Chỉ tiêu ĐVT Xã Phúc Thuận (n=30) Xã Hồng Tiến (n=30) Xã Trung Thành (n=30) Bình quân 1. Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 45,3 46,2 45,7 45,7 2. Trình độ học vấn bình quân của chủ hộ Lớp 10,3 10,5 10,6 10,5
3. Bình quân nhân khẩu của hộ Người 4,8 4,2 4,6 4,5
4. Số lao động bình quân Lao động 2,6 1,9 1,2 1,9
5. Tuổi bình quân của lao động Tuổi 39,4 44,5 45,1 43,0
6. Trình độ học vấn bình quân
của lao động Lớp 10,5 10,4 10,5 10,4
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2021)
Bình quân số nhân khẩu của hộ là 4,5 người/hộ. Trong đó bình quân lao động trên hộ là 1,9 người/hộ, tuổi bình quân của lao động là 43,0 tuổi, trình độ học vấn là 10,4 lớp. Như vậy, ta thấy nguồn nhân lực lao động trực tiếp trong sản xuất chè của hộ điều tra chủ yếu là người trung niên có kinh nghiệm sản xuất, nhưng trình độ học vấn còn thấp, số lượng lao động thiếu hụt tại các xã Hồng Tiến, Trung Thành nơi có quy mô diện tích trồng chè trung bình và nhỏ. Để giữ uy tín, chất lượng chè, một số nơi đã buộc phải phá bỏ diện tích
chè quá lứa. Nguyên nhân của sự thiếu hụt lao động đặc biệt trong thời gian thu hoạch chè cần rất nhiều nhân công là do sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng với sự đầu tư quy mô vốn rất lớn của Tập đoàn Samsung vào Khu Công nghiệp Yên Bình vào thị xã Phổ Yên trong những năm gần đây đã thu hút được lực lượng lớn lao động trong độ tuổi lao động làm việc tại các công ty.
b. Phương tiện sản xuất
Phương tiện phục vụ sản xuất là một yếu tố rất quan trọng. Hơn nữa ở 3 xã nghiên cứu hiện nay hình thức chế biến chủ yếu là chế biến thủ công tại các hộ gia đình. Sau khi thu hoạch, chè sẽ được chế biến ngay tại chỗ. Bếp tôn quay cải tiến được sử dụng để sao chè. Bếp có hình trống với một đầu to và một đầu cuối nhỏ hơn. Tùy theo thiết kế của từng hộ gia đình, đầu nhỏ hơn ở phía cuối tôn được bịt kín hoặc có một vài lỗ thông hơi để giúp thoát hơi nước của chè trong quá trình sao sấy. Bếp được phình to ở giữa để tạo độ võng ở phía trong lòng chảo. Mặt phía trong của tôn có những đường gợn lên theo chiều dọc được gọi là những cánh guồng giúp chè được đảo đều trong khi bếp quay. Tùy theo kích cỡ bếp mà người ta làm từ 12 đến 16 cánh guồng. Phía cửa tôn quay, nơi cho chè vào, được thiết kế 3 tấm tôn nhỏ xếp le và lượn theo hình tròn của ống để khi quay ngược lại, búp chè sẽ theo những đường này ra ngoài. Chính giữa của ống tôn được thiết kế trục quay để nâng bếp tôn và khi quay trục này thì cả khối tông cũng chuyển động theo. Độ nhanh chậm của tôn quay trước đây được điều chỉnh bằng tay thì hiện nay, hầu hết các gia đình đều sử dụng bằng điện.
Bếp được xây bằng gạch và đắp đất ở phía trên cho kín để giữ nhiệt. Phía cuối bếp được xây gắn với ống thông khói của bếp để khói bếp không quay ngược trở lại. Cửa bếp, được mở ở phía bên cạnh bếp, gần với đầu trên của tôn quay, ở vị trí đó, người sao chè vừa điều chỉnh tôn, vừa có thể điều chỉnh
củi trong khi sao. Việc đắp bếp cũng cần phải theo đúng kỹ thuật và kinh nghiệm để nhiệt tỏa đều trong bếp và bếp không bị khói. Một số nhà đã lắp thêm sàn lửa ở dưới bếp để tiết kiệm củi. Sàn lửa này làm bằng một tấm gang được tạo thành những lỗ nhỏ như tổ ong có độ lớn bằng viên gạch hoa. Chỗ để củi đun được đào sâu hơn để có thể thông hơi từ quạt gió thổi vào. Bề mặt của sàn lửa này bằng với bề mặt đất của bếp. Khi củi cháy ở phía trên tấm gang thì người sử dụng sẽ điều chỉnh quạt để lửa cháy to hoặc nhỏ. Với bếp than, quạt gió sẽ làm cho than củi này cháy hoàn toàn, giúp người sử dụng tận dụng được nhiệt và tiết kiệm củi, hơn nữa, lượng tro thải ra cũng giảm đáng kể. Theo nhận xét của một hộ nông dân sử dụng loại bếp đun này thì gia đình bà đã giảm được 1/3 lượng củi sử dụng so với khi dùng bếp tôn bằng, và ưu điểm của loại bếp này là tiện lợi và sạch sẽ, ít có khói bụi và tro.
Ngoài việc sử dụng bếp tôn cải tiến để sao chè, người dân còn sử dụng cả máy vò chè. Trước đây, để vò chè người làm chè phải dùng chân để vò. Hiện nay, việc sử dụng máy vò chè đã giúp người dân vò chè với khối lượng lớn một lúc và chất lượng búp chè cũng đẹp hơn. Củi là nhiên liệu để sao chè. Một số hộ có rừng trồng bạch đàn hoặc keo thì có thể cung cấp củi cho gia đình hoặc bán ra ngoài khi rừng đến tuổi thu hoạch. Ngoài những nhân tố kể trên chúng ta còn phải nghiên cứu thêm những vấn đề sau: