Phân tích rủi ro tài chínhcủa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 1176 phân tích tình hình tài chính tại CTY CP tập đoàn hanaka thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 55)

Như người ta biết, quá trình sản xuất kinh doanh, xét từ quan điểm tài chính là quá trình vận động tuần hoàn và chu chuyển của vốn lưu động, trong

43

đó khởi đầu là vốn ứng trước (K.Mars gọi là tư bản ứng trước) và kết thúc là vốn thu về. Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của vốn lưu động, đương nhiên người ta mong muốn vốn thu về phải lớn hơn vốn ứng trước. Muốn vậy, quá trình tuần hoàn và chu chuyển của vốn lưu động phải gặp thuận lợi, tức là không gặp rủi ro, không có bất trắc và luôn luôn ổn định.

Nhưng thực tế cho thấy, do nhiều nguyên nhân tác động khác nhau, trong đó có cả nguyên nhân bên trong (nguyên nhân tiềm ẩn ngay bên trong của quá trình tuần hoàn và chu chuyển của vốn lưu động, còn gọi là nguyên nhân chủ quan) và nguyên nhân bên ngoài (nguyên nhân bất thường, tác động ngoài ý muốn của người quản lý, còn gọi là nguyên nhân khách quan), do đó làm cho quá trình sản xuất kinh doanh nói chung, sự vận động, tuần hoàn và chu chuyển vốn lưu động nói riêng sẽ gặp sự "không may", sự bất trắc và không ổn định, nghĩa là gặp rủi ro, làm giảm kết quả họat động sản xuất kinh doanh nói chung, kết quả của việc quản lý, sử dụng vốn lưu động nói riêng. Như vậy rủi ro là vấn đề tiềm tàng, có bất ở cứ doanh nghiệp nào trong quá trình sản xuất kinh doanh nói chung, quá trình tuần hoàn và chu chuyển của vốn lưu động nói riêng, do đó nó là vấn đề cần được quan tâm, cần được tính đến đối với các nhà quản lý.

Từ việc phân tích nói trên, người ta nhận thấy rằng, trong cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp trước đây, đối với các doanh nghiệp nhà nước, quá trình sản xuất kinh doanh nói chung, quá trình tuần hoàn và chu chuyển của vốn lưu động nói riêng, đều do nhà nước chi phối và quyết định, do vậy nếu quá trình đó gặp sự "không may", bất trắc và không ổn định thì mọi hậu quả đều do nhà nước gánh chịu và vì đã có nhà nước gánh chịu nên người ta không đặt ra vấn đề rủi ro nói chung, rủi ro tài chính nói riêng đối với doanh nghiệp nhà nước. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhà nước nói riêng đều có quyền tự chủ về sản xuất kinh doanh nói chung, tự chủ về tài chính

nói riêng, do đó nếu quá trình đó gặp rủi ro thì doanh nghiệp tự phải gánh chịu. Trong phạm vi của chuơng này ta chỉ đề cập đến vấn đề rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Khi phân tích quá trình tuần hoàn và chu chuyển của vốn luu động, nguời ta nhận thấy nếu rủi ro tài chính phát sinh thì nó sẽ phát sinh ở khâu cuối cùng, tức là khâu biến hàng thành tiền (H'-T'), do đó những chỉ tiêu nào phản ánh có liên quan đến hai yếu tố nói trên thì đều là những chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đó bao gồm:

- Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (Đã nêu ở mục 1.5.3.2) Doanh thu (thuần, giá vốn)

Hệ số thu hồi nợ = - - ---Z---- Số du nợ phải thu bình quân

(Số du nợ phải thu bình quân đuợc xác định dựa vào số du nợ phải thu đầu năm và cuối kỳ)

Công thức này giải thích rằng, nếu doanh thu bán chịu, bán trả chậm càng giảm, số du nợ phải thu giảm đi thì hệ số thu nợ càng tăng và rủi ro tài chính càng giảm và nguợc lại. Để phản ánh rõ hơn, nguời ta sử dụng chỉ tiêu thời gian thu hồi nợ:

Thời hạn (kỳ hạn) Thời gian trong kỳ báo cáo

thu hồi nợ Hệ số thu hồi nợ

Thời hạn trong kỳ báo cáo là đại luợng cố định (một năm là 360 ngày, quí 90 ngày), do vậy thời hạn thu hồi nợ tùy thuộc vào hệ số thu hồi nợ. Nhu vậy khi hệ số thu hồi nợ tăng, thời hạn thu hồi nợ sẽ giảm, rủi ro tài chính giảm và nguợc lại.

Hệ số thanh toán Lãi thuần từ họat động kinh doanh (lãi truớc thuế)

lãi vay Lãi vay phải trả

Chỉ tiêu này nói lên rằng, sản xuất kinh doanh càng có hiệu quả, lãi càng tăng thì hệ số thanh toán lãi vay càng tăng, rủi ro tài chính càng giảm và nguợc lại.

