2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
2.3.2. Những tồn tại
Phân tích tình hình tài chính có vai trò rất quan trọng nhưng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka, công tác phân tích tình hình tài chính chưa được chú trọng, chỉ mới tập trung vào tính toán các chỉ tiêu chung chung mà chưa cụ thể được thế mạnh tài chính của Công ty. Do vậy, những thông tin này vẫn chưa giúp ích nhiều cho các nhà quản trị DN trong quá trình quản lý và điều hành, đồng thời cũng không có sức thu hút đối với các nhà đầu tư bên ngoài.
2.3.2.1. về thu thập thông tin phục vụ phân tích
Công ty chưa thu thập được số liệu trung bình ngành nên việc phân tích, đánh giá các chỉ số tài chính giảm tính khách quan, chỉ dựa trên sự đánh giá chủ
72
quan của Công ty. Khi đánh giá về tình hình tài chính của Công ty bộ phận phân tích chỉ đơn thuần so sánh các số liệu, các chỉ tiêu của Công ty qua các năm mà chua đặt các số liệu, các chỉ tiêu đó bên cạnh một tiêu chuẩn nhất định. Công ty chủ yếu sử dụng thông tin tài chính từ hệ thống báo cáo tài chính mà chua sử dụng các thông tin phi tài chính trong phân tích. Chua có số liệu so sánh với các doanh nghiệp. Đồng thời, Công ty chua tận dụng tối đa thông tin từ phòng kế toán nhu thông tin từ các sổ kế toán chi tiết, sổ tổng hợp các tài khoản. Sổ tổng hợp cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình hiện có và sự biến động tăng, giảm của các đối tuợng kế toán. Sổ chi tiết cung cấp thông tin chi tiết về từng đối tuợng kế toán cụ thể.
2.3.2.2. về công tác tổ chức phân tích
Tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka, công tác tổ chức phân tích tình hình tài
chính còn khá đơn giản và mang nặng tính hình thức. Công ty chua có bộ phận phân
tích riêng, việc phân tích đuợc thực hiện thông qua bộ phận tài chính kế toán, do vậy
kết quả của phân tích là chua cao và chua có nhiều ý nghĩa thực tiễn. Công tác tổ chức phân tích đuợc tiến hành qua các buớc sau:
Buớc 1: Thu thập tài liệu phục vụ cho phân tích: Công ty chủ yếu sử dụng bảng
cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh
Buớc 2: Tính toán các số liệu: Bằng việc sử dụng các phuơng pháp phân tích Buớc 3: Phân tích các số liệu và báo cáo: Căn cứ vào số liệu đã tính toán để đua
ra nhận xét về thực trạng tài chính tại công ty.
Tại Công ty công tác lập kế hoạch gần nhu không có, chủ yếu đuợc thực hiện khi có yêu cầu của Ban Giám đốc. Thời gian phân tích đuợc tiến hành sau khi đã lập báo cáo tài chính.
Nội dung phân tích chủ yếu là tính toán các chỉ tiêu đơn giản nhu: tỷ suất sinh lời của doanh thu, tỷ suất sinh lời của tài sản, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay nợ phải thu, tỷ suất đầu tu tổng quát, tỷ suất đầu tu TSCĐ hữu hình, tỷ suất tự tài trợ tổng quát, tỷ suất tự tài trợ TSCĐ hữu hình...
Số liệu phân tích chủ yếu đuợc lấy trên báo cáo tài chính. Công việc đuợc giao cho một kế toán tổng hợp đảm nhiệm, phuơng pháp phân tích áp dụng nhu những năm truớc, tính toán và so sánh một số chỉ tiêu. Sau đó, kết quả đuợc kiểm tra lại và bổ sung một số nhận xét, đánh giá, những uu điểm và tồn tại cơ bản bởi một nguời khác, thuờng kế toán truởng.
Tại Công ty, công tác viết báo cáo mới chỉ dừng lại ở việc đua ra các nhận xét chung chung, không có sự so sánh với các doanh nghiệp khác trong ngành. Đồng thời, cũng chua lột tả đuợc thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Các kết quả chủ yếu dung cho các nhà quản lý trong Công ty mà chua có tác dụng nhiều đối với những nguời bên ngoài nhu: các chủ đầu tu, các bên cho vay, ... Nhu vậy, có thể nói hiệu quả của việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka là chua cao, chua tận dụng hết đuợc các ứng dụng của phân tích tình hình tài chính trong quản lý và điều hành tại Công ty, Và Công ty cũng chua nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác phân tích tình hình tài chính, chua coi phân tích tình hình tài chính là một công việc thuờng xuyên nhằm phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý của Công ty.
