KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 63)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Phổ Yên bàn thị xã Phổ Yên

3.1.1. Tình hình chung v sn xut chè ca th xã Ph Yên

Trong sản xuất nông nghiệp của thị xã Phổ Yên hiện nay, chè được xác định là một trong những loại cây trồng mũi nhọn. Xác định chè là một trong những cây trồng thế mạnh, những năm qua, thị xã Phổ Yên đã quan tâm đầu tư, sản xuất chè từng bước hình thành các vùng chè an toàn, tập trung với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè, cùng với việc khuyến khích nhân dân mở rộng diện tích, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Từ đó, tạo ra các sản phẩm chè có chất lượng cao, an toàn. Thời gian qua, do hiệu quả kinh tế của cây chè lớn hơn các cây trồng khác do đó nhiều hộ nông dân đã thực hiện đầu tư chăm sóc, phát triển cây chè. Người dân trồng chè ở đất đồi và trên đất vườn xung quanh nhà. Vì vậy, đối với kinh tế hộ cây chè ngày càng đóng vai trò quan trọng.

Với những thế mạnh của cây chè, thời gian qua thị xã Phổ Yên đã thực hiện tốt các chính sách của tỉnh để thúc đẩy phát triển sản xuất chè, triển khai những lớp tập huấn nhằm phổ biến cho người dân thực hiện sản xuất chè. Do vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, cây chè đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực, có diện tích, năng suất và sản lượng tăng nhanh.

Sản xuất chè ở Phổ Yên còn chủ yếu là sản xuất theo quy mô hộ. Mặc dù thế, nhờ tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, không ngừng đầu tư thâm canh nên chè đã đưa đến hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm vừa qua, diện tích, năng suất, chất lượng, giá trị chè Phổ Yên không ngừng tăng. Tổng diện tích chè năm 2018 là 1.654ha đến năm 2020 tăng lên 1.687ha làm sản lượng chè búp tươi cũng tăng từ 17.530 tấn năm 2018 lên 17.979 tấn năm 2020.

Bảng 3.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè Phổ Yên giai đoạn 2018-2020

TT Nội dung ĐVT Năm 2018 Năm

2019 Năm 2020 Tổng diện tích Ha 1.654 1.689 1.687 1 Diện tích trồng mới Ha 31,5 78 45 2 Diện tích cho sản phẩm Ha 1.601 1.580 1.564 3 Năng suất chè búp tươi Tạ/ha 109 111 115 4 Sản lượng chè búp tươi Tấn 17.530 17.532 17.979 5 Diện tích sản xuất chè an toàn Ha 100 140 200

(Nguồn: Chi cục Thống kê khu vực Phổ Yên – Sông Công)

Hiện nay, thị xã Phổ Yên đã và đang đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu giống chè theo hướng giảm giống chè Trung du tăng các giống chè nhập nội và các giống chè trong nước chọn tạo, lai tạo. Qua bảng trên cho thấy diện tích trồng mới chủ yếu là các giống mới được đưa vào sản xuất và diện tích trồng mới tăng dần qua các năm, từ năm 2018 là 31,5ha đến năm 2020 tăng lên 45ha. Chè giống mới đã cho năng suất, sản lượng chè búp tươi tăng dần.

- Sản xuất chè an toàn ở thị xã Phổ Yên: Hình thành vùng sản xuất chè an toàn, tập trung tại các xã Phúc Tân, Phúc Thuận, Thành Công, Minh Đức với diện tích là 150 ha (Trong đó 45 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap). Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất, chế biến chè, đến năm 2020 tổng diện tích ứng dụng tưới tiết kiệm nước, tưới tiết kiệm bán tự động là 110 ha. Trong những năm qua, thị xã đã quan tâm phát triển, thành lập được 14 tổ hợp tác sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP với 597 hộ tham gia sản xuất. Theo đó, các hộ đã được tham gia tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật canh tác, hướng dẫn ghi chép sổ nhật ký sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP; hỗ trợ 100% chi phí lần đầu cấp giấy chứng nhận VietGAP (6 triệu đồng/ha). Cùng với đó, thị xã đã hỗ trợ người dân từng bước đưa công nghệ áp dụng vào sản xuất chè

VietGAP như hỗ trợ vật tư để lắp 150 điểm tưới nước tiết kiệm trên diện tích khoảng 45ha…