45

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn, tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Tác giả đã trình bày khái niệm, sự cần thiết của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Đồng thời, đưa ra các phương pháp phân tích tình hình tài chính cũng như quy trình phân tích, tài liệu phân tích. Cuối cùng, tác giả trình bày một cách chi tiết về nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp bao gồm: phân tích cơ cấu vốn và nguồn vốn, phân tích tình hình và kết quả kinh doanh, phân tích rủi ro tài chính và phân tích các tỷ số tài chính.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HANAKA 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HANAKA

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tập đoànHanaka Hanaka

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2300296337 ngày 14 tháng 02 năm 2007 và các Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi từ lần thứ 01 đến lần thứ 10 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp.

Vốn điều lệ hiện nay của Công ty theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 1.100.000.000.000 đồng.

Mục tiêu quan trọng nhất của HANAKA là ngày càng nâng cao sự hài lòng của khách hàng với triết lý kinh doanh: "Chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt - Giá cả cạnh tranh - Cơ chế linh hoạt ". Doanh thu trong 6 năm gần đây có tốc độ tăng trung bình 34%/ năm: - Năm 2001 đạt 250 tỷ đồng - Năm 2002 đạt 316 tỷ đồng - Năm 2003 đạt 495 tỷ đồng - Năm 2004 đạt 615 tỷ đồng - Năm 2005 đạt 912 tỷ đồng - Năm 2006 đạt 1050 tỷ đồng Với nguồn nguyên vật liệu đầu vào có chất lượng cao của các tập đoàn hàng đầu thế giới như thép silic của Nippon Steel - Nhật Bản, thép tấm của Steelco - Hàn Quốc, dầu biến áp của Castrol - Anh, giấy cách điện của PUCARO - Đức, Phụ kiện của Comem - Italia, dây điện từ của Pacific - Thái Land, đồng Chilê, nhôm Úc ...được gia công theo công nghệ và máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại cho ra đời các sản phẩm gọn đẹp, có tổn hao thấp, tiết kiệm điện năng và vận hành ổn định.

2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka

- Sản xuất các loại máy biến áp phân phối đầu, máy biến áp phân phối khô có điện áp đến 35KV, công suất từ 10KVA đến 30.000KVA;

47

- Sản xuất các loại máy biến áp truyền tải có điện áp từ 110KV đến 220KV, công suất từ 25MVA đến 450MVA;

- Sản xuất bán thành phẩm máy biến áp: xẻ băng, cắt chéo lõi tôn silic, vỏ tải nhiệt máy biến áp phân phối dạng cánh sóng và vỏ máy biến áp truyền tải đến 220KV;

- Sản xuất tủ điện, bảng điện trung, hạ thế có điện áp tới 3 5KV; - Sản xuất các loại trạm biến áp bộ kiểu kiot có điện áp tới 35KV;

- Sản xuất các loại dây đồng trần và tráng sơn cách điện kỹ thuật điện đuờng kính từ 0,1 đến 8 và 12,5 (mm);

- Sản xuất các loại dây nhôm kỹ thuật điện đuờng kính từ 1 đến 9,5 mm;

Dây và cáp nhôm trần, đồng trần, đây nhôm trần lõi thép có tiểt diện đến 1200mm2, điện áp đến 500KV;

- Sản xuất cáp điện ngầm trung, hạ thế lõi đồng/nhôm điện áp đến 35KV, cáp ngầm siêu cao áp đến 220KV bọc PVC/XLPE (gồm cả vặn xoắn, bọc thép, chống thấm);

- Sản xuất dây điện dân dụng, cáp điều khiển, cáp thông tin;

- Sản xuất các loại cáp điện chống cháy nổ, chống nhiễm mặn, chống thấm, các thiết bị điện phục vụ cho ngành đóng tàu và khai thác khoáng sản;

- Sản xuất đây đồng dẹt dạng trần và tráng sơn cách điện, bọc giấy, đồng thanh cái, đồng ống, đầu cốt (các sản phẩm bằng đồng);

- Đúc các linh kiện đồng, nhôm dùng cho nhà máy biến áp, dây cáp điện, công tắc cầu dao, cầu chì, máy ngắt, tủ bảng diện.

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka đuợc tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp năm 2016. Các hoạt động của Công ty tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty.

doanh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka có bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình đa bộ phân với cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng.

+ Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty.

+ Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết định. Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra quyết định hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.

+ Ban kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty.

+ Ban điều hành: Do HĐQT bổ nhiệm gồm có 01 Tổng Giám đốc, 02 Phó Tổng Giám đốc, 01 Kế toán trưởng.

* Tổng Giám đốc là người có quyền cao nhất, quyết định chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước công ty, Bộ Công nghiệp và Nhà nước.

* Một Phó Tổng Giám đốc sản xuất kinh doanh phụ trách phòng kinh doanh và giới thiệu sản phẩm có nhiệm vụ điều hành sản xuất kinh doanh và kỹ thuật sản xuất.

* Một Phó Tổng Giám đốc tài chính kiêm Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê tài chính ở Công ty đồng thời thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động kế toán tài chính của Công ty.

49

Phòng Kỹ thuật - phát triển: chịu trách nhiệm về kỹ thuật của quy trình công nghệ tính toán đề ra các định mức tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu, nghiên cứu lập kế hoạch sản xuất kinh để chế tạo ra sản phẩm mới.

