Tình hình phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên thế giới

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 34)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững

1.2.1. Tình hình phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên thế giới

Chè đã trở thành đồ uống được nhiều người dùng nhất trên toàn cầu. Số liệu đưa ra tại Diễn đàn Chè thế giới năm 2018 cho thấy trong tổng số 1,6 triệu lít đồ uống không cồn sử dụng trên toàn cầu thì chè chiếm 266 tỷ lít. Tính trung bình trên toàn cầu, mức tiêu thụ chè là 35,1 lít/người, cao hơn so với đồ uống có gas (30,6 lít) và cà phê (21,1 lít).

Nhìn chung, thị trường Châu Âu đa phần đã bão hòa, tiêu thụ bình quân đầu người giảm trong một thập kỷ qua; hiện tiêu thụ chè đang suy giảm tại hầu hết các nước nhập khẩu truyền thống ở Châu Âu, ngoại trừ Đức.

Năm 2018, giá chè thế giới thay đổi liên tục ở các nước SX và xuất khẩu chính. Khi so sánh giá trung bình của năm 2018 với năm 2017, giá chè thế giới năm vừa qua tại các thị trường vẫn còn nhiều hạn chế.

Thị trường chè vốn đã lớn nhưng vẫn liên tục tăng đều đặn, chính bởi Trung Quốc, nơi chiếm gần 40% tổng tiêu thụ chè toàn cầu và đang dùng lượng chè xanh cao nhất trong lịch sử. Trong khi đó, yêu cầu ở các thị trường khác cũng liên tục tăng lên, trong đó có Ấn Độ, dư sức bù lại cho mức tăng trưởng yếu ở Châu Âu (nơi doanh số bán chè giảm sút bởi sự cạnh tranh từ nước đóng chai).

Các thị trường sụt giảm mạnh về kim ngạch gồm có: Ấn Độ giảm 56,6%, đạt 0,91 triệu USD; U.A.E giảm 59,1%, đạt 4,21 triệu USD; Thổ Nhĩ Kỳ giảm 48%, đạt 0,78 triệu USD.

Dự báo sản lượng ở cả Kenya và Trung Quốc đều hồi phục mạnh trong năm 2018 sau khi bị sụt giảm trong năm 2017. Do đó sản lượng toàn cầu niên vụ 2018/2019 ước tính tăng nhẹ, khoảng 4,5%, nhưng sẽ chỉ tăng 2,8% trong năm 2019/2020 (không cao hơn mức tăng trung bình 4,5% giai đoạn 2006 - 2016), theo nhận định của EIU.

Trong khi đó, một số vấn đề có thể sẽ cản trở sản lượng tăng trong khoảng thời gian dự báo, đó là lạm phát khiến thu nhập từ trồng chè giảm so với thập kỷ trước, trong khi chi phí đầu vào tăng có thể khiến đầu tư giảm đi.

Các nước SX chè ngày càng quy định chặt chẽ hơn về việc dùng hóa chất sẽ khiến sản lượng chè thế giới khó tăng mạnh, chẳng hạn như ở SriLanka. Ngoài ra, năng suất không cao do nhiều diện tích chè già cỗi cũng cản trở việc tăng sản lượng, như ở Ấn Độ.

Về nhu cầu, triển vọng nhu cầu tiêu thụ chè tại các nước SX ngày càng tăng. Do đó, mặc dù sản lượng của không ít nước cũng tăng, song lượng dư thừa dành cho xuất khẩu không có sự đột biến, thậm chí ở một số nơi sụt giảm. Trung Quốc và Ấn Độ là hai thị trường điển hình có mức tiêu thụ tăng mạnh, có thể khiến cầu vượt cung ngày càng xa, dẫn tới giá trên thị trường nội địa tăng. Tại Mỹ cũng tương tự, phân khúc thị trường trà đá ngày càng phát triển, là một trong những lý do khiến cho xuất khẩu chè của Sri Lanka sang Mỹ năm 2018 tăng khá.

Về thị hiếu, mấy năm qua thị trường chứng kiến sự biến động mạnh mẽ về thói quen thưởng trà của người tiêu dùng. Trước đây người tiêu dùng thích uống trà truyền thống trong bữa sáng, là chè đen hoặc trà xanh ướp hương.

Tuy nhiên hiện có 2 phân khúc đang phát triển rất mạnh, đó là trà thảo mộc và trà chế biến thủ công (theo cách truyền thống, từ bàn tay của những nghệ nhân). Sở dĩ trà thảo mộc lên ngôi là bởi đó được nhận xét là đồ uống có lợi cho sức khỏe, với những tác dụng như giảm stress, chống viêm, thải độc, tốt cho tiêu hóa…

Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) dự báo, sản lượng chè đen toàn cầu sẽ tăng 2,2% mỗi năm trong thập kỷ tới, đạt 4,4 triệu tấn vào năm 2027, phản ánh sản lượng tăng mạnh ở Trung Quốc, Kenya và Sri Lanka - trong đó sản lượng chè đen của Trung Quốc sẽ tăng lên bằng của Kenya - nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới.

Sản lượng chè xanh toàn cầu dự báo sẽ còn tang mạnh hơn, khoảng 7,5% mỗi năm, đạt 3,6 triệu tấn vào 2027, chủ yếu bởi Trung Quốc, nơi sản xuất chè xanh sẽ tăng gấp đôi, từ 1,5 triệu tấn/năm giai đoạn 2015 - 2017 lên 3,3 triệu tấn năm 2027. [14]

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)