Xác định Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, thời gian qua, thị xã Phổ Yên đã tích cực triển khai nội dung này theo hướng nâng cao chất lượng,từng bước xây dựng thương hiệu nông sản địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân. Công ty Cổ phần Trà Việt Thái, trụ sở tại xã Phúc Thuận với mục tiêu đưa thương hiệu chè Phổ Yên đến với người tiêu dùng, Công ty đã liên kết với 75 hộ dân ở 3 tổ hợp tác sản xuất chè VietGAP (chủ yếu là giống chè lai LDP1) trên địa bàn xã với vùng nguyên liệu có diện tích trên 30 ha. Đặc biệt, năm 2020, từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh, đơn vị đã được hỗ trợ 300 triệu đồng để đầu tư máy móc, phục vụ hoạt động chế biến, kinh doanh chè. Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hiện nay, đơn vị đã có 2 sản phẩm là Lộc trà thượng hạng và Lộc trà được chứng nhận đạt 4 sao, không chỉ góp phần đưa thương hiệu chè Phổ Yên đến với người tiêu dùng trong nước mà còn là cơ hội để các sản phẩm có mặt tại thị trường nước ngoài. Hiện nay, mỗi tháng Công ty xuất bán ra thị trường trên 4 tấn chè thành phẩm với 3 sản phẩm chủ lực, gồm: Tâm trà, Lộc trà và Lộc trà thượng hạng, giá bán dao động từ 300 nghìn đồng đến 1,6 triệu đồng/kg.

3.1.2. Tình hình chung ca nhóm hđược điu tra

3.1.2.1. Đặc điểm chung của các hộ trồng chè

a. Tình hình lao động (nguồn lực) của hộ sản xuất chè

Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy, độ tuổi bình quân của chủ hộ ở 3 xã là 45,7 tuổi. Hầu hết ở độ tuổi này, các chủ hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất, có vốn sống và có một số kinh nghiệm nhất định. Các chủ hộ được khảo sát đều đã có những hiểu biết nhất định trong vấn đề trồng chè. Vì thế đó là một thuận lợi lớn, giúp tăng cường hoạt động kinh doanh và sản xuất chè ở từng hộ.

Ngoài chỉ tiêu độ tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ phần lớn còn chưa cao, chỉ từ cấp II đến cấp III. Yếu tố này có tác động lớn đến quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và xác định phương án sản xuất ở từng gia đình. Những chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn, nhận thức cao hơn, do vậy có khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tốt hơn cũng như khả năng quản lý và tìm ra các phương án trồng chè tốt hơn và có hiệu quả hơn. Khi đó, trình độ văn hóa sẽ tác động không nhỏ tới hiệu quả sản xuất chè của từng gia đình.

Bảng 3.2: Tình hình nhân lực sản xuất chè của hộ

Chỉ tiêu ĐVT Xã Phúc Thuận (n=30) Xã Hồng Tiến (n=30) Xã Trung Thành (n=30) Bình quân 1. Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 45,3 46,2 45,7 45,7 2. Trình độ học vấn bình quân của chủ hộ Lớp 10,3 10,5 10,6 10,5

3. Bình quân nhân khẩu của hộ Người 4,8 4,2 4,6 4,5

4. Số lao động bình quân Lao động 2,6 1,9 1,2 1,9

5. Tuổi bình quân của lao động Tuổi 39,4 44,5 45,1 43,0

6. Trình độ học vấn bình quân

của lao động Lớp 10,5 10,4 10,5 10,4

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2021)

Bình quân số nhân khẩu của hộ là 4,5 người/hộ. Trong đó bình quân lao động trên hộ là 1,9 người/hộ, tuổi bình quân của lao động là 43,0 tuổi, trình độ học vấn là 10,4 lớp. Như vậy, ta thấy nguồn nhân lực lao động trực tiếp trong sản xuất chè của hộ điều tra chủ yếu là người trung niên có kinh nghiệm sản xuất, nhưng trình độ học vấn còn thấp, số lượng lao động thiếu hụt tại các xã Hồng Tiến, Trung Thành nơi có quy mô diện tích trồng chè trung bình và nhỏ. Để giữ uy tín, chất lượng chè, một số nơi đã buộc phải phá bỏ diện tích

chè quá lứa. Nguyên nhân của sự thiếu hụt lao động đặc biệt trong thời gian thu hoạch chè cần rất nhiều nhân công là do sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng với sự đầu tư quy mô vốn rất lớn của Tập đoàn Samsung vào Khu Công nghiệp Yên Bình vào thị xã Phổ Yên trong những năm gần đây đã thu hút được lực lượng lớn lao động trong độ tuổi lao động làm việc tại các công ty.

