Phương pháp dự báo

Một phần của tài liệu 1176 phân tích tình hình tài chính tại CTY CP tập đoàn hanaka thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 28 - 31)

1.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

1.2.7. Phương pháp dự báo

Là phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp sử dụng để dự báo tài chính

doanh nghiệp. Có nhiều phương pháp khác nhau để dự đoán các chỉ tiêu kinh

tế, tài

chính trong tương lai. Song, thường người ta sử dụng phương pháp hồi quy. Phương pháp dự báo được thực hiện thông qua các mô hình hồi quy.

Là phương pháp sử dụng số liệu của quá khứ, những dữ liệu đã diễn ra theo thời gian hoặc diễn ra tại cùng một thời điểm để thiết lập (quy tụ lại) mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự kiện có liên quan. Thuật ngữ toán gọi là sự nghiên cứu mức độ tác động của một hay nhiều biến độc lập (biến giải thích) đến một biến số gọi là biến phụ thuộc (biến kết quả). Mối quan hệ này được biểu diễn dưới dạng phương trình gọi là phương trình hồi quy. Dựa vào phương trình hồi quy người ta có thể giải thích kết quả đã diễn ra, ước tính và dự báo những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Phân tích tài chính doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp hồi quy đơn, phương pháp hồi quy bội để đánh giá và dự báo kết quả tài chính trong doanh nghiệp.

1.2.8. Phương pháp phân tích Dupont

Phân tích Dupont là kỹ thuật nhằm phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính, thông qua đó người ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ. Chẳng hạn, chia tỷ số ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản) và ROE (tỷ số lợi nhuận ròng

19

trên vốn chủ sở hữu) thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Kỹ thuật này thường được sử dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính của công ty bằng cách nào.

Trong phân tích tài chính, Mô hình Dupont thường được vận dụng để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ, và nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của DN. Bản chất của hiện tượng này là tách một số tổng hợp phản ánh sức sinh lời của DN như thu thập trên TS (ROA), thu nhập sau thuế trên VCSH (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp. Mô hình Dupont thường được vận dụng trong phân tích tài chính, có dạng:

theo TS Tổng TS

Từ mô hình trên cho thấy, để nâng cao khả năng sinh lời của một đồng TS mà DN đang sử dụng, quản trị DN phải nghiên cứu và xem xét có những biện pháp gì cho việc nâng cao không ngừng khả năng sinh lời của quá trình sử dụng TS của DN.

Từ mô hình phân tích tài chính Dupont ở trên cho thấy, số vòng quay của TS càng cao, điều đó chứng tỏ rằng sức sản xuất TS của DN càng lớn. Do vậy, làm cho tỉ lệ sinh lời của TS càng lớn. Để nâng cao số vòng quay của TS, một mặt phải tăng quy mô về doanh thu thuần, mặt khác phải sử dụng tiết

kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng TS. Như vậy tổng doanh thu thuần và tổng TS bình quân có quan hệ mật thiết với nhau, thông thường chúng có quan hệ cùng chiều. Nghĩa là tổng TS tăng thì tổng doanh thu thuần cũng tăng.

Từ mô hình phân tích trên cho thấy, tỉ lệ lãi theo doanh thu thuần lại phụ thuộc vào hai nhân tố cơ bản: Tổng lợi nhuận thuần và doanh thu thuần. Hai nhân tố này lại có quan hệ cùng chiều, nghĩa là nếu doanh thu thuần tăng thì làm cho lợi nhuận thuần cũng tăng. Để tăng quy mô về doanh thu thuần ngoài việc phải giảm các khoản giảm trừ doanh thu, còn phải giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, bao gồm cả chi phí ngoài sản xuất và chi phí sản xuất sản phẩm. Đồng thời cũng phải thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng giá bán, góp phần nâng cao tổng mức lợi nhuận.

Phân tích tài chính dựa vào mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn đối với quản trị DN. Điều đó không chỉ được biểu hiện ở chỗ, có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện. Đồng thời, đánh giá đầy đủ và khách quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN. Từ đó, đề ra được các biện pháp tỷ mỉ và xác thực nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chức quản lý DN, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN ở các kỳ kinh doanh tiếp theo.

Một phần của tài liệu 1176 phân tích tình hình tài chính tại CTY CP tập đoàn hanaka thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w