4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất chè ở thị xã
- Điểm mạnh: Khí hậu thích hợp với trồng chè, người dân thị xã có kinh nghiệm trong sản xuất chè.
- Điểm yếu: Chất lượng chè còn thấp do giống kém, năng suất thấp; Thiếu lao động và thiếu vốn; Trình độ kỹ thuật còn thấp; Địa hình vùng chè trọng điểm không bằng phẳng chủ yếu là đồi núi, khó quy hoạch được vùng sản xuất tập trung; Hoạt động tiếp thị, hỗ trợ bán hàng chưa phát triển.
- Cơ hội: Đất đai phù hợp; Nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ: Hỗ trợ về giống chè mới, hỗ trợ phân bón,…; Mạng lưới khuyến nông phát triển, mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất chè; Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nhiều nghiên cứu về sản xuất, chế biến chè; Nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. Chè được sử dụng nhiều trong các ngày lễ, Tết và các ngày thường; Quan hệ quốc tế dần mở rộng; Thu nhập tăng, xu hướng muốn có chè sạch, chất lượng cao ngày càng tăng.
- Thách thức: Thiếu nước tưới vào mùa khô; Thị trường đầu ra không ổn định, sự cạnh tranh ngày càng cao; Thời tiết ngày càng không ổn định, phát sinh nhiều sâu bệnh phức tạp; Giá cả phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng cao; Sản phẩm của đối thủ cạnh tranh có chất lượng cao; Đối thủ có chiến lược truyền thống và khuyến mãi mạnh.
Qua bảng phân tích SWOT về thực trạng sản xuất chè trên địa bàn thị xã Phổ Yên để có cơ sở đưa ra các giải pháp phù hợp cho phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã trong thời gian tới.
3.3. Giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
3.3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất chè ở thị xã Phổ Yên Phổ Yên
- Phát triển nông nghiệp tổng hợp, hiệu quả và bền vững, liên kết chặt chẽ với chế biến và thị trường. Từng bước xây dựng các vùng sản xuất chè an toàn nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, trọng tâm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Phát triển sản xuất chè an toàn, chất lượng thông qua việc áp dụng các biện pháp thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng và lao động, đồng thời bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái.
b. Định hướng về phát triển sản xuất chè ở thị xã Phổ Yên
Phát huy tiềm năng và thế mạnh, lợi thế của chè trên cơ sở phát triển đồng bộ sản xuất – chế biến – tiêu thụ gắn với áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến đa dạng hóa sản phẩm đảm bảo chất lượng chè an toàn, khôi phục danh trà và xây dựng thương hiệu cho chè Phổ Yên.
c. Mục tiêu về phát triển sản xuất chè ở thị xã Phổ Yên
- Xây dựng các vùng sản xuất chè an toàn tập trung, áp dụng các biện pháp thâm canh, thực hiện theo quy trình VietGap.
- Xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn đảm bảo cơ cấu chủng loại theo nhu cầu thị trường.
- Đến năm 2025: diện tích chè tại các vùng sản xuất an toàn tập trung áp dụng quy trình VietGap đạt 100%.
3.3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Phổ Yên
3.3.2.1. Quy hoạch vùng chè
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, quản lý điều hành của chính quyền địa phương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc đẩy mạnh phát triển nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè.
Cần đa dạng hoá sản phẩm theo hướng an toàn, chất lượng cao, khai thác lợi thế chè đặc sản của thị xã Phổ Yên, tập trung tại các vùng sản xuất chè của thị xã Phổ Yên như Phúc Thuận, Phúc Tân, Thành Công, Minh Đức,...
Quy hoạch sản xuất chè an toàn: Xác định yếu tố sản xuất chè an toàn cho các vùng sản xuất chè của thị xã (đất, nước, trình độ người lao động); xây dựng bản đồ mức độ an toàn trong sản xuất chè.
Đối với việc mở rộng diện tích, cần xác định rõ các vùng tập trung trên quan điểm tận dụng và phát huy tối đa lợi thế về sản xuất chè của thị xã. Phát triển vùng nguyên liệu đồng thời với phát triển cơ sở chế biến và hệ thống cơ sở hạ tầng khác, đặc biệt là giao thông. Đối với diện tích thay thế: Đầu tư trồng thay thế các diện tích chè Trung Du đã già cỗi bằng các giống chè LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên cho năng suất, chất lượng cao. Trong quá trình tổ chức thay thế giống chè phải có giải pháp cụ thể không để diễn ra tự phát để đảm bảo nguyên liệu cho chế biến. Quá trình trồng mới, trồng thay thế phải có kế hoạch và định hướng rõ rệt về cơ cấu, diện tích hướng tới tạo vùng nguyên liệu cho sản xuất lớn tập trung.
3.3.2.2. Giải pháp về môi trường và xã hội
Áp dụng mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap là một trong những mô hình giúp bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm chi phí, vừa hạn chế được sự ảnh hưởng của thuốc BVTV tới môi trường và sức khỏe con người. Hơn nữa, cây chè còn chống xói mòn và quản lý dinh dưỡng đất.