Phòng kế hoạch thị trường: nghiên cứu thị trường đề ra các biện pháp tiêu thụ sản phẩm hợp lý đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh ổn định.

Phòng vật tư: có nhiệm vụ cung ứng vật tư.

Phòng tài vụ: đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác hạch toán kế toán, theo dõi các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dưới hình thức giá trị để phản ánh chi phí đầu vào, kết quả đầu ra, đánh giá kết quả lao động của các cán bộ công nhân viên. Phân tích kết quả kinh doanh của từng tháng, quý, năm, phân phối nguồn thu nhập. Đồng thời, cung cấp thông tin cho Tổng Giám đốc nhằm phục vụ tốt công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh.

Phòng KCS (Kiểm tra chất lượng sản phẩm): có nhiệm vụ chính là kiểm tra chất lượng sản phẩm ngoài ra còn có cùng với phòng kỹ thuật tính toán đề ra các định mức, tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu.

Văn phòng: làm nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo, định ra đường lối, sắp xếp phân phối lao động một cách hợp lý, xây dựng chế độ lương, thưởng, BHXH,...

Phòng phát triển dự án: Có nhiệm vụ đề xuất, xây dựng các dự án phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác theo chức năng nhiệm vụ của Công ty.

Ngoài ra công ty cũng có 7 công ty thành viên: Nhà máy thiết bị điện Hanaka, Công ty CP Xây dựng công nghiệp Hanaka, Trung tâm thương mại Hồng Kông, Công ty CP Ánh Bình Minh, Công ty CP dây điện từ Hanaka, Nhà máy biến thế truyền tải Hanaka, Nhà phân phối Tân Hoàn Cầu.

Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 Chênh lệch 2017/2016___________t____________________Chênh lệch 2016/2015___________t___________________

Tuyệt đối Tỷ Tuyệt đối Tỷ

1. Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ__________ 2.868.462 4 1.677.86 5 2.647.79 1.190.597 70,96 -969.931 -36,63

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần tập đoàn Hanaka

(Nguồn: Công ty Cổ phần tập đoàn Hanaka)

2.1.4. Tình hình và kết quả kinh doanh của Công ty 3 năm 2015 - 2017

Tình hình SXKD và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2015-2017

Bảng 2.1: Tình hình và kết quả kinh doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka năm 2015 - 2017

2. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ____________ 45.289 46.495 14.649 (1.205) )(2,59 31.845 217,38 3. LN sau thuế TNDN 45.0 45.2 14.649 (172) (0,38 30.598 208,87 4. Tổng số NV 2.927.01 2 2.287.30 5 2.439.08 8 639.707 27,97 -151.783 -6,22 5. Khả năng sinh lời của TS 009 Õ7ĨÔ 0H -0,01 -10 -0,01 -9,1 6. Khả năng sinh lời của

52

* Nhận xét:

Từ những ngày đầu còn khó khăn, bằng sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, công ty đã không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, điều này đuợc thể hiện qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2015-2017 qua các chỉ tiêu nhu doanh thu, lợi nhuận....

Về kết quả hoạt động, doanh thu bán hàng năm 2016 giảm 969.931 trđ so

với năm 2015, tức giảm 36,63%. Tuy nhiên năm 2017 so với năm 2016 đã tăng

1.190.597 trđ, khoảng 70,96%. Song, giá vốn hàng bán năm 2017 cũng tăng khiến

lợi nhuận gộp tăng 17.544 trđ, tức 16,64% so với 2016. Tổng lợi nhuận truớc thuế

năm 2015 đạt 14.649 trđ, năm 2016 tăng mạnh 217,38%, đạt 46.495 trđ, năm 2017 đạt 45.289 trđ, giảm 2,59% so với 2016. Điều này cho thấy năm 2016, kết

quả hoạt động của công ty đã đuợc cải thiện đáng kể, tuy nhiên năm 2017 lại bị

giảm sút.

Tổng nguồn vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka qua các năm đều

tăng lên. Hệ số thanh toán tổng quát 3 năm liên tiếp đều lớn hơn 1 có nghĩa là Công ty đủ khả năng thanh toán các khoản nợ. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn

hạn 3 năm liên tiếp cũng lớn hơn 1, trong mỗi kỳ kinh doanh thì Công ty đều có

khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty rất tốt và khả quan. Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2015 rất thấp

nhung đến năm 2017 thì cao hơn 1, chứng tỏ Công ty đã dần dần khôi phục sau

một thời gian dài chịu ảnh huởng của khủng hoảng nền kinh tế. Công ty đang dồi

dào về tiền và các khoản tuơng đuơng tiền để sẵn sàng chi trả cho các khoản nợ

đến hạn trả. Song điều đó đồng thời sẽ làm hạn chế về mặt sử dụng vốn của họ,

đồng vốn quay vòng cho sản xuất kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến hiệu quả kinh

Một phần của tài liệu 1176 phân tích tình hình tài chính tại CTY CP tập đoàn hanaka thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w