Tổng hợp và dự đoán

Một phần của tài liệu 1176 phân tích tình hình tài chính tại CTY CP tập đoàn hanaka thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 35)

- Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, dự báo xu hướng phát triển

- Đề xuất các giải pháp tài chính cũng như các giải pháp khác nhằm thực hiện mục tiêu

1.5. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.5.1. Phân tích cơ cấu vốn (tài sản) và nguồn vốn

Nếu xem xét trên nghĩa rộng, cơ cấu tài chính của doanh nghiệp phản ánh cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn. Cơ cấu tài sản phản ánh tình hình sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn còn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua đó cũng giúp các nhà quản lý nắm đuợc tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, biết đuợc nguyên nhân cũng nhu các dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính. Những thông tin này sẽ là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý ra các quyết định điều chỉnh chính sách huy động và sử dụng vốn của mình, đảm bảo cho doanh nghiệp có được một cấu trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả và tránh được những rủi ro kinh doanh.

- Phân tích cơ cấu vốn: Khi xem xét cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh tổng số tài sản cũng như từng loại tài sản cuối kỳ so với năm đầu còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ. Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản được xác định như sau:

Vi ệc đann giá mức độ hợp lý trong việc phân bổ tài sản phải căn cứ trên tính chất của lĩnh vực, ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh, tính thời vụ, chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc chính sách đầu tư của doanh nghiệp.

về tài sản cố định: đối với các doanh nghiệp có chính sách đầu tư mới,

trong giai đoạn mới đầu tư, tỷ trọng này thường cao do lượng vốn đầu tư lớn và mức khấu hao chưa nhiều. Hoặc đối với các doanh nghiệp sản xuất nhất là trong những ngành có hàm lượng kỹ thuật cao thì tỷ trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản càng cao và ngược lại, trong kinh doanh thương mại, dịch vụ, thông thường tỷ trọng tài sản cố định thấp, ngoại trừ các trường hợp kinh

doanh khách sạn và các hoạt động vui chơi giải trí. Khi xem xét tỷ trọng tài sản cố định người ta còn xem xét đến số liệu trung bình ngành và cũng phụ

thuộc vào phương pháp khấu hao doanh nghiệp đang áp dụng.

về hàng tồn kho: Việc xác định tỷ trọng hàng tồn kho hợp lý là rất quan

trọng. Nó vừa đảm bảo cho hoạt động kinh doanh liên tục vừa không gia tăng chi phí tồn kho, gây ứ đọng vốn. Lượng dự trữ hợp lý phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu phụ thuộc vào quy mô sản xuất, tiêu thụ, mức độ chuyên môn hóa, hệ thống cung cấp, tình hình tài chính của doanh nghiệp và các nguyên nhân khác như: tính thời vụ, định mức tiêu hao của vật tư ... Khi xem xét tỷ trọng hàng tồn kho chiếm trong tổng số tài sản, cần lien hệ với ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, với chính sách dự trữ, với tính thời vụ của kinh doanh và với chu kỳ sống của sản phẩm, hàng hóa.

về các khoản phải thu: tỷ trọng các khoản phải thu phụ thuộc vào phương thức tiêu thụ, chính sách tín dụng bán hàng, chính sách thanh toán tiền hàng, khả năng quản lý nợ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp bán lẻ và thu tiền ngay là chủ yếu thì số nợ phải thu sẽ ít còn nếu doanh nghiệp bán buôn và thanh toán chậm là chủ yếu thì số nợ phải thu sẽ cao. Hoặc do chính sách tín dụng bán hàng thường có quan hệ chặt chẽ với lượng hàng hóa tiêu thụ và được coi như một biện pháp kích thích tiêu thụ nên khi xem xét số nợ phải thu phát sinh thì cần liên hệ với lượng hàng hóa tiêu thụ để đánh giá. Việc áp dụng chính sách chiết khấu cũng có quan hệ trực tiếp với số nợ phải thu do vậy để thu hồi vốn được kịp thời, tránh bị chiếm dụng vốn, doanh nghiệp cần xây dựng và vận dụng chính sách chiết khấu thanh toán linh hoạt và hợp lý.

về đầu tư tài chính: đầu tư tài chính trong doanh nghiệp có nhiều loại,

trong đó chủ yếu là các hoạt động đầu tư góp vốn, đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn. Khi xem xét các khoản đầu tư này cần liên hệ với chính sách đầu tư của doanh nghiệp cũng như môi trường đầu tư trong từng thời kỳ. Trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế thì đầu tư tài chính là cơ hội để

27

doanh nghiệp sử dụng vốn dôi thừa có hiệu quả, đồng thời cũng tạo cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội để nắm bắt, học hỏi kinh nghiệm và kiến thức quản lý kinh tế tiên tiến, góp phần thúc đẩy tăng truởng kinh tế cũng nhu có điều kiện ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và sản xuất.