b. Phương tiện sản xuất

Phương tiện phục vụ sản xuất là một yếu tố rất quan trọng. Hơn nữa ở 3 xã nghiên cứu hiện nay hình thức chế biến chủ yếu là chế biến thủ công tại các hộ gia đình. Sau khi thu hoạch, chè sẽ được chế biến ngay tại chỗ. Bếp tôn quay cải tiến được sử dụng để sao chè. Bếp có hình trống với một đầu to và một đầu cuối nhỏ hơn. Tùy theo thiết kế của từng hộ gia đình, đầu nhỏ hơn ở phía cuối tôn được bịt kín hoặc có một vài lỗ thông hơi để giúp thoát hơi nước của chè trong quá trình sao sấy. Bếp được phình to ở giữa để tạo độ võng ở phía trong lòng chảo. Mặt phía trong của tôn có những đường gợn lên theo chiều dọc được gọi là những cánh guồng giúp chè được đảo đều trong khi bếp quay. Tùy theo kích cỡ bếp mà người ta làm từ 12 đến 16 cánh guồng. Phía cửa tôn quay, nơi cho chè vào, được thiết kế 3 tấm tôn nhỏ xếp le và lượn theo hình tròn của ống để khi quay ngược lại, búp chè sẽ theo những đường này ra ngoài. Chính giữa của ống tôn được thiết kế trục quay để nâng bếp tôn và khi quay trục này thì cả khối tông cũng chuyển động theo. Độ nhanh chậm của tôn quay trước đây được điều chỉnh bằng tay thì hiện nay, hầu hết các gia đình đều sử dụng bằng điện.

Bếp được xây bằng gạch và đắp đất ở phía trên cho kín để giữ nhiệt. Phía cuối bếp được xây gắn với ống thông khói của bếp để khói bếp không quay ngược trở lại. Cửa bếp, được mở ở phía bên cạnh bếp, gần với đầu trên của tôn quay, ở vị trí đó, người sao chè vừa điều chỉnh tôn, vừa có thể điều chỉnh

củi trong khi sao. Việc đắp bếp cũng cần phải theo đúng kỹ thuật và kinh nghiệm để nhiệt tỏa đều trong bếp và bếp không bị khói. Một số nhà đã lắp thêm sàn lửa ở dưới bếp để tiết kiệm củi. Sàn lửa này làm bằng một tấm gang được tạo thành những lỗ nhỏ như tổ ong có độ lớn bằng viên gạch hoa. Chỗ để củi đun được đào sâu hơn để có thể thông hơi từ quạt gió thổi vào. Bề mặt của sàn lửa này bằng với bề mặt đất của bếp. Khi củi cháy ở phía trên tấm gang thì người sử dụng sẽ điều chỉnh quạt để lửa cháy to hoặc nhỏ. Với bếp than, quạt gió sẽ làm cho than củi này cháy hoàn toàn, giúp người sử dụng tận dụng được nhiệt và tiết kiệm củi, hơn nữa, lượng tro thải ra cũng giảm đáng kể. Theo nhận xét của một hộ nông dân sử dụng loại bếp đun này thì gia đình bà đã giảm được 1/3 lượng củi sử dụng so với khi dùng bếp tôn bằng, và ưu điểm của loại bếp này là tiện lợi và sạch sẽ, ít có khói bụi và tro.

