Số lượng phân bón đầu tư cho 1sào chè của hộ

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 83 - 86)

Thời kỳ

Loại phân ĐVT Chè kiến thiết cơ bản Chè kinh doanh

Phân đạm Kg 33 (Năm 2+3) 9

Phân lân Kg 10 (Năm 2+3) 21

Phân kai Kg 9 (Năm 2+3) 12

Phân chuồng Kg 270 (Năm 1) 117

Phân vi sinh Kg 54 18

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2021)

Hình thức bón phân chủ yếu của người dân là vãi phân theo các lô chè. Hình thức này nhanh, giảm lao động và sức lao động nhưng gây lãng phí phân bón và ảnh hưởng đến môi trường đất và nước. Lượng phân bón ngấm vào đất do nước tưới ít mà ở lại trên cành, lá chè và lớp cây tủ gốc. Khi mưa hoặc tưới nước thì chỉ một phần lượng phân bón này ngấm vào đất và được cây trồng hấp thụ, lượng phân bón còn lại sẽ bị rửa trôi xuống các vùng đất thấp hơn, các ruộng lúa và các nguồn nước mặt. Một người nông dân cho biết, nhiều khi gia đình anh bón phân cho chè thì thấy lúa ở phía gần nương chè tốt hơn. Người nông dân nhận biết được sự lãng phí phân bón do bị rửa trôi

nhưng họ vẫn sử dụng hình thức này vì không mất nhiều công sức và thuận tiện. Việc bón phân với khối lượng lớn, bón nhiều lần trong năm và kéo dài nhiều năm đã khai thác tối đa khả năng sản xuất của đất, ảnh hưởng đến chất lượng đất. Cần có những nghiên cứu và dự báo về sự thay đổi tính chất của đất sau thời gian canh tác lâu dài.

Nhìn chung, việc sử dụng phân bón đặc biệt là phân vô cơ vẫn còn cao so với quy định, diện tích chè được bón phân hữu cơ còn thấp làm cho chất lượng chè không đảm bảo. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững của thị xã Phổ Yên. Theo số liệu điều tra cho thấy chỉ có khoảng 30 - 45% tỷ lệ diện tích đất chè được bón phân hữu cơ, phân hữu cơ được sử dụng phổ biến là phân chuồng được bón từ 2 – 4 năm một lần. Việc sử dụng phân hữu cơ là việc làm tích cực cần được triển khai rộng và thường xuyên, tuy nhiên vài năm gần đây do chăn nuôi ít phát triển, giá phân hữu cơ đắt đã gây ra tình trạng thiếu hụt lượng phân hữu cơ cho diện tích chè trên địa bàn thị xã.

b. Phòng chống xói mòn

Người nông dân đã có những hiểu biết về vấn đề xói mòn đất cũng như việc cần thiết phải có những biện pháp hữu hiệu để chống xói mòn. Mối quan tâm của người dân về vấn đề này tập trung chính vào xói mòn ở đất trồng chè, vấn đề này đã không được chú ý nhiều ở đất trồng rừng. Để chống xói mòn, các hộ đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau và họ đã thành công ở những mức độ khác nhau.

Hầu hết các gia đình đều thiếu sức lao động, vì thế các biện pháp chống xói mòn nhìn chung không đòi hỏi đầu tư lao động lớn. Chè được trồng theo đường đồng mức. Mật độ chè dày và độ cao cây chè thấp để cây chè nhanh khép tán. Đất giữa các hàng chè được che phủ bằng guột để giảm xói mòn và cỏ mọc. Một số hộ kinh tế kém không chú trọng đến biện pháp tủ gốc khiến

cho độ xói mòn của các nương chè càng cao. Đây là một nguyên nhân dẫn tới năng suất, sản lượng và chất lượng chè của những gia đình này thấp.

Để giảm xói mòn cho các nương chè, ngay từ khi kiến thiết cơ bản, các hộ đã hạ thấp độ dốc của đất thành các cấp khác nhau như những ruộng bậc thang hẹp. Giữa các nương chè có lớp cỏ mọc để che phủ bề mặt. Các gia đình đã không rẫy cỏ mà cắt cỏ để lại gốc và rễ cỏ để giữ đất ở các đường lô. Cây chè chưa khép tán thường được trồng xen với sắn, điền thanh hoặc cây họ đậu để che bóng và giảm xói mòn. Rơm chỉ được tủ gốc cho chè mới trồng, còn chủ yếu để đốt lấy gio ủ phân bón. Tủ gốc bằng rơm thường sinh ra bọ mạt gây ảnh hưởng tới người đi hái chè và gây ra bệnh nấm cho cây chè.

Mặc dù hạn chế về lao động, vốn đầu tư, kỹ thuật nhưng người nông dân vẫn tìm được những biện pháp tiện lợi và hiệu quả kinh tế để quản lý dinh dưỡng đất và phòng chống xói mòn cho đất đồi chè, đất vườn và ruộng lúa của họ. Vấn đề cần đặt ra là việc tạo thêm các nguồn phân bón hữu cơ cho các gia đình để bổ sung dinh dưỡng cho đất và làm thế nào để giảm bớt lãng phí do rửa trôi phân bón giữa các vụ.

3.1.4.2. Những ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Sử dụng thuốc BVTV là biện pháp phòng trừ sâu hại chính của các hộ trồng chè. Việc lựa chọn và sử dụng thuốc BVTV chủ yếu là do kinh nghiệm của từng gia đình và các gia đình tự học hỏi nhau. Qua điều tra thực tế, các hộ đều phun thuốc đại trà khi có sâu hại. Khái niệm phun phòng, phun định kỳ đã ăn sâu vào người dân. Cứ thấy sâu hại xuất hiện là phun đại trà cả vườn chè để phòng trừ, vừa tốn kém lại vừa độc hại.

Hiện nay nhiều gia đình đã sử dụng bình phun thuốc sâu bằng động cơ, vừa nhanh, vừa giảm độc hại. Tuy nhiên, còn một số hộ vẫn sử dụng bình phun thuốc bằng tay, loại bình này hiệu quả thấp, dễ bị rò rỉ nên ảnh hưởng nhiều đến người sử dụng. Phương tiện bảo hộ cho người đi phun thuốc còn thô sơ, đơn giản như quần áo vải, găng tay, khẩu trang, mũ, giầy. Nhiều người

không sử dụng phương tiện bảo hộ đúng theo yêu cầu lao động do họ không cảm thấy thoải mái, thuận tiện khi sử dụng, một phần là do ý thức chủ quan của người dân.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)