Phát triển bền vững vùng chè gắn với phát triển xây dựng nông thôn mới; tạo cảnh quan môi trường sinh thái, văn hoá chè, gắn sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè với du lịch, dịch vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất, xã hội và môi trường. Xây dựng các trung tâm dịch vụ trình diễn kỹ thuật, dịch vụ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm chè gắn với du lịch làng nghề, văn hoá và du lịch sinh thái vùng chè.
Áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) trong sản xuất chè. Đánh giá, lựa chọn vùng sản xuất an toàn, xác định các yếu tố bất lợi, đưa ra các giải pháp loại trừ hoặc giảm thiểu các yếu tố bất lợi trong từng vùng sản xuất.
Thâm canh và phát triển chè kết hợp với bảo vệ diện tích rừng hiện có. Thâm canh và phát triển chè sẽ góp phần tăng độ che phủ cho đất, hạn chế xói mòn rửa trôi, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ổn định sản xuất và đời sống, phát triển bền vững.
Từ việc quy hoạch vùng chè và chọn giống chè cho năng suất cao sẽ tạo việc làm cho người dân, giúp người dân tăng thêm thu nhập.
3.3.2.3. Giải pháp về chế biến
- Rà soát, nhận định lại khả năng đưa ra nguyên liệu của các vùng sản xuất cho cơ sở chế biến, định hướng thu hút đầu tư, cải tạo các cơ sở chế biến chè hiện có để hình thành các nhà máy hiện đại, có công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra SP chè chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với các xưởng chế biến quy mô nhỏ (Hộ gia đình, trang trại) để tạo ra sản phẩm đặc sản truyền thống cần đầu tư theo hướng kết hợp thiết bị hiện đại với thủ công tinh xảo.
- Tăng cường giám sát các cơ sở chế biến theo từng quy mô, hướng dẫn việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, chế biến tự công bố chất lượng SP, xử lý nghiêm minh mọi trường hợp sản xuất, chế biến chè không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bảo quản sản phẩm sau chế biến đúng cách sẽ giữ chất lượng SP luôn mới và bán được giá cao khi nhu cầu thị trường tăng cao.
Sản xuất tập trung vào vụ đông vì đó là thời điểm chè có giá trị cao, để làm được việc đó người dân cần chuẩn bị các phương tiện nhất là cần phải
chủ động được nguồn nước tưới cho chè khi khô hạn kéo dài, mới đảm bảo cho năng suất chè theo yêu cầu trong điều kiện bất lợi về thời tiết.
3.3.2.4. Giải pháp về khoa học công nghệ: Giống, kỹ thuật canh tác, quản lý chất lượng nguyên liệu, thu hoạch và bảo quản, giải pháp công nghệ chế biến.
* Phát triển sản xuất chè theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, hướng dẫn, khuyến khích nông dân thực hiện thương mại điện tử trong nông nghiệp sản xuất chè, các làng nghề chè truyền thống, mô hình kinh tế trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
* Ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực sản xuất nguyên liệu như về giống, canh tác, BVTV. Thiết kế các mô hình sản xuất với quy mô từ 30 - 50 ha, trong đó áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, dùng công nghệ cao trong các khâu tưới nước, bón phân và thu hái nhằm tạo ra SP chè an toàn, chất lượng cao với số lượng đủ lớn.
- Áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) trong sản xuất chè. Nhận định, xác định vùng SX an toàn, xác định các mối nguy, đưa ra các giải pháp loại trừ hoặc giảm thiểu các mối nguy trong từng vùng sản xuất.
- Tăng cường hoạt động bình tuyển, thẩm định và công nhận các cây chè đầu dòng, các vườn cây đầu dòng, đảm bảo hom giống đưa vào sản xuất có nguồn gốc rõ ràng. Tổ chức sản xuất giống chè tại chỗ, chủ động đưa ra đủ giống cho trồng mới và trồng lại chè. Nâng cao năng lực của Tổ chức chứng nhận chất lượng giống chè, đảm bảo 100% lượng giống chè đưa vào sản xuất đều được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, không để giống không rõ nguồn gốc, giống không phù hợp với vùng sinh thái đưa vào sản xuất đại trà.
- Hệ thống giám sát cần xây dựng và nâng cao năng lực hoạt động, chứng nhận chất lượng sản phẩm chè.
* Đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến chè theo hướng dùng công nghệ cao như các dây chuyền chế biến chè xanh cao cấp, chè ô long, chè đen
CTC, đa dạng hoá các SP chè với mẫu mã, bao bì hiện đại, an toàn, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
- Tăng cường số lượng chè được thu hái bằng máy, dùng máy, công cụ cải tiến trong khâu làm cỏ, bón phân và đốn chè nhằm giảm nhân công lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất. Dùng công nghệ cao trong bảo quản, đóng gói SP như máy hút chân không, máy ủ hương, máy đóng gói nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Đầu tư thiết kế cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất chè tập trung như hệ thống giao thông, hệ thống tưới nước, nhà sơ chế SP, từng bước đáp ứng yêu cầu của sản xuất an toàn, hiệu quả.
