Ngành chè tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 37 - 41)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững

1.2.3. Ngành chè tỉnh Thái Nguyên

Để đẩy mạnh tăng trưởng bền vững ngành nông nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo giảm, góp phần phát triển KT xã hội, xây dựng nông thôn mới, trong giai đoạn năm 2021-2025, tỉnh Thái Nguyên đã xác định phát triển 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực gồm

chè, cây ăn quả, thịt lợn, thịt gà và trứng gà, quế và sản phẩm gỗ. Trong đó, tỉnh Thái Nguyên xác định cây chè là tiềm năng, thế mạnh đặc biệt của tỉnh.

Bảng 1.1: Số lượng, sản lượng chè tỉnh Thái Nguyên 2018 - 2020

Địa phương Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

DT (ha) SL (tn) DT (ha) SL (tn) DT (ha) SL (tn)

TP. Thái Nguyên 1.607 21.802 1.545 22.006 1.531 22.153 TP. Sông Công 660 7.323 654 6.048 628 6.443 Thị xã Phổ Yên 1.654 17.530 1.689 17.532 1.687 17.979 Huyện Định Hóa 2.607 25.036 2.647 25.775 2.695 27.725 Huyện Võ Nhai 1.245 10.361 1.265 11.938 1.305 12.734 Huyện Phú Lương 4.053 41.030 4.090 43.424 4.025 41.204 Huyện Đồng Hỷ 3.601 38.055 3.796 40.220 3.846 41.832 Huyện Đại Từ 6.337 67.282 6.342 69.588 6.433 71.648 Huyện Phú Bình 264 2.484 253 2.714 249 2.714 Tổng số 22.027 230.903 22.282 239.245 22.399 244.432

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2020)

Diện tích chè tỉnh Thái Nguyên đã tăng từ 22.027 ha năm 2018 lên 22.399 ha năm 2020. Sản lượng chè tăng đáng kể từ 230.903 tấn năm 2018 lên 244.432 tấn năm 2020. Chè Thái Nguyên nổi tiếng với sản phẩm chè xanh, trong khi không ít thị trường nước ngoài yêu cầu chè đen, vì vậy sản phẩm chè Thái Nguyên phục vụ chủ yếu yêu cầu trong nước (70 - 80% sản phẩm chè Thái Nguyên phục vụ nội tiêu).

Nghiên cứu sơ đồ ngành chè ta thấy (Hình 1.2): Chè nguyên liệu chủ yếu do các hộ nông dân SX và sau đó họ bán ra dưới hai dạng sản phẩm là chè nguyên liệu búp tươi và chè búp khô. Trong tất cả các doanh nghiệp chỉ có Công ty cổ phần chè Quân chu là có vùng nguyên liệu riêng khoảng 300 ha nhưng bây giờ đã giao khoán cho các cổ đông và nông dân SX, sau đó công ty mua lại sản phẩm là nguyên liệu chè búp tươi.

20%

40%

40%

Hình 1.2: Sơ đồ tổng quát của ngành chè tỉnh Thái Nguyên

Chè tươi nguyên liệu cho chế biến công nghiệp: Người nông dân có các kênh bán hàng chính là bán trực tiếp chè búp tươi cho các nhà máy hoặc bán thông qua các đại lý thu mua rồi các đại lý này bán lại cho nhà máy. Quan hệ giữa nhà máy chế biến với các đại lý cũng có hai dạng chính. Một là, họ là người của nhà máy đi thu mua sản phẩm theo sự chỉ đạo về giá cả, chất lượng nguyên liệu, số lượng và được nhà máy trả lương hàng tháng cộng với một số khoản phụ cấp kèm theo. Hai là, các đại lý chỉ là khách hàng của nhà máy và họ mua bán với nhau trên điều kiện thỏa thuận về giá và chất lượng sản phẩm, họ không có một sự ràng buộc pháp lý, chủ doanh nghiệp chỉ mua nguyên liệu và thanh toán tiền tại cổng nhà máy của họ. Khoảng cách từ nơi thu mua nguyên liệu về đến nhà máy chế biến dao động thông thường từ 10 – 15 km. Chi phí này vào khoảng từ 50 đến 100 đồng/kg. Sở dĩ biên độ dao động này tương đối lớn là do điều kiện giao thông ở các vùng trong tỉnh khác nhau nên

