS căn cứ vị trí quản lý cần phải bổ sung, vị trí quản lý trống do chuyển công tác, đánh giá năng lực, trình độ, kết quả thực hiện công việc của nhân lực hiện tại của DNSE để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tiềm năng của DNSE cho vị trí quản lý hoặc tuyển dụng từ bên ngoài.

Số lượng lao động của DNSE từ năm 2013 đến năm 2018: 40 người (năm 2013), 55 người (năm 2014), 67 người (năm 2015), 71 người (năm 2016), 66 người (năm 2017), 60 người (năm 2018), như vậy nguồn nhân lực của DNSE tăng từ năm 2013 đến 2016, với tỷ lệ tăng lớn nhất là 37.5%, đây là giai đoạn tăng trưởng của công ty, phát triển mảng môi giới khách hàng, gia tăng các dịch vụ cho khách hàng… dẫn tới nhu cầu về nhân lực tăng lên, đến giai đoạn từ năm 2017 đến 2018, nhân lực của công ty giảm dần do đây là giai đoạn mà DNSE phát triển theo hướng bền vững, thu gọn các dịch vụ khách hàng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, đồng thời cơ cấu, sắp xếp lại tổ chức nhằm nâng cao chất lượng lao động, mặt khác một số lao động có nhu cầu chuyển công tác để tìm kiếm dịch vụ phù hợp hơn cho khách hàng của mình…

Bảng 3.1: Tỷ lệ biến động lao động qua các năm từ 2013 – 2018 tại DNSE

Chỉ tiêu Năm 2014/ 2013 2015/ 2014 2016/ 2015 2017/ 2016 2018/ 2017 Tăng giảm lao động hàng năm (người) 15 12 4 -5 -6 Tỷ lệ tăng giảm lao động hàng năm (%) 37.5% 21.8% 5.9% -7% -9%

(Nguồn Phòng Hành chính nhân sự từ năm 2013 đến 2018)

Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực do Phòng HCNS xây dựng hàng năm dựa trên đề xuất của các Phòng chuyên môn và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, các vị trí cần phải đào tạo để lập kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, đối

tượng đào tạo để trình Ban giám đốc phê duyệt. Trên cơ sở kế hoạch đào tạo đã được phê duyệt Phòng HCNS sẽ triển khai tổ chức thực kế hoạch đào tạo thông qua thuê các tổ chức đào tạo, các chuyên gia.

3.2.2. Công tác phân tích công việc và tuyển dụng nhân lực

DNSE đã xây dựng được bản phân tích công việc đối với từng vị trí tại từng Phòng, để từ đó đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá thực hiện công việc, kết quả đánh giá thực hiện công việc có vai trò quan trọng trong thực hiện chính sách tiền lương, tiền thưởng và thăng tiến của người lao động. Mặt khác, bản phân tích công việc đối với từng vị trí làm việc ở DNSE là căn cứ cho việc tuyển dụng nhân sự phù hợp cho vị trí đó.

Nguồn nhân lực của DNSE được bổ sung hàng năm chủ yếu thông qua việc tuyển dụng lao động từ bên ngoài để bù đắp lao động thiếu hụt và biến động nhằm đáp ứng cho kế hoạch, mục tiêu mà công ty đã đề ra.

Đầu mối trong việc tổ chức tuyển dụng lao động cho công ty là Phòng HCNS, việc tuyển dụng lao động mới đáp ứng được yêu cầu công việc dựa trên đề xuất, yêu cầu của các Phòng nghiệp vụ chuyên môn, Phòng HCNS sẽ tổng hợp, thu thập các tin cần để phân tích rõ các yêu cầu của công việc, vị trí nhiệm vụ cần phải hoàn thành, từ đó đề xuất Ban Giám đốc về nhu cầu nhân lực, phương án tuyển dụng, yêu cầu về trình độ, các kỹ năng cần thiết, các yêu cầu về kinh nghiệm giải quyết công việc….

Sau khi được phê duyệt và quyết định của Ban giám đốc, Phòng HCNS sẽ tiến hành các bước tiếp theo của công tác tuyển dụng. Công tác tuyển dụng tại DNSE: thực hiện thông báo tuyển dụng với đầy đủ các yêu cầu, thông tin cần thiết về vị trí thiếu hụt, thông báo tuyển dụng được đăng tải công khai trên các thông tin đại chúng như: Báo chí, trang web tuyển dụng, trang web của công ty…Hồ sơ tuyển dụng thông thường bao gồm: Đơn xin việc, sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương, Giấy khám

sức khỏe, các văn bằng chứng chỉ, bảng điểm…

Quá trình tuyển dụng được thực hiện qua các bước, đó là: Nhận hồ sơ, xét duyệt và sàng lọc ứng viên qua hồ sơ xin việc, lập danh sách và tổ chức thi tuyển (làm bài kiểm tra), tổ chức phỏng vấn các ứng viên đạt qua thi tuyển, tổng hợp kết quả trình Giám đốc ra quyết định tuyển dụng.

Đối với thi tuyển: P.HCNS phối hợp với trưởng phòng có liên quan/ban giám đốc đề thi và chấm thi đối với vị trí tuyển dụng là nhân viên/trưởng, phó phòng

Đối với phỏng vấn: Được thực hiện bởi Hội đồng tuyển dụng của công ty, trong đó Giám đốc là Chủ tịch Hội đồng và các thành viên gồm Trưởng phòng HCNS và các phòng nghiệp vụ chuyên môn có liên quan.

Sau khi có Quyết định tuyển dụng, các ứng viên sẽ phải thực hiện việc khám sức khỏe, các ứng viên đáp ứng được yêu cầu về sức khỏe mới được ký kết Hợp đồng lao động thử việc theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán Đại Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)