- Phân tích cơ cấu nguồn vốn: Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm giúp các nhà quản lý nắm đuợc cơ cấu vốn huy động biết đuợc trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các nhà cho vay, nhà cung cấp, nguời lao động, ... về số tài sản tài trợ bằng nguồn vốn của họ. Đồng thời các nhà quản lý cũng nắm đuợc mức độ độc lập về tài chính cũng nhu xu huớng biến động của cơ cầu nguồn vốn huy động, Để phân tích cơ cấu nguồn vốn, nguời ta cũng tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn.

Khi phân tích sự biến động cơ cấu nguồn vốn, để thấy rõ hơn khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, nguời phân tích có thể sử dụng thêm các chỉ tiêu nhu: hệ số tài trợ, hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu, hệ số nợ so với tổng nguồn vốn. Trị số của chỉ tiêu “hệ số tài trợ” càng cao thì mức độ độc lập tài chính càng cao và nguợc lại.

Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đảm bảo

nợ bởi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Trí số của chỉ tiêu này càng nhỏ, chứng tỏ mức độ đảm bảo của vốn chủ sở hữu đối với các khoản nợ càng lớn, tính tự chủ của doanh nghiệp càng cao.

Hệ số nợ so với = Nợ p hải trả

vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn (tổng tài sản): chỉ tiêu này cho biết trong

một đồng nguồn vốn thì có bao nhiêu đồng nợ phải trả hay 1 đồng tài sản đuợc tài trợ bằng bao nhiêu đồng vốn vay. Trị số của chỉ tiêu này càng cao thì mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp và nguợc lại.

Hệ số nợ so với Nợ phải trả

A__________Ạ___á.. = ---

ổ g g 0 ố Tổng số nguồn vốn (tổng tài sản)

Khi phân tích tính tự chủ vê tài chính cân sử dụng số liệu trung bình ngành, số liệu của các doanh nghiệp khác tương đương hoặc số liệu định mức mà ngân hàng quy định đối với doanh nghiệp. Đồng thời, để đánh giá chính xác, hợp lý vê mức độ an toàn tài chính, các nhà phân tích cân liên hệ với chính sách huy động vốn và chính sách đâu tư trong từng thời kỳ của doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp có trị số chỉ tiêu “hệ số tài trợ” thấp, “hệ số nợ so với tổng nguồn vốn” cao sẽ gặp nhiêu khó khăn khi huy động vốn từ các nhà đâu tư, các ngân hàng, ... Do vậy, doanh nghiệp cần phải có các giải pháp thích hợp để giảm số nợ phải trả, tăng số vốn chủ sở hữu.

1.5.2. Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh

Các doanh nghiệp mà chúng ta phân tích hâu hết là hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là một thước đo cho sự thành công của DN. Vì vậy, đánh giá được chất lượng, sự bên vững và chiêu hướng thay đổi của lợi nhuận sẽ là mối quan tâm lớn nhất của người phân tích. Lợi nhuận của DN gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động khác. Trong đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận cơ bản nhất, quyết định tới sự thành công hay thất bại của DN. Phân này sẽ tập trung đi sâu phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh có tác động trực tiếp tới giá trị của lợi nhuận thuân từ HĐKD. Việc hiểu rõ các chỉ tiêu này sẽ giúp cho nhà phân tích đánh giá được chất lượng và dự báo được xu hướng thay đổi của lợi nhuận thuân từ HĐKD trong tương lai.

* Phân tích doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phản ánh số tiên thu được hoặc sẽ thu được vê bán sản phẩm hàng hoá và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng, bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán

29

(nếu có).

Như ở trên đã chỉ rõ, nhân tố này ảnh hưởng thuận chiều đến tổng lợi nhuận trước thuế, do vậy doanh nghiệp cần tìm mọi biện pháp để tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Như người ta biết, doanh thu tuỳ thuộc vào khối lượng hàng hoá (dịch vụ) bán ra và giá bán của nó. Trong điều kiện hiện nay, khi cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt thì trừ những hàng hoá và dịch vụ do nhà nước qui định giá bán, nói chung giá bán biến động là tuỳ thuộc vào thị trường và có xu hướng giảm. Do vậy để tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các doanh nghiệp chỉ có thể áp dụng những biện pháp chủ yếu để tăng được khối lượng của hàng hoá (dịch vụ) bán ra. Việc tăng hay giảm khối lượng hàng hoá (dịch vụ) bán ra nó lại tuỳ thuộc vào việc tăng hay giảm khối lượng, chất lượng của sản xuất và tuỳ thuộc vào kết quả công tác bán hàng của doanh nghiệp.

* Phân tích giá vốn hàng bán: Ảnh hưởng của nhân tố này là ngược chiều đến lợi nhuận bán hàng. Trong các doanh nghiệp sản xuất, giá vốn của hàng xuất bán chính là giá thành sản xuất của sản phẩm xuất kho. Như vậy, đây là nhân tố chủ yếu làm tăng (giảm) lợi nhuận bán hàng của doanh nghiệp, do đó nó là trọng điểm của công tác quản lý sản xuất kinh doanh nói chung, quản lý lợi nhuận nói riêng. Nhân tố này sẽ được phân tích chi tiết và cụ thể hơn khi phân tích chỉ tiêu lợi nhuận bán hàng.

