TT Nội dung ĐVT Năm 2018 Năm
2019 Năm 2020 Tổng diện tích Ha 1.654 1.689 1.687 1 Diện tích trồng mới Ha 31,5 78 45 2 Diện tích cho sản phẩm Ha 1.601 1.580 1.564 3 Năng suất chè búp tươi Tạ/ha 109 111 115 4 Sản lượng chè búp tươi Tấn 17.530 17.532 17.979 5 Diện tích sản xuất chè an toàn Ha 100 140 200
(Nguồn: Chi cục Thống kê khu vực Phổ Yên – Sông Công)
Hiện nay, thị xã Phổ Yên đã và đang đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu giống chè theo hướng giảm giống chè Trung du tăng các giống chè nhập nội và các giống chè trong nước chọn tạo, lai tạo. Qua bảng trên cho thấy diện tích trồng mới chủ yếu là các giống mới được đưa vào sản xuất và diện tích trồng mới tăng dần qua các năm, từ năm 2018 là 31,5ha đến năm 2020 tăng lên 45ha. Chè giống mới đã cho năng suất, sản lượng chè búp tươi tăng dần.
- Sản xuất chè an toàn ở thị xã Phổ Yên: Hình thành vùng sản xuất chè an toàn, tập trung tại các xã Phúc Tân, Phúc Thuận, Thành Công, Minh Đức với diện tích là 150 ha (Trong đó 45 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap). Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất, chế biến chè, đến năm 2020 tổng diện tích ứng dụng tưới tiết kiệm nước, tưới tiết kiệm bán tự động là 110 ha. Trong những năm qua, thị xã đã quan tâm phát triển, thành lập được 14 tổ hợp tác sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP với 597 hộ tham gia sản xuất. Theo đó, các hộ đã được tham gia tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật canh tác, hướng dẫn ghi chép sổ nhật ký sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP; hỗ trợ 100% chi phí lần đầu cấp giấy chứng nhận VietGAP (6 triệu đồng/ha). Cùng với đó, thị xã đã hỗ trợ người dân từng bước đưa công nghệ áp dụng vào sản xuất chè
VietGAP như hỗ trợ vật tư để lắp 150 điểm tưới nước tiết kiệm trên diện tích khoảng 45ha…
Xác định Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, thời gian qua, thị xã Phổ Yên đã tích cực triển khai nội dung này theo hướng nâng cao chất lượng,từng bước xây dựng thương hiệu nông sản địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân. Công ty Cổ phần Trà Việt Thái, trụ sở tại xã Phúc Thuận với mục tiêu đưa thương hiệu chè Phổ Yên đến với người tiêu dùng, Công ty đã liên kết với 75 hộ dân ở 3 tổ hợp tác sản xuất chè VietGAP (chủ yếu là giống chè lai LDP1) trên địa bàn xã với vùng nguyên liệu có diện tích trên 30 ha. Đặc biệt, năm 2020, từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh, đơn vị đã được hỗ trợ 300 triệu đồng để đầu tư máy móc, phục vụ hoạt động chế biến, kinh doanh chè. Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hiện nay, đơn vị đã có 2 sản phẩm là Lộc trà thượng hạng và Lộc trà được chứng nhận đạt 4 sao, không chỉ góp phần đưa thương hiệu chè Phổ Yên đến với người tiêu dùng trong nước mà còn là cơ hội để các sản phẩm có mặt tại thị trường nước ngoài. Hiện nay, mỗi tháng Công ty xuất bán ra thị trường trên 4 tấn chè thành phẩm với 3 sản phẩm chủ lực, gồm: Tâm trà, Lộc trà và Lộc trà thượng hạng, giá bán dao động từ 300 nghìn đồng đến 1,6 triệu đồng/kg.
3.1.2. Tình hình chung của nhóm hộđược điều tra
3.1.2.1. Đặc điểm chung của các hộ trồng chè
a. Tình hình lao động (nguồn lực) của hộ sản xuất chè
Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy, độ tuổi bình quân của chủ hộ ở 3 xã là 45,7 tuổi. Hầu hết ở độ tuổi này, các chủ hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất, có vốn sống và có một số kinh nghiệm nhất định. Các chủ hộ được khảo sát đều đã có những hiểu biết nhất định trong vấn đề trồng chè. Vì thế đó là một thuận lợi lớn, giúp tăng cường hoạt động kinh doanh và sản xuất chè ở từng hộ.
Ngoài chỉ tiêu độ tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ phần lớn còn chưa cao, chỉ từ cấp II đến cấp III. Yếu tố này có tác động lớn đến quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và xác định phương án sản xuất ở từng gia đình. Những chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn, nhận thức cao hơn, do vậy có khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tốt hơn cũng như khả năng quản lý và tìm ra các phương án trồng chè tốt hơn và có hiệu quả hơn. Khi đó, trình độ văn hóa sẽ tác động không nhỏ tới hiệu quả sản xuất chè của từng gia đình.