Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về phát triển sản xuất
- Diện tích, năng suất, sản lượng chè qua các năm. - Chi phí đầu tư cho sản xuất chè.
- Kết quả phát triển diện tích, sản lượng qua các năm của xã. - Giá bán, doanh thu, lợi nhuận
2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả kinh tế
- Chỉ tiêu kết quả sản xuất và chi phí sản xuất:
+ Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross output): Đánh giá toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định.
GO = VA + IC
+ Chi phí trung gian (IC - Intermediate Cost): Là toàn bộ chi phí vật chất, trong sản xuất chè nó là tổng đầu vào nguyên vật liệu như lân, đạm, kali, phân chuồng, thuốc BVTV,.. không tính công lao động.
+ Giá trị gia tăng (VA - Value Added): Là giá trị sản phẩm dịch vụ tạo ra trong một năm sau khi đã trừ đi chi phí trung gian.
- Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế:
+ Giá trị sản xuất (GO)/Chi phí trung gian (IC): Cho biết hiệu quả của một đồng chi phí trung gian tạo được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
+ Giá trị gia tăng (VA)/Tổng giá trị sản xuất (GO): Cho biết cứ một đồng giá trị sản xuất thì có bao nhiêu đồng là công lao động.
- Chỉ tiêu thể hiện trình độ, yếu tố sản xuất của chủ hộ: Độ tuổi, trình độ văn hóa/chuyên môn, máy móc, thiết bị.
2.4.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội
- Số hộ, số lao động trồng chè.
- Tuổi bình quân lao động trồng chè. - Trình độ học vấn của lao động trồng chè. - Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo.
- Tăng việc làm cho người lao động. - Chăm sóc sức khỏe người dân. - Văn hóa - Giáo dục.
2.4.4. Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường
- Tỷ lệ che phủ đất: Đánh giá sự tăng giảm độ che phủ đất, những ảnh hưởng của cây chè đối với việc tạo sinh khối và chống xói mòn trong sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái.
- Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, phân bón khoa học và hợp lý để bảo vệ lý tính và hóa tính của đất, nguồn nước, không khí, an toàn thực phẩm, sức khỏe con người.