Kinh nghiệm sản xuất chè theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 42 - 51)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững

1.2.5. Kinh nghiệm sản xuất chè theo hướng bền vững

1.2.5.1. Kinh nghiệm nước ngoài

* Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững từ Kenya:

Năm 2013 là năm khởi đầu cho mục tiêu SX sạch và phát triển bền vững ngành chè của Việt Nam. Với hơn 111.000 hecta đất phục vụ cho việc trồng chè, Kenya hiện đứng đầu trong danh sách các nhà xuất khẩu chè lớn nhất thế giới. Đóng góp từ 17 đến 20% tổng doanh thu xuất khẩu các loại hàng hóa của đất nước này. Hàng năm Kenya xuất khẩu 396.641 tấn chè ra thị trường thế giới, con số này đã tăng đến 39% so với một thập kỷ trước. 80% tổng lượng chè SX ở Kenya là đến từ các nông dân với quy mô nhỏ lẻ, chỉ có 20% là đến từ các nhà SX với quy mô lớn. Sản phẩm được thu mua, xử lý và tinh chế rồi xuất khẩu đạt giá trị khoảng 858.250.000 USD, đóng góp 28% tổng lượng chè xuất khẩu trên toàn cầu. Những chia sẻ về kinh nghiệm của Kenya

sẽ là động lực đồng thời tạo ra chiến lược đúng đắn cho ngành chè Việt Nam. Nằm ở Châu Phi với mặt bằng phát triển KT XH còn không ít hạn chế so với thế giới nhưng ngành chè Kenya với chiến lược đúng đắn đã đem lại những thành công rất đáng khích lệ trong mọi công đoạn từ trồng, hái, SX, đóng gói, kinh doanh xuất khẩu và quảng bá hình ảnh thương hiệu chè Kenya. Ngành chè Kenya là sản phẩm nông nghiệp chủ lực đã và đang đóng góp rất lớn cho nền KT của đất nước Đông Phi này với kim ngạch xuất khẩu cao hơn rất nhiều so với Việt Nam.

Có được thành công ấn tượng này là bắt nguồn từ việc trồng, SX, kinh doanh và đặc biệt là marketing sản phẩm. Hệ thống tổ chức cũng như phương pháp tiêu thụ chè ở Kenya đều rất hiệu quả, 80% sản phẩm chè được tiêu thụ thông qua Cơ quan phát triển chè Kenya (KTDA), cơ quan này hoạt động như một công ty môi giới chứ không làm chủ một kg chè nào. Phần lớn chè được bán qua sàn đấu giá 2 phiên/tuần, đây chính là kênh tiêu thụ hiệu quả mà bây giờ Hiệp hội chè Việt Nam đang muốn sử dụng với Việt Nam.

Kenya trở thành nước SX chè nổi tiếng thế giới chính nhờ vào việc quản lý rất khoa học vừa đảm bảo được sự chỉ đạo nhất quán của Chính phủ, vừa thúc đẩy được tính sáng tạo, chủ động của mọi thành viên trong chuỗi giá trị. Thành công của Kenya là một bài học hữu ích nhằm nhìn lại hiện trạng của ngành chè Việt Nam trên mọi khía cạnh, qua đó đề ra biện pháp cho phát triển ngành chè Việt Nam, giúp tối đa hóa lợi ích cho Việt Nam do hội nhập đem lại.

* Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững từ Nhật Bản:

Nhật Bản cũng chú ý đến SX chè và được trồng ở vùng núi cao thuộc Kanaguwa, Shiga, Migazaki, Shizuoka. Tuy nhiên, đa phần ở Nhật Bản là SX chè an toàn dựa trên sự đồng bộ về các biện pháp kỹ thuật như cơ giới hoá, giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thu hoạch bảo quản chế biến nhằm giảm thiểu dư lượng thuốc trừ sâu và phân bón trong sản phẩm chè ở mức thị trường cho phép. Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản thực hiện một lượng kinh

phí lớn khai thác sản phẩm chè tự nhiên (sản phẩm hoàn toàn phù hợp được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm), rất nhiều tiệm chè hữu cơ và chè không có thuốc trừ sâu được khai trương. Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã dùng nhãn hiệu nông sản hữu cơ cho chè hữu cơ, năm 2001 Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã giới thiệu một hệ thống tiêu chuẩn chè hữu cơ Nhật Bản. SX chè ở Nhật Bản được thực hiện bởi các hộ nông dân, các công ty tư nhân, mỗi hộ SX chè thường có khoảng 2 - 3 ha, một nhà máy chế biến (Nếu tính theo công suất SX chè ở Việt Nam sản xuất 220 ngày/năm thì công suất tương đương là 12 tấn/ngày) thiết bị hiện đại không ít công đoạn SX đã được tự động hoá; ngoài ra, SX chè ở Nhật Bản cũng có tổ chức khác là các hợp tác xã SX chè đó là khoảng 40 hộ sản xuất chè, với quy mô, số lượng khoảng 80 - 120 ha cùng với nhà máy chế biến, quản lý theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi. Các hộ sản xuất và các hợp tác xã đều SX ra chè bán thành phẩm sau đó tiêu thụ trên thị trường. Thị trường chè trong nước: thông qua các chợ theo hình thức đấu giá thường diễn ra tại các trụ sở Hiệp hội nông nghiệp chè, những người SX mang sản phẩm đến Hiệp hội nông nghiệp chè của vùng (thường là huyện) nhằm bán, bên cạnh chợ, có kho bảo quản chè của Hiệp hội nông nghiệp chè làm dịch vụ bảo quản chè cho người mua bán, cho các công ty kinh doanh chè, khi có yêu cầu cho bảo quản lạnh 0 độ C, cũng lắp đặt các thiết bị tự động hoá, chỉ cần một người quản lý điều hành qua mạng máy vi tính, người gửi chè đến kho bảo quản chỉ cần đến lấy mã số lô hàng cần trả, các thiết bị sẽ tự động chuyển đúng lô hàng cần trả ra cửa kho. Nhiều tổ chức kinh doanh chè hay kinh doanh đồ uống thực hiện chế biến tạo nên những SP có giá trị cao hơn chè bột, chè uống liền, kẹo, bánh chế biến từ chè. Việc mua bán những sản phẩm này trên thị trường trong và ngoài quốc gia. Chỉ đạo và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật SX chè ở Nhật Bản được thực hiện thông qua Hiệp hội nông nghiệp chè kết hợp với các Viện Nghiên cứu chè đảm nhiệm. Ví dụ, Hiệp hội chè gắn các thiết bị quan sát đồng ruộng tại các vị trí nhất định

(thông qua các đầu đo trên đồng ruộng), hàng giờ các thiết bị tự động thu thập các thông số kỹ thuật, các chỉ số, ẩm độ, nhiệt độ, hàm lượng NPK và báo cáo kết quả thu thập được về máy vi tính, từ các thông số thu được, máy tính xử lý và đưa ra các phương hướng dùng phân bón, tưới,… khuyến cáo người SX chè. Về bảo vệ thực vật, dựa trên số liệu quan sát, điều tra dự tính, dự báo và khuyến cáo người SX quy trình phòng chống sâu bệnh hại chè dưới dạng các lịch phòng chống và các hướng dẫn cụ thể cho nông dân các chỉ tiêu về chất lượng chè bán thành phẩm (tanin, chất hoà tan, cafein, acid amin). Khi cần phân tích chất lượng chè cũng do bộ phận của Hiệp hội phân tích và trả lời theo đúng yêu cầu, vì thế các dịch vụ kỹ thuật và thị trường chè trong nước đều do Hiệp hội nông nghiệp chè đảm nhận, rất thuận tiện và chính xác. Biên chế cho một hiệp hội nông nghiệp rất gọn, phí dịch vụ mà hiệp hội nông nghiệp chè thu thông qua các dịch vụ khoảng 2% giá trị sản phẩm được cung cấp dịch vụ. Dư lượng thuốc hoá học trong sản phẩm chè của Nhật Bản là vấn đề được nhà nước và người tiêu dùng quan tâm, nhưng thực tế dư lượng thuốc trừ sâu trong chè SX ở Nhật Bản không có, do quy trình canh tác và yếu tố sinh trưởng chè ở nước này một năm chỉ hái chè 3 - 4 lứa, khoảng cách giữa hai lứa hái cách nhau 1 - 2 tháng, thuốc trừ sâu trong chè đã phân giải hết. Người Nhật Bản rất thích dùng chè, nên lượng SX trong nước chưa đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường nội tiêu. Vì vậy, người trồng chè ở Nhật Bản không phải lo lắng về tiêu thụ chè.

1.2.5.2. Kinh nghiệm trong nước

* Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững tỉnh Phú Thọ:

Đến hết năm 2020, diện tích chè toàn tỉnh Phú Thọ có hơn 16.000 ha chè, năng suất chè đạt 118 tạ/ha; sản lượng đạt hơn 185 nghìn tấn/năm; tỷ lệ diện tích các giống chè mới đạt 75,3%, trong đó, cơ cấu giống phục vụ chế biến chè xanh khoảng 30%; cây chè đã và đang khẳng định vai trò, vị thế là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, tạo thu

nhập ổn định cho nông dân khu vực nông thôn, miền núi. Tuy nhiên sản xuất chè của tỉnh còn những hạn chế, tồn tại: Việc đầu tư thâm canh của diện tích chè vùng dân còn hạn chế, chưa đảm bảo quy trình kỹ thuật; nhiều vườn chè không trồng cây che bóng, cây cải tạo đất, chưa bón cân đối N-P-K, chưa chú trọng bón bổ sung phân hữu cơ, phân vi sinh, bón phân chuyên dùng chủ yếu thực hiện ở các khu vực chè của doanh nghiệp; ý thức của người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất chè còn yếu, tình trạng lạm dụng sử dụng thuốc BVTV, sử dụng thuốc không đúng chủng loại và kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly còn khá phổ biến đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khách hàng tiêu thụ sản phẩm; nông dân một số nơi hái chè bằng máy chưa đúng kỹ thuật, hái cắt dài, hái cành già, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển bền vững của cây chè nên sự chỉ đạo còn nhiều khó khăn; sự liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp còn lỏng lẻo, chất lượng sản phẩm chưa đều.

Để đẩy mạnh sản xuất chè theo hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng chè nguyên liệu, các huyện vùng chè, các đoàn thể nhân dân tiếp tục tăng cường và đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các giải pháp nâng cao sản xuất chè và phát triển bền vững; đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng chè nguyên liệu: Trồng cây che bóng, kỹ thuật bón phân; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, sử dụng máy hái chè đúng kỹ thuật; sản xuất chè theo quy trình an toàn... Hệ thống khuyến nông tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng chè: Bón đủ lượng, cân đối N-P-K, sử dụng phân bón chuyên dùng cho chè; bón bổ sung phân hữu cơ, phân vi sinh, phân bón lá; hái chè bằng máy đúng quy trình kỹ thuật, không hái, cắt cành già để đảm bảo phát triển bền vững vườn chè; trồng bổ sung cây che bóng giúp duy trì độ ẩm trong đất, hạn chế ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài, giảm tỷ lệ sâu bệnh hại, giảm số lần phun

thuốc BVTV. Xây dựng kế hoạch phát triển chè của địa phương, phân công các thành viên Ban chỉ đạo phát triển cây chè của huyện theo dõi, chỉ đạo đến các xã; trong đó xác định cụ thể diện tích, tiến độ trồng cây che bóng và chỉ đạo triển khai thực hiện ngay trong năm 2015. Xây dựng mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác dịch vụ về phân bón, thuốc BVTV cho vùng sản xuất chè tập trung. Khuyến khích các doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết SX gắn với tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường chỉ đạo tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết, SX gắn với chế biến tiêu thụ, đẩy mạnh vai trò hoạt động của các hợp tác xã sản xuất chè đã có và tiếp tục phát triển các hợp tác xã mới; nghiên cứu chỉ đạo phát triển các câu lạc bộ chè, liên kết thành hiệp hội chè của tỉnh để nâng cao chất lượng, hiệu quả ngành chè. Cùng với đó, các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục nghiên cứu đề xuất tái cơ cấu ngành hàng chè, trong đó hết sức chú ý đổi mới tổ chức SX, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng cường liên kết, đảm bảo hiệu quả, bền vững. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các mô hình có hiệu quả (trồng cây che bóng, bón phân chuyên dùng, sản xuất an toàn…); hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh; trồng cây che bóng; sử dụng máy hái chè đúng kỹ thuật, sản xuất theo hướng an toàn đảm bảo phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè. Tăng cường công tác điều tra dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh hại chè và hướng dẫn nông dân phòng trừ hiệu quả, an toàn; đề xuất hình thức dịch vụ phát triển cây chè. Đẩy mạnh công tác quản lý việc kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV tại các vùng chè, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến chè. Tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở chế biến chè, kiên quyết xử lý đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện SX, chế biến theo quy định; chỉ đạo nhân rộng mô hình chuỗi kiểm soát chè an toàn trên địa bàn tỉnh.

* Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững tỉnh Yên Bái:

Yên Bái là địa phương nằm trong tốp đầu cả nước về diện tích chè và có thời điểm lên tới trên 12.000 ha, sản lượng búp tươi đạt 90.000 tấn/năm và cũng có tới 115 nhà máy chế biến lớn nhỏ. Thế nhưng, đến năm 2017, diện tích giảm còn 8.695 ha. Thông tin mới nhất từ ngành nông nghiệp, hiện nay, diện tích chè hiện có trên 7.655 ha, giảm trên 3.500 ha so với năm 2015. Có nhiều nguyên nhân giảm diện tích, nhưng nguyên nhân chính là do nhiều năm gần đây giá chè tươi luôn ở mức thấp; do đó, người trồng chè không đầu tư chăm sóc nên năng suất giảm liên tục. Yên Bái có hàng vạn hộ nông dân sống bằng nghề chè cũng như có hàng loạt các công ty, doanh nghiệp chế biến chè nhưng sản xuất, kinh doanh chè luôn gặp khó khăn. Có những năm, do ảnh hưởng của thời tiết dẫn đến chè sinh trưởng, phát triển kém nhưng có lẽ, nguyên nhân chính là quá trình SX chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

Người trồng chè sản xuất tràn lan, thu hái không theo phẩm cấp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khá tùy tiện; công nghệ chế biến thì lạc hậu, không xây dựng được thương hiệu sản phẩm, chè SX phẩm cấp thấp. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ chè khó khăn, các sản phẩm chè phẩm cấp cao giá không tăng nhưng mọi chi phí đầu vào lại tăng mạnh.

Cùng với đó là sự khó khăn chung của nền kinh tế đã kéo theo hàng loạt doanh nghiệp SX, kinh doanh gặp khó khăn, thậm chí có khá nhiều doanh nghiệp phải ngừng sản xuất. Các doanh nghiệp SX, kinh doanh chè cũng không ngoại lệ, đã có hơn chục doanh nghiệp phải đóng cửa nhà máy.

Đặc biệt, trong 9 tháng của năm 2014, thị trường tiêu thụ chè đặc biệt khó khăn nhưng Công ty cổ phần Chè Liên Sơn vẫn sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Sản xuất thu mua 2.360 tấn chè búp tươi, chế biến xuất khẩu được 550 tấn, doanh thu của doanh nghiệp đạt trên 12 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 1,5 tỷ đồng, bảo đảm việc làm và thu nhập ổn định cho 100 lao động. Nếu chỉ

nhìn vào những con số đó thì không phải là lớn song với việc sản xuất, kinh doanh chè khó khăn như hiện nay thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm được như vậy.

Đạt được những kết quả đó, ngoài việc phải cạnh tranh gay gắt nguyên liệu với các thành phần kinh tế khác, Công ty đã xây dựng được một chiến lược sản phẩm và vùng nguyên liệu bền vững cùng với tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, quản lý. Song song với tích cực đầu tư vùng nguyên liệu của mình, đơn vị còn tăng cường mối liên kết với người dân vùng nguyên liệu bằng ký kết các hợp đồng thu mua nguyên liệu ổn định và tái đầu tư vùng nguyên liệu.

Đã gần chục năm nay, năm nào Công ty cũng đầu tư hàng trăm triệu đồng tiền vốn mua phân bón, thuốc BVTV và hộ dân nào thiếu vốn, có nhu cầu đầu tư phân bón cho sản xuất luôn được doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng. Bên cạnh đó, trong thu mua nguyên liệu, đơn vị không chạy theo số lượng mà chỉ thu mua chè búp thu hái đúng phẩm cấp, kiên quyết không mua chè thu

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)