2.3.2.3. về phương pháp phân tích
Về phuơng pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka mới chỉ áp dụng một số phuơng pháp phân tích nhu: phuơng pháp so sánh, phuơng pháp tỷ lệ và phuơng pháp thống kê.
Phuơng pháp so sánh đuợc sử dụng theo hai cách: so sánh ngang và so sánh dọc duới dạng số tuyệt đối và số tuơng đối. Công ty mới chỉ so sánh tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong năm với năm liền kề trước, qua đó đánh giá sự tăng giảm của
các chỉ tiêu và đua ra nhận xét về kết quả hoạt động của Công ty là tốt hơn hay xấu đi. Việc so sánh này hết sức giản đơn và hầu nhu chua có sự so sánh liên hệ giữa các
chỉ tiêu, do vậy đua ra nhận xét dựa trên kết quả so sánh đôi khi mang tính chủ quan,
không có tính thuyết phục cao và chua thể hiện đuợc bản chất của đối tuợng phân tích. Những phuơng pháp mà công ty sử dụng chua giúp công ty thấy đuợc mối liên
74
hệ, sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu với nhau và chưa hiểu được chi tiết về chỉ tiêu phân tích.
Công ty chỉ sử dụng các phương pháp trên để phân tích tình hình tài chính, trong khi đó còn có rất nhiều các phương pháp khác không được sử dụng như: phương pháp loại trừ, phương pháp Dupont, phương pháp hồi quy, phương pháp thay thế liên hoàn, ... Chính vì vậy việc phân tích các chỉ tiêu chưa được sâu sắc, chưa phản ánh đầy đủ bức tranh tài chính của Công ty, chưa cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị.
2.3.2.4. về nội dung phân tích
Thứ nhất, Công ty chưa phân tích nhóm tỉ số về khả năng cân đối vốn và nhóm tỷ số về khả năng hoạt động. Điều này dẫn tới chưa phản ánh tình hình cân đối vốn, chưa nắm được năng lực hoạt động của tài sản trong doanh nghiệp ra sao, từ đó chưa có được biện pháp điều chỉnh cho phù hợp, phát huy tối ưu hiệu quả sử dụng vốn và tài sản.
Thứ hai, hệ thống chỉ tiêu phân tích còn sơ sài, dù đã đưa ra những thông tin khái quát nhất nhưng thiếu đi tính chi tiết. Trong phân tích cơ cấu tài sản, Công ty mới dừng lại ở phân tích tỷ lệ tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản, chưa đi sâu chi tiết tỷ lệ của từng loại tài sản để xác định được tính hợp lý của cơ cấu tài sản cũng như tính hợp lý của việc sử dụng vốn, chưa xem xét tỉ trọng có phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của DN không, không so sánh với các DN khác cùng ngành. Nếu phân tích nội dung này chi tiết hơn sẽ giúp cho các nhà quản lý thấy được đầu tư vào loại tài sản nào là thích hợp, đầu tư vào thời điểm nào, dùng nguồn tài trợ nào hợp lý, đồng thời có chính sách tốt hơn về cắt giảm hoặc tăng dự trữ hàng tồn kho hoặc chính sách bán hàng hợp lý để giảm các khoản nợ phải thu...
Thứ ba, trong phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng chỉ dừng lại ở việc phân tích tỷ lệ vốn chủ sở hữu và vốn vay trên tổng nguồn vốn, chưa phân tích chi tiết để làm rõ việc huy động vốn của Công ty. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn và
xu hướng biến động của từng loại nguồn vốn cũng giúp các nhà quản lý thấy được mức độ an toàn và hợp lý trong việc huy động vốn.
Thứ tư, về phân tích công nợ và khả năng thanh toán của công ty, công ty đã cơ bản phân tích được thực trạng các khoản phải thu và phải trả, tính toán được các chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá khả năng thanh toán. Nhưng phân tích khả năng thanh toán không đơn thuần chỉ đánh giá khả năng doanh nghiệp có thể trang trải được các khoản nợ bằng tài sản của mình hay không mà còn phải đánh giá hiệu quả việc sử dụng các khoản nợ như thế nào qua việc phân tích đòn bẩy nợ và khả năng thanh toán lãi vay.
Thứ năm, về bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh, công ty mới chỉ đánh giá hiệu quả kinh doanh trên phương diện quản lý chi phí và lợi nhuận, chưa đặt lợi nhuận trong mối tương quan với khả năng chi trả lãi vay để thấy lợi nhuận của công ty có đảm bảo khả năng chi trả lãi vay hàng năm hay không và ảnh hưởng của đòn bẩy nợ đến hiệu quả kinh doanh của công ty như thế nào.