3.3.2.5. Thu hút vốn đầu tư
- Nhà nước đầu tư kinh phí cho điều tra cơ bản, xác định các vùng đủ yếu tố sản xuất an toàn tập trung, lập các dự án đầu tư phát triển chè an toàn.
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho thiết kế, cải tạo cơ sở hạ tầng như giao thông, kênh mương tưới cấp 1, cấp 2, trạm bơm, hệ thống điện hạ thế cho vùng sản xuất chè an toàn theo dự án được phê duyệt.
- Hỗ trợ 100% kinh phí cho việc cấp chứng nhận lần đầu và hỗ trợ 50% kinh phí cho việc gia hạn cấp chứng nhận sản xuất, chế biến theo tiêu chuẩn VietGap.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư thiết kế các nhà máy chế biến có quy mô nhỏ và vừa với thiết bị đồng bộ, hiện đại, chế biến theo công nghệ chè xanh. Thu hút đầu tư trực tiếp vào phát triển vùng nguyên liệu và chế biến chè tại thị xã. Tăng cường liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp với người sản xuất trong SX, chế biến và tiêu thụ chè.
3.3.2.6. Giải pháp về công tác khuyến nông nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chè của thị xã Phổ Yên
Đào tạo nâng cao trình độ nhân lực ngành sản xuất chè, đầu tư khoa học và công nghệ cho phát triển chè:
- Tăng cường hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực ngành sản xuất chè, bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ làm hoạt động khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến chè.
- Tăng cường hợp tác với các cơ quan nghiên cứu để ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong các khâu sản xuất nguyên liệu, chế biến, bảo quản SP chè.
- Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực cho ngành sản xuất chè.
- Lồng ghép các chương trình khuyến nông, các chương trình đào tạo nghề, tổ chức các chương trình tham quan, tập huấn, xây dựng các dự án ưu tiên, các mô hình điểm để chuyển giao kỹ thuật đến người sản xuất.
Tập trung tăng cường cử đội ngũ cán bộ khuyến nông thường xuyên bám sát địa bàn để tư vấn, chuyển giao những kiến thức mới trong sản xuất kinh doanh chè theo hướng thực hành thực tế, giảm lý thuyết và khuyến khích vai trò của người dân tham gia hoạt động khuyến nông, mở các lớp phổ biến khoa học kỹ thuật cho người nông dân, khi đưa các giống mới vào sản xuất. Đội ngũ khuyến nông cần đưa ra các thông tin cần thiết kịp thời như tình hình sâu bệnh, biện pháp phòng trừ, nhu cầu thị trường giá cả, giới thiệu các giống chè mới và tư vấn tốt các dịch vụ khuyến nông cho người dân.
3.3.2.7. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm chè
- Xác định các mặt hàng xuất khẩu để sản xuất và xuất khẩu SP có tỷ lệ chế biến cao, chuyển đổi cơ cấu chủng loại SP chè để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và thế giới.
Đầu tư và phát triển các vùng nông sản xuất khẩu theo hướng thành lập các khu chế biến xuất khẩu, thiết kế và hoàn thiện hệ thống phân phối SP trên thị trường.
- Đẩy mạnh hỗ trợ nâng cao kiến thức, năng lực thị trường cho người nông dân sản xuất kinh doanh chè thông qua hoạt động khuyến nông, khuyến
công, phát triển hệ thống thông tin thị trường, các hoạt động nghiên cứu thị trường.
- Đầu tư phát triển thương hiệu Chè Phổ Yên. Tạo điều kiện và khuyến khích các cá nhân, tổ chức xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá cho SP của mình. Coi đây là cách thâm nhập và củng cố vị thế của chè Phổ Yên trên thị trường trong nước và quốc tế, vừa là cách thức hữu hiệu bảo vệ quyền lợi của người sản xuất trong cạnh tranh.
- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại thông qua các hoạt động như: Hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, Festival chè, quảng bá các doanh nghiệp sản xuất chè hàng hoá và SP chè của họ trên thị trường nội địa và thế giới.
- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển vùng nguyên liệu và chế biến chè tại thị xã. Tăng cường liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các đối tác nước ngoài nhằm tăng cường tiềm lực xuất khẩu.
- Khuyến khích các HTX, Tổ hợp tác, Làng nghề chè trên địa bàn thị xã tham dự các hội chợ, lễ hội trà của tỉnh, thị xã tổ chức để giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Qua đó góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chè ra các tỉnh thành trong khắp cả nước.
3.3.2.8. Tăng cường quản lý chất lượng trong bối cảnh hội nhập thông qua việc áp dụng quy trình quản lý nông nghiệp tốt cho chè
Thứ nhất, thị xã Phổ Yên cần áp dụng chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành chè trong bối cảnh hội nhập kinh tế và tính cạnh tranh cao. Thay vì tập trung vào mở rộng diện tích trồng chè và mở rộng xuất khẩu, các nhà