* Phân tích doanh thu hoạt động tài chính: Việc phát sinh doanh thu hoạt động tài chính sẽ làm tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, do đó nó là yếu tố làm tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.

Trong điều kiện hiện nay, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu nhập hoạt động tài chính còn chiếm tỉ trọng nhỏ và nó có xu hướng tăng dần trong tương lai.

quan hệ giữa quy mô hoạt động của DN và tài sản cần thiết để duy trì hoạt động bền vững của DN.

Các tỷ số về năng lực hoạt động cũng có thể đuợc sử dụng để dự báo nhu cầu về vốn của DN. Doanh thu tăng sẽ dẫn đến nhu cầu đầu tu cho tài sản

cũng tăng lên. Các tỷ số về năng lực hoạt động có thể giúp các nhà phân tích dự báo đuợc những nhu cầu này và đánh giá đuợc khả năng của DN trong việc đáp ứng nhu cầu tăng truởng dự báo đó.

Phân tích năng lực hoạt động của tài sản ngắn hạn

30

* Phân tích chi phí tài chính: Việc phát sinh chi phí tài chính là ngược chiều với nội dung phát sinh doanh thu hoạt động tài chính, nghĩa là nếu hoạt động tài chính bị lỗ thì đó chính là các khoản chi phí tài chính và nó sẽ làm giảm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.

* Phân tích chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là yếu tố cấu thành giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ. Đối với các doanh nghiệp có hoạt động tài chính và hoạt động khác thì chi phí quản lý doanh nghiệp có liên quan đến các hoạt động nói trên và khi cần phân bổ cho từng hoạt động, có thể dựa vào doanh thu của từng hoạt động. Các loại chi phí nói trên khi phát sinh đều làm giảm kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

* Phân tích thu nhập khác: Việc phát sinh thu nhập khác sẽ là điều kiện để

tăng lợi nhuận khác, nó bao gồm thu từ nhượng bán, thanh lí tài sản cố định, thu

tiền phạt, thu nợ khó đòi, thuế được hoàn lại, tiền thưởng, quà biếu, thu nhập kinh doanh bị bỏ sót hoặc chưa ghi sổ kế toán của năm trước. Thực tế các khoản

thu nói trên cũng chiếm tỉ trọng không đáng kể của các doanh nghiệp, do đó không phải là trọng điểm của công tác quản lý.

* Phân tích chi phí khác: Đây là những chi phí của các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, như lỗ do các sự kiện hay nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp, chi phí bị bỏ sót của kì trướcv.v. và nói chung nó phát sinh ngược chiều với sự phát sinh của thu nhập khác. Nhân tố này ảnh hưởng ngược chiều đến kết quả kinh doanh.

1.5.3. Phân tích các tỷ số tài chính

1.5.3.1. Phân tích năng lực hoạt động của tài sản

Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp đòi hỏi phải đầu tư vào cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Các tỷ số về năng lực hoạt động mô tả mối

Để phân tích năng lực hoạt động của tài sản ngắn hạn, nhà phân tích thuờng phân tích qua các chỉ tiêu:

* Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình

Vòng quay các khoản phải thu thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu bán hàng với các khoản phải thu của doanh nghiệp và đuợc xác định nhu sau:

Doanh thu thuần trong kỳ Vòng quay các khoản phải thu =

Các khoản phải thu bình quân Các khoản phải thu bình quân đuợc xác định bằng các khoản phải thu đầu kỳ cộng với các khoản phải thu cuối kỳ đem chia đôi.

Vòng quay các khoản phải thu đo luờng mức độ đầu tu vào các khoản phải thu để duy trì mức doanh số bán hàng cần thiết cho doanh nghiệp, qua đó có thể đánh giá hiệu quả của một chính sách đầu tu của DN.

Thông thuờng, vòng quay các khoản phải thu cao nói lên rằng DN đang quản lý các khoản phải thu hiệu quả, vốn đầu tu cho các khoản phải thu ít hơn.

Một chỉ tiêu nguợc của vòng quay các khoản phải thu là kỳ thu tiền trung bình. Chỉ tiêu này cho biết khoảng thời gian trung bình từ khi doanh nghiệp xuất hàng đến khi doanh nghiệp thu đuợc tiền về.

32

Trong đó, số ngày trong kỳ phân tích được xác định thường là 90, 360 ngày nếu kỳ phân tích là 1 quý, 1 năm.

So với kỳ trước, vòng quay các khoản phải thu giảm hoặc thời gian bán chịu

cho khách hàng dài hơn, hay các khoản phải thu hồi chậm hơn, thể hiện vốn của

DN bị ứ đọng nhiều hơn trong khâu thanh toán, kéo theo nhu cầu vốn gia tăng

Một phần của tài liệu 1176 phân tích tình hình tài chính tại CTY CP tập đoàn hanaka thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w