Thu thập thông tin và xử lý thông tin

Một phần của tài liệu 1176 phân tích tình hình tài chính tại CTY CP tập đoàn hanaka thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 32 - 35)

Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin, thông tin từ nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin từ bên ngoài, từ những thông tin số lượng đến những thông tin giá trị, từ những thông tin lượng hóa được đến những thông tin không lượng hóa được.

1.3.2.1. Thông tin tài chính

Để có được nguồn thông tin tài chính, cần thu thập các kế hoạch tài chính chi tiết và tổng hợp, các báo cáo tài chính, các báo cáo kế toán quản trị, các tài liệu kế toán chi tiết có liên quan.

Thông tin tài chính, bao gồm: + Hệ thống báo cáo tài chính:

Bảng cân đối kế toán: Là một BCTC chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của DN theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định (cuối quý, cuối năm). Nội dung của BCĐKT thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản.

Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu được mã hóa để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu cũng như việc xử lý trên máy tính và được phản ánh theo số đầu năm, số cuối kỳ.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả kinh doanh và kết quả hoạt động khác. Báo cáo gồm 5 cột: các chỉ tiêu báo cáo, mã số của các chỉ tiêu tương ứng, số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên thuyết minh BCTC, tổng số phát sinh trong năm báo cáo, số liệu của năm trước.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Là một loại báo cáo tài chính thể hiện dòng tiền ra và dòng tiền vào của một tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý hay năm tài chính). Báo cáo này là một công cụ giúp nhà quản lý tổ chức kiểm soát dòng tiền của tổ chức. Bảng báo cáo dòng tiền mặt thông thường gồm có:

Dòng tiền vào: Các khoản thanh toán của khách hàng cho việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ, lãi tiền gửi từ ngân hàng, lãi tiết kiệm và lợi tức đầu tư, đầu tư của cổ đông

Dòng tiền ra: Chi mua cổ phiếu, nguyên nhiên vật liệu thô, hàng hóa để kinh doanh hoặc các công cụ; Chi trả lương, tiền thuê và các chi phí hoạt động hàng ngày; Chi mua tài sản cố định - máy tính cá nhân, máy móc, thiết bị văn phòng; Chi trả lợi tức; Chi trả thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và các thuế và phí khác

Thuyết minh báo cáo tài chính: Bản thuyết minh báo cáo tài chính - được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết. Qua đó, làm rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động thực

23

tế của doanh nghiệp.

+ Các báo cáo kế toán quản trị + Các sổ kế toán chi tiết...

1.3.2.2. Thông tin phi tài chính

Sự phát triển của doanh nghiệp do tác động của nhiều nhân tố trong và ngoài doanh nghiêp. Phân tích tài chính là việc phân tích hướng tới tương lai của doanh nghiệp. Bởi vậy, ngoài các thông tin hiện tại và quá khứ, việc phân tích tài chính doanh nghiệp phải sử dụng rất nhiều thông tin phi tài chính khác: Thông tin về môi trường chung về kinh tế, chính trị, pháp luật, thông tin về ngành và doanh nghiệp đang hoạt động, thông tin về doanh nghiệp.

Thông tin phi tài chính, bao gồm:

+ Thông tin chung về môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, có liên quan đến cơ hội kinh doanh của một doanh nghiệp như: Sự tăng trưởng hay suy thoái của một nền kinh tế. Chẳng hạn, khi cơ hội thuận lợi, các hoạt động của DN được mở rộng, lợi nhuận cũng như giá cổ phiếu trên thị trường sẽ tăng lên và ngược lại. Khi phân tích, điều quan trọng là phải thấy sự xuất hiện của cơ hội mang tính chu kỳ, qua giai đoạn tăng trưởng sẽ đến giai đoạn suy thoái và ngược lại.

+ Thông tin về ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động: Nội dung nghiên cứu trong phạm vi ngành là đặt sự phát triển của DN trong mối liên hệ với hoạt động chung của ngành kinh doanh. Nghiên cứu theo ngành cần thấy được đặc điểm kinh doanh của ngành có liên quan đến sản phẩm, công nghệ, xu thế biến động của ngành, áp lực trong cạnh tranh.

+ Thông tin về doanh nghiệp: Đặc điểm hoạt động của DN, cơ cấu tổ chức, mục tiêu của các nhà lãnh đạo, thị trường của các sản phẩm trong DN mang tính chất quốc tế hay nội địa, chính sách của DN để tăng cường và bảo vệ vị trí của mình.

Tỷ trọng của từng bộ phận Tổng giá trị của từng bộ phận tài sản (nguồn vốn)

____________________ _______________________ x 100

= Tổng số tài sản

Một phần của tài liệu 1176 phân tích tình hình tài chính tại CTY CP tập đoàn hanaka thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w