Nông dân/người sản xuất

Đại lý thu mua/ Hợp tác xã

Doanh nghiệp sơ chế/ chế biến/ xuất khẩu

Doanh nghiệp chuyên xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm

Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu

thời gian và chi phí vận chuyển khác nhau. Thông thường chè từ trong các xã bản vùng sâu vùng xa đường giao thông khó khăn dẫn đến chi phí vận chuyển cao, còn chè ở các vùng thuận lợi về giao thông thì chi phí này giảm đi. Sau đó chè nguyên liệu tươi được các nhà máy chế biến thành hai sản phẩm chủ yếu là chè xanh và chè đen. Các nhà máy có thiết bị công nghệ hiện đại thì SX đến sản phẩm thành phẩm và đa dạng về mẫu mã sản phẩm bán ra thị trường, còn một số doanh nghiệp chỉ làm ra đến chè sơ chế và sau đó bán lại cho các doanh nghiệp chế biến khác hoặc các công ty xuất khẩu.

Chè sơ chế trong dân: Thông qua các máy vò chè và sao chè nhỏ quy mô hộ gia đình, loại sản phẩm này được chế biến chủ yếu trong nhân dân. Có rất nhiều kênh phân phối sản phẩm chè búp khô ở Thái Nguyên. Thứ nhất là họ bán trực tiếp sản phẩm đến nguời tiêu dùng tại gia đình và chợ địa phương, tuy nhiên lượng này nhỏ chiếm khoảng 20% sản lượng và thường họ chỉ bán vào dịp Tết và mùa chè trái vụ khi mà lượng chè ít và giá bán lẻ cao. Thứ hai là họ bán sản phẩm thông qua người thu gom, hợp tác xã và các đại lý, loại này chiếm khoảng 40% sản lượng. Đây là loại hình bán hàng rất thông dụng của các hộ nông dân làm chè trong tỉnh Thái nguyên và theo các chủ hộ thì nó tiện lợi và dễ dàng cho cả người mua và người bán vì nó chủ động và người nông dân không phải mất công đi bán sản phẩm của mình. Phương thức này như sau: Các đại lý hoặc người thu mua chè đến từng hộ đặt hàng, số lượng và chủng loại sản phẩm thường là ổn định nhưng giá cả thì biến động và được điều chỉnh theo giá thị trường. Người mua hàng theo định kỳ họ sẽ quay lại lấy hàng và phương tiện liên hệ với nhau là qua điện thoại. Sau đó các đại lý/người thu gom này sẽ cung cấp cho những nguời bán lẻ ở các chợ/cửa hàng thành phố lớn sau đó thông qua mạng lưới người bán lẻ và đến người tiêu dùng hoặc họ bán lại cho nhà máy/công ty xuất nhập khẩu. Thứ ba là họ bán sản phẩm của mình cho các nhà máy chế biến, kênh này chiếm khoảng 40% sản lượng.

Hầu hết các doanh nghiệp chế biến chè ở Thái Nguyên không có vùng nguyên liệu riêng mà đều phải mua chè nguyên liệu từ các hộ nông dân do đó chất lượng chè nguyên liệu không được đồng đều và rất khó mua được chè đúng theo phẩm cấp quy định. Đặc biệt là các doanh nghiệp không thể mua được chè loại A, B nhằm SX chè xanh, chè đen chất lượng cao, nguyên nhân của hiện tượng này là do giá nguyên liệu cho chè loại A này rất cao khoảng từ 25.000 – 30.000đ/kg so với giá chè tươi loại C, D chỉ 20.000 đến 22.000 đ/kg. Vì vậy không ít hộ gia đình đã chọn biện pháp là loại nguyên liệu tốt họ sẽ tự chế biến thành chè xanh truyền thống bán với giá cao hơn, thu lại lợi nhuận cao hơn. Còn loại chè nguyên liệu C, D, F…có phẩm chất thấp và hái không đúng kỹ thuật thì họ đem bán cho các nhà máy chế biến.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)