ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu 1176 phân tích tình hình tài chính tại CTY CP tập đoàn hanaka thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 96 - 101)

3.1.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới năm 2020,tầm nhìn đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2025

Ý tưởng phát triển một tập đoàn mạnh, đa ngành đã được ông Man Ngọc Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hanaka, ấp ủ từ lâu và là động lực để thành lập hàng chục nhà máy, xí nghiệp trong hơn 10 năm qua, tạo nền tảng hình thành Tập đoàn Hanaka ngày nay. Trong tương lai, Hanaka sẽ có 22 thành viên, trong đó có 9 DN đang hoạt động và 11 dự án đang chuẩn bị triển khai và 2 công ty dự kiến sẽ thành lập.

Chiến lược kinh doanh của Hanaka sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực chính, bao gồm: công nghiệp, thiết bị điện, xây dựng, tài chính, thương mại và dịch vụ. Trước mắt, công nghiệp và thiết bị điện sẽ vẫn là lĩnh vực chủ lực của Hanaka nhưng Tập đoàn sẽ mở rộng đầu tư để phát triển đồng đều tất cả các lĩnh vực trong vòng vài năm tới.

Trong lĩnh vực công nghiệp, Hanaka sẽ đầu tư để nắm từ 40-90% cổ phần của 5 công ty chuyên về sản xuất bao bì và vỏ hộp, bao gồm: Ánh Bình Minh, Vinacans Sài Gòn, Vinacans miền Bắc, CTCP Vina-Úc Sài Gòn, CTCP Vina-Úc Hà Nội. Những công ty hoạt động trong lĩnh vực thiết bị điện đã và sẽ trực thuộc Hanaka gồm Nhà máy thiết bị điện Hanaka, CTCP cáp điện Hanaka-Iljin, CTCP dây điện từ Hatachi, CTCP thiết bị điện Hanaka-Vinashin, CTCP thuỷ điện Hanaka. Trong nhóm thiết bị điện, Hanaka dự định sẽ bắt tay với một tập đoàn của Trung Quốc để lập một CTCP về vật liệu cáp điện và đầu tư thêm một CTCP biến áp truyền tải Hanaka Power.

Trong lĩnh vực xây dựng, Hanaka đã đưa vào hoạt động Công ty đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Kinh Bắc và sẽ chuyển đổi thành CTCP Khu

công nghiệp Hanaka, trong đó, CTCP Tập đoàn Hanaka chiếm 60% cổ phần. Sắp tới, nếu được tỉnh Bắc Ninh và Chính phủ chấp thuận, Hanaka sẽ mở rộng Khu công nghệ cao Hanaka từ 11ha thành khu công nghiệp tập trung rộng 72 ha. Ngoài ra, Hanaka cũng sẽ góp 60% cổ phần vào CTCP Cao su Hanaluhuan, 51% vào CTCP xi măng Tuyên Quang và thành lập CTCP khoáng sản Hanaka.

Trong nhóm tài chính, Hanaka sẽ có công ty chuyên cho thuê mua tài chính và Công ty chứng khoán Hanaka. Trong mảng thương mại-dịch vụ, Hanaka đã xây dựng Trung tâm thương mại Hồng Kông với toà nhà 11 tầng trên diện tích 20.000m2 làm văn phòng và sẽ xây dựng một toà nhà 18 tầng vừa là trụ sở của Công ty chứng khoán Hanaka và một toà nhà 25 tầng là văn phòng và trung tâm giao dịch chứng khoán của công ty tại TP. HCM.

Giá cổ phiếu của Hanaka giao dịch trên thị trường tự do đã cao hơn mệnh giá từ 10-11 lần, chứng tỏ nhà đầu tư tin tưởng vào tiềm năng phát triển của Tập đoàn. Giá trị của Hanaka còn dựa trên những nền tảng bền vững do chiến lược đầu tư của Tập đoàn vào những sản phẩm chiến lược mang tính dài hạn.

Việt Nam đang phát triển nhanh chóng nên nhu cầu về điện rất cao. Hà Nội và TP. HCM đang có kế hoạch hạ ngầm hệ thống lưới điện trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Việc phát triển hệ thống điện cần có thiết bị điện, cáp điện và đó là 2 sản phẩm chiến lược của Hanaka.

Một ngành mũi nhọn nữa của Hanaka là sản phẩm bao bì, vỏ hộp. Đây là loại sản phẩm mang tính thị trường hoá cao và là thị trường liên tục, lâu dài. Hai nhà máy Vinacans của Hanaka có suất đầu tư 40 triệu USD và đã ký hợp đồng đầu ra với doanh thu 40 triệu USD trong năm 2017. Dự kiến từ năm 2018, 2 nhà máy này sẽ mang lại lợi nhuận 30-40%/năm.

Hanaka cũng sẽ đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất nhựa đường cao su để tăng độ bám dính cho đường cao tốc và sân bay. Trước mắt, Hanaluhuan sẽ sản xuất bột cao su để cung cấp cho các nhà sản xuất nhựa đường cao su ở nước ngoài, tiến tới Hanaluhuan sẽ liên kết để các đối tác nước ngoài cung cấp công

80

nghệ sản xuất nhựa đường cao su phục vụ thị trường Việt Nam và khu vực.

Trong lĩnh vực xi măng, Hanaka nhắm đến thị trường đầy tiềm năng vùng Tây Bắc chưa được khai thác. Đối với các dự án thuỷ điện, mặc dù đi sau, nhưng ông Man Ngọc Anh khẳng định rằng, Tập đoàn sẽ chọn những địa điểm phù hợp, sử dụng các máy biến áp, cáp điện tự làm ra, đồng thời sử dụng bộ máy có những người có nền tảng vững trong ngành điện và với tỷ suất đầu tư thấp nên sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Để hỗ trợ cho công nghiệp điện lực, Tập đoàn sẽ thành lập Hanaka Power để sản xuất ra các máy biến áp truyền tải 110kV, 220 kV, cung cấp cho lưới điện quốc gia, đặc biệt là cung cấp cho các khu công nghiệp, nhà máy thủy điện. Đây là sản phẩm chủ yếu trên thị trường Việt Nam mà các công ty tư nhân trong nước chưa sản xuất được.

Hanaka còn có đội ngũ quản lý dày dạn kinh nghiệm. Họ là những tiến sỹ, tổng giám đốc, giám đốc tài chính đã làm việc cho các tập đoàn lớn như: ABB (Thuỵ Điển), Crown (Mỹ), LG và Iljin (Hàn Quốc), Telstra (Úc)..., nắm những vị trí chủ chốt tại Hanaka. Ngoài ra, Tập đoàn còn nhận được sự hợp tác đầu tư của các tập đoàn nước ngoài như Iljin và Huyndai (Hàn Quốc) và Bảo Thắng (Trung Quốc) và đang mời một số ngân hàng trong nước như Habubank, VP Bank và Agribank làm cổ đông chiến lược.

3.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka

Cơ chế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra từng ngày đã tạo ra những cơ hội cũng như những thách thức lớn đối với cả nền kinh tế Việt Nam nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Để đáp ứng yêu cầu của sự hội nhập, Việt Nam đã và đang tích cực chủ động đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đồng thời các công cụ quản lý kinh tế trong đó có phân tích tình hình tài chính cũng được kiện toàn cho phù hợp với thông lệ của các nước trên thế giới và các chuẩn mực kế toán quốc tế nhằm thu hẹp những khác biệt về nội dung và phương pháp

phân tích tình hình tài chính ở các nước khác nhau. Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng đối với việc quản trị doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp nhiều thông tin tổng hợp và cụ thể cho người quản lý. Nó không những cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt được trong hoàn cảnh đó. Để sử dụng báo cáo tài chính một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần phải thực hiện công tác phân tích tình hình tài chính, nhà quản trị doanh nghiệp không chỉ đánh giá được tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn thấy được những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh đó, đồng thời có thể đưa ra các quyết định quản lý phù hợp. Việc phân tích tình hình tài chính còn cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng của doanh nghiệp. Vì vậy, phân tích tình hình tài chính có một vai trò rất quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là trong môi trường hội nhập và cạnh tranh gay gắt hiện nay. Đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka mà trực tiếp là Ban lãnh đạo Công ty cần nắm bắt được tinh thần này và không ngừng sửa đổi, hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty. Qua nghiên cứu tình hình phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka và đưa ra các nhận xét, đánh giá về thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty, tác giả thấy răng Công ty cần phải hoàn thiện phân tích tình hình tài chính để đáp ứng yêu cầu quản lý trong thời kỳ mới. Cụ thể:

- Xét trên quan điểm công khai: việc công khai Báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính không chỉ giúp cho các nhà quản lý trong Công ty có cái nhìn toàn

diện về tình hình tài chính mà các nhà đầu tư cũng sẽ có cơ sở đánh giá xác thực hơn

sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời và hiệu quả kinh doanh của Công ty, từ đó sẽ đưa ra các quyết định kịp thời, chính xác. Do vậy, xét trên quan điểm này, Công ty cần cung cấp nội dung phân tích tình hình tài chính chi tiết, khoa học, rõ ràng và dễ hiểu đến với những người quan tâm.

82

- Xét trên quan điểm hội nhập: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka với rất nhiều hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa và nguyên vật liệu cũng cần thiết phải phân tích tình hình tài chính dựa trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế để có thể đem lại những thông tin chính xác, kịp thời và có ích đối với những nguời quan tâm. Đây cũng là mục tiêu huớng tới của Công ty cũng nhu nhiều doanh nghiệp khác trong quá trình hội nhập quốc tế.

- Xét trên quan điểm cung cấp thông tin: việc cung cấp thông tin về phân tích tình hình tài chính một cách chính xác kịp thời và trung thực là hết sức cần thiết. Nó

giúp cho Ban lãnh đạo của Công ty nắm bắt đuợc đúng tình hình tài chính và kết quả

kinh doanh của Công ty cũng nhu những nguyên nhân ảnh huởng đến kết quả đó, từ

đó đua ra các quyết định đầu tu đúng đắn. Xét trên quan điểm này thì việc phân tích

tình hình tài chính một cách khoa học và đuợc tiến hành định kỳ là cần thiết đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka.

3.1.3. Định hướng phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Tậpđoàn Hanaka đoàn Hanaka

Nhằm giúp cho các đối tuợng quan tâm có những thông tin hữu ích, chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó đua ra đuợc những quyết định quản lý, đầu tu phù hợp và kịp thời đồng thời cũng khẳng định đuợc uy tín của mình trên thị truờng trong nuớc và nuớc ngoài, Công ty phải nhận thức đũng đắn vị trí, vai trò của phân tích tình hình tài chính, phải thực sự xem phân tích tình hình tài

chính là hoạt động quan trọng không thể thiếu trong quá trình điều hành, quản lý doanh nghiệp. Do vậy, công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty cần đuợc hoàn thiện những nội dung chủ yếu sau:

Công tác phân tích tình hình tài chính cần đuợc tiến hàng thuờng xuyên theo định kỳ, cần đuợc tổ chức chu đáo, theo một quy trình phân tích nhất định. Khâu chuẩn bị phải đuợc tiến hành nghiêm túc, đầy đủ cả về con nguời, phuơng tiện, tài liệu, ...

đặc thù của Công ty. Các chỉ tiêu phải được tính toán, phân tích cụ thể, chính xác, đầy đủ và kịp thời. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu trong hệ thống phải có sự gắn kết, bổ sung cho nhau nhằm phản ánh đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp và có tính thuyết phục cao. Đồng thời cũng phải phù hợp với chuẩn mực kế toán, kiểm toán trong nước và quốc tế, phù hợp với yêu cầu quản lý tài chính của Công ty.

Về phương pháp phân tích: Công ty cần đa dạng hóa phương pháp phân tích, cần sử dung tổng hợp các phương pháp phân tích khác nhau cả phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại, Trong đó nên chú trọng các phương pháp phân tích hiện đại, ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

Một phần của tài liệu 1176 phân tích tình hình tài chính tại CTY CP tập đoàn hanaka thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w