Ngoài việc sử dụng bếp tôn cải tiến để sao chè, người dân còn sử dụng cả máy vò chè. Trước đây, để vò chè người làm chè phải dùng chân để vò. Hiện nay, việc sử dụng máy vò chè đã giúp người dân vò chè với khối lượng lớn một lúc và chất lượng búp chè cũng đẹp hơn. Củi là nhiên liệu để sao chè. Một số hộ có rừng trồng bạch đàn hoặc keo thì có thể cung cấp củi cho gia đình hoặc bán ra ngoài khi rừng đến tuổi thu hoạch. Ngoài những nhân tố kể trên chúng ta còn phải nghiên cứu thêm những vấn đề sau:

Bảng 3.3: Phương tiện sản xuất của hộ

Chỉ tiêu ĐVT Xã Phúc Thuận (n=30) Xã Hồng Tiến (n=30) Xã Trung Thành (n=30)

1. Máy vò chè mini Cái 36 34 30

2. Máy sao cải tiến Cái 33 31 30

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2021)

Qua số liệu điều tra ta thấy 100% số hộ trồng chè có máy sao cải tiến, tất cả các hộ đều có máy vò chè mini. Trong những năm trước đây, phần lớn các hộ đều sử dụng máy sao quay tay. Nhưng ngày nay, khi có sự tiến bộ của

khoa học kỹ thuật, máy sao cải tiến đã được đưa vào sử dụng, giúp các hộ nông dân giảm được công lao động và tăng năng suất sản xuất chè. Điều này có ảnh hưởng tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong nông hộ.

3.1.2.2. Tình hình sản xuất chè của các nhóm hộ nghiên cứu a. Tình hình sản xuất chè của hộ gia đình

Hiện nay tại thị xã Phổ Yên đã và đang triển khai mô hình VietGap cho sản xuất chè. Tuy nhiên, số lượng tham gia vào mô hình không nhiều, và vẫn còn nhiều hộ gia đình sản xuất chè theo truyền thống. Trong tổng số 90 hộ điều tra thì có 10 hộ tham gia vào mô hình trồng chè theo tiêu chuẩn VietGap chiếm 11,1%. Năng suất trung bình trên 1 ha của chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap cao hơn so với chè sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGap, giá bán của chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap cũng cao hơn vì vậy mang lại doanh thu lớn.

Bảng 3.4: Diện tích, năng suất, sản lượng chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và chè không sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap

Loại chè Số hộ Diệ(ha) n tích N(tăng suạ/ha) ất Sản l(tấượn) ng

Chè không theo tiêu chuẩn VietGap 80 36,8 102 375,4

Chè theo tiêu chuẩn VietGap 10 1,2 122 14,6

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2021)

Qua bảng 3.4 cho thấy có 80 hộ sản xuất chè không theo tiêu chuẩn VietGap có tổng diện tích là 36,8ha đạt năng suất 102 tạ/ha tương ứng với 375,4tấn chè tươi. 10 hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap có tổng diện tích là 1,2ha đạt năng suất 122 tạ/ha tương ứng với 14,6 tấn chè. Đa số các hộ gia đình sản xuất chè thông thường và hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm trồng chè lâu năm để sản xuất, không áp dụng nhiều khoa học vào sản xuất chè nên chất lượng chè không cao, giá bán thấp làm cho doanh thu không nhiều. Còn những hộ áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap thì mang lại lợi nhuận

cao. Theo điều tra thực tế các hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap thực hiện theo những nội dung sau:

- Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất:

Trong 90 hộ điều tra có 10 hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap, và đã được chứng nhận chè theo tiêu chuẩn VietGap. Được biết tiêu chí đầu tiên là lựa chọn vùng sản xuất của các hộ này là những vùng sản xuất chè thuộc vùng quy hoạch sản xuất chè được cấp có thẩm quyền chấp thuận; Đất có tầng canh tác trên 50cm; Độ dốc bình quân không quá 25 độ, dồi dào nước ngầm, mùa mưa thoát nước nhanh, không bị úng. Nguồn nước, đất và không khí không bị nhiễm độc chất hóa học và vi sinh vật.

- Giống chè:

Theo các hộ đang sản xuất chè VietGap cho biết giống chè đang sản xuất có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất. Giống chè đều được lấy từ Ủy ban nhân dân xã, do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã liên kết với Phòng Kinh tế thị xã Phổ Yên phổ biến và cung ứng tới xã.

Hiện nay, trên địa bàn thị xã đang sử dụng các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu tốt, nhân giống bằng phương pháp giâm cành như giống chè LDP1, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, TRI777… Tuy nhiên với yếu tố tự nhiên mà thị xã đang có thì giống chè lai LDP1 được cho là phù hợp với yếu tố sản xuất và thị trường tiêu thụ trên địa bàn và được chọn làm giống chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.

- Quản lý đất:

Để đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn VietGap, các hộ dân cần có biện pháp

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)