1.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
1.2.5. Phương pháp số chênh lệch
Từ thí dụ đã trình bày ở trên, ta nhận thấy rằng ở các lần thay thế, giữa các đại lượng khi loại trừ lẫn nhau tồn tại các thừa số chung. Ví dụ ở lần thay thế thứ nhất, có các thừa số chung là b0, c0; ở lần thay thế thứ 2, các thừa số chung là a1, c0, còn ở lần thay thế thứ 3, các thừa sốchung là a1, b1. Về mặt toán học, người ta có thể nhóm các thừa số chung mà không làm thay đổi các kết quả đã được tính toán. Kết quả của việc nhóm các thừa số chung, ta được phương pháp khác để tính toán mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố - đó là phương pháp số chênh lệch (lưu ý khi nhóm các thừa số chung vẫn phải tuân theo các quy tắc và trình tự của phương pháp thay thế liên hoàn, đặc biệt là không được làm đảo lộn thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố).
Cụ thể, bằng phương pháp nói trên, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố ở ví dụ 1 lần lượt được xác định như sau:
- Do ảnh hưởng của nhân tố a:
∆a = (a1 - a0)b0c0
- Do ảnh hưởng của nhân tố b:
∆b = a1(b1 - b0)c0
- Do ảnh hưởng của nhân tố c:
- Tổng hợp ảnh hưởng của cả ba nhân tố, ta cũng có:
∆a + ∆b + ∆c = ΔA = A1 - Ao
Từ kết quả tính toán ở trên, ta nhận thấy rằng thực chất của phương pháp số chênh lệch chỉ là hình thức giản đơn của phương pháp thay thế liên hoàn và nó thường được sử dụng khi các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích (việc tính toán khi đó sẽ đơn giản hơn).