Số lần phun thuốc Bảo vệ thực vật trên cây chè

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 86 - 92)

Nơi phỏng vấn

Số lần phun thuốc trung

bình (lần/năm)

Tỷ lệ người được hỏi thực hiện (%)

< 11 lần 11-15 lần 16-20 lần > 20 lần

Xã Phúc Thuận 16,5 5,6 22,8 60,0 11,4 Xã Hồng Tiến 14,1 21,6 28,3 30,2 19,5 Xã Trung Thành 13,5 33,2 30,1 17,4 19,5

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2021)

Việc sử dụng thuốc BVTV trên cây chè trong thời gian qua cũng đã có những chuyển biến tích cực, qua điều tra khảo sát cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc BVTV ở các hộ sản xuất chè đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng sử dụng thuốc BVTV không đúng yêu cầu, quá liều do người sản xuất vì lợi ích trước mắt nên đã gây tác động đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của chính người sản xuất và chất lượng chè nguyên liệu. Tình hình sử dụng thuốc BVTV theo số liệu điều tra còn khá phổ biến và chiếm tỷ lệ cao. Có gần tới 100% số hộ dân được điều tra trên địa bàn 3 xã cho biết hằng năm phải sử dụng thuốc BVTV để phòng tránh các loại sâu bệnh hại chè, các loại sâu bệnh chính là rệp trắng gây soăn lá, sâu đục thân,... Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân còn hạn chế, chưa đúng cách, số lần phun 1 năm vào khoảng 13 đến 16 lần cao hơn so với quy định. Các loại thuốc BVTV thường được dùng như shecpar, abatimec, conphai, fastac, ortus, actara, admire. Đây đều là các loại thuốc thuộc nhóm thuốc hóa học. Khi phun thuốc BVTV, người trồng chè thường kết hợp với phân qua lá và sử dụng lượng nước rất thấp, trung bình khoảng 250 – 300 lít/ha. Với lượng nước phun như vậy không đảm bảo hiệu quả trừ diệt địch hại. Khi diện tích

chè bị sâu hại người nông dân chỉ đến các đại lý bán thuốc BVTV hỏi và mua thuốc về phun dẫn tới hiệu quả không cao, đa phần người dân chỉ phun thuốc trị bệnh khi phát hiện bệnh quá nặng chứ không phun thuốc phòng bệnh cho cây chè. Do đó đã làm ảnh hưởng xấu tới cây chè cũng như chất đất, loại bỏ trồng các loại cây bóng mát, che phủ trên diện tích trồng chè đã làm thoái hóa đất, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

a. Ảnh hưởng đến môi trường

Các vỏ đựng hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng xong thường vứt bừa bãi tại vườn hoặc vứt một chỗ gần nơi lấy nước. Một số gia đình đem các vỏ đựng thuốc trừ sâu về nhà để ở một góc vườn lâu ngày mới đem vào bãi rác để vứt. Việc loại bỏ các vỏ bao đựng thuốc BVTV bừa bãi gây mất vệ sinh. Trời mưa, nước cuốn trôi các vỏ bao này đi nơi khác, đặc biệt là những vỏ bao ở gần sông, suối, làm ô nhiễm nguồn đất và nước, chưa kể đến việc các vỏ bao này lâu ngày mới được chôn lấp, các hoạt chất còn trong đó làm ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. Theo những người dân ở những vùng này, cách đây gần chục năm, khi còn sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa học có độ độc cao thì các loại cá ở các suối, các mương nước gần vườn chè đều bị giảm, có thời gian còn không có cá ở suối hoặc chỉ có các loại cá bé. Một, hai năm gần đây, người dân trồng chè đã bắt đầu chuyển sang sử dụng thuốc BVTV sinh học nên người ta lại thấy cá ở các suối, mương. Theo những người đánh bắt cá bây giờ không còn nhiều con to như trước nhưng cũng đã xuất hiện nhiều hơn. Đây cũng là một dấu hiệu tốt cho môi trường nước mặt ở những xã này.

Việc sử dụng thuốc sinh học cũng giúp cho các thiên địch của sâu hại xuất hiện, giúp người dân tiêu diệt sâu hại và tạo cân bằng tự nhiên cho hệ sinh thái vườn chè. Gần đây, người ta nghe thấy nhiều tiếng côn trùng hơn trước và thấy xuất hiện nhiều loại côn trùng là thiên địch của sâu hại. Sau nhiều năm thâm canh cây chè và sử dụng thuốc hóa học, rất nhiều loại côn

trùng có ích cho người nông dân đã bị tiêu diệt, khả năng kháng thuốc của sâu hại tăng, gây khó khăn cho việc tiêu diệt chúng. Thời gian đầu khi chuyển sang thuốc sinh học, chè bị sâu phá hoại rất nặng, nhưng sau một thời gian chuyển đổi kết hợp với sử dụng phân bón vi sinh tổng hợp thì sâu hại đã bắt đầu giảm và các loài thiên địch của sâu hại đã bắt đầu trở lại. Chè đã ít sâu bệnh hại hơn, có những lứa không cần phải sử dụng đến thuốc BVTV.

b. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Hầu hết, chè được trồng ở xung quanh nhà để giúp người dân thuận tiện chăm sóc và vận chuyển. Nhiều hộ, vườn chè ở sát ngay cạnh nhà mà không có vườn tạp bao quanh hoặc diện tích vườn tạp không đáng kể để cách ly giữa nhà và vườn chè. Vào những ngày phun thuốc sâu, thuốc bay vào trong nhà, giếng nước, quần áo làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là những gia đình có người già và trẻ nhỏ. Nhiều gia đình đã đóng kín các cửa và đậy nắp giếng mỗi khi phun thuốc cho chè. Trước đây, sử dụng thuốc trừ sâu hóa học thì mùi của thuốc còn nặng, hiện nay sử dụng thuốc sinh học thì sau 2 – 3 giờ là hết mùi và sau vài ngày là hết lượng thuốc tồn dư trong môi trường nên không đáng lo ngại lắm. Nhận thức về sự độc hại của thuốc BVTV của người trồng chè vẫn còn đơn giản, chủ yếu là qua mùi của nó chứ chưa chú ý đến các hoạt chất của chúng còn tồn lưu lại trên chè, trong không khí, nước và trong đất làm ảnh hưởng đến sức khỏe người trồng chè cũng như người sử dụng. Chính tâm lý sợ thuốc trừ sâu của người tiêu dùng mà một thời gian, chè bán ra thị trường khó khăn và giá thành thấp. Những năm gần đây, chè sản xuất an toàn đã được bán ra thị trường với giá cao và sản xuất đến đâu được tư thương mua hết đến đó.

Do môi trường làm việc và môi trường sống phải tiếp xúc nhiều với thuốc BVTV nên người dân thường hay mắc các bệnh về mắt và tai mũi họng. Tỷ lệ số người có bệnh về thần kinh cũng chiếm khá cao, chủ yếu là đau đầu cơ năng và đau các dây thần kinh. Đây là những bệnh khá phổ biến ở các

vùng trồng chè do ảnh hưởng của thuốc BVTV và tập quán canh tác. Rất nhiều người dân không đi khám chữa bệnh thường xuyên và nhiều người đến khám ở các Trung tâm Y tế hoặc các Bệnh viện tuyến trên nên các số liệu về các bệnh do ảnh hưởng của thuốc trừ sâu không thể thống kê chính xác được.

Rất nhiều ảnh hưởng của thuốc BVTV tới môi trường và con người vẫn còn tiềm ẩn mà chúng ta chưa thể phát hiện ra. Việc chuyển đổi dần sang sử dụng thuốc BVTV sinh học và phân bón vi sinh tổng hợp, hướng tới sản xuất chè an toàn là một giải pháp tốt để phát triển cây chè mà không gây hại đến sức khỏe con người và môi trường.

3.2. Đánh giá thực trạng và kết luận tình hình phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững theo hướng bền vững

Cùng với những thành tựu đã đạt được, quá trình phát triển sản xuất, chế biến và xuất khẩu chè trên địa bàn thị xã Phổ Yên còn rất nhiều hạn chế: thiếu ổn định, hiệu quả thấp và chưa thực sự bền vững, điều này thể hiện qua một số mặt như sau:

- Tùy tiện trong việc sử dụng thuốc BVTV: Cây chè của thị xã được phát triển với một tốc độ nhanh và diện tích lớn, tuy nhiên chăn nuôi không kịp phát triển tương xứng, do vậy không đáp ứng được đủ nguồn phân hữu cơ cho cây chè, người dân chủ yếu dựa vào phân vô cơ. Trong quá trình sản xuất, người dân vì lợi ích trước mắt, trách nhiệm cộng đồng thấp nên đã tùy tiện trong việc sử dụng thuốc BVTV. Công tác quản lý Nhà nước về chất lượng các loại vật tư đầu vào chưa được các ngành chức năng quan tâm kiểm soát chặt chẽ. Hơn nữa sau khi sử dụng thuốc BVTV, hầu hết người dân đều vứt bỏ tại chỗ, không mang xử lý dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

- Sự yếu kém, thiếu hụt nguồn nhân lực: Do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thế giới giữa các nước xuất khẩu chè.

Do sự yếu kém của nguồn lao động. Sự hạn chế về trình độ dân trí, tập quán sản xuất lạc hậu, lao động hầu hết chưa được đào tạo, không có thói quen tích lũy, thiếu sự hiểu biết về kiến thức và kỹ năng kinh doanh.

Thực trạng thiếu hụt nhân lực thu hái, bởi sự hình thành và phát triển mạnh các khu công nghiệp, các ngành nghề công nghiệp – dịch vụ khác đã thu hút lực lượng lớn lao động trong độ tuổi lao động đặc biệt vào vụ thu hoạch chè.

- Thiếu vốn sản xuất: Nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, khả năng tái đầu tư thấp trong khi đó khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng khó khăn, đầu tư nhà nước chưa đủ mức… đã làm hạn chế khả năng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, chế biến để nâng cao năng suất và hiệu quả SX kinh doanh.

- Việc triển khai các thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất thiếu đồng bộ và kém hiệu quả: Tổ chức, quản lý Nhà nước còn nhiều tồn tại, đó là khả năng quy hoạch còn yếu kém, chưa định hướng được sản xuất, quy hoạch sản xuất chưa gắn với quy hoạch mạng lưới thu mua, với công nghiệp chế biến và xuất khẩu, liên kết kinh tế giữa các chủ thể còn lỏng lẻo. Thiếu sự liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học với các chủ thể sản xuất kinh doanh, đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế.

- Thiếu thông tin về thị trường: Hiện nay, người dân ở những khu vực xa xôi, hẻo lánh do không tiếp cận được thông tin về thị trường nên họ thường bị các tiểu thương ép giá. Khi bị trả với giá rẻ người dân dần mất tự tin vào chè dẫn đến việc chuyển đổi cây trồng, mất dần diện tích cũng như sản lượng chè của xã nói riêng và của thị xã nói chung.

Qua quá trình điều tra nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè trên địa bàn thị xã, tôi có một số nhận xét như sau:

a. Những mặt đạt được:

- Nhận thức của người trồng chè đã nâng lên, năng suất chất lượng chè được cải thiện, cây chè đã giữ được vị trí số một của kinh tế vườn đồi và là

cây trồng đem lại thu nhập chính của người trồng chè. Thời gian qua nhiều hộ nông dân đã sử dụng các phương tiện chế biến, nhiều hộ có máy vò chè mini và máy sao cải tiến. Nhờ sử dụng các phương tiện chế biến cải tiến đã giúp tiết kiệm thời gian, công chế biến và hạn chế được chất đốt cho sản xuất chè.

- Hàng năm sản xuất chè thu hút rất nhiều lao động, tăng thu nhập cho người dân, góp phần đáng kể vào việc giải quyết công ăn việc làm trong nông thôn, từng bước thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu từ cây chè.

- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật ngành chè được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ sản xuất của nông dân được nâng lên, tạo ra sản phẩm chè phong phú: Chè đặc sản truyền thống, chè xanh chất lượng cao (chè giống mới).

b. Những hạn chế:

- Hộ nông dân chưa tập trung vào trồng mới và thâm canh đúng quy trình kỹ thuật do vậy một số diện tích chè đang bị xuống cấp nhanh chóng.

- Mức độ đầu tư vốn cho quá trình sản xuất chè của hộ nông dân còn thấp do thiếu vốn để đầu tư.

- Việc tiêu thụ chè cho nhân dân chưa ổn định chủ yếu là bán tự do bán lẻ, chưa có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chè tổng thể cho toàn bộ người dân địa phương trên địa bàn thị xã. Mặt khác từ tỉnh đến thị xã, xã còn chưa có hệ thống thông tin thị trường, do vậy việc cập nhật thông tin về thị trường SX chè không được nhanh nhạy và kịp thời, dẫn đến nhiều tiểu thương ép giá xuống thấp.

- Thiếu hụt lao động (nguồn nhân lực) sản xuất chè trực tiếp trong các hộ, đặc biệt trong giai đoạn thu hái cần nhiều nhân công.

- Quy mô sản xuất của người dân manh mún nhỏ lẻ, không tập trung. - Sản xuất chưa gắn với bảo vệ môi trường như:

Sử dụng phân bón, thuốc BVTV bừa bãi, lạm dụng số lượng và số lần sử dụng thuốc trong một chu kỳ sản xuất, không theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn. Gây ảnh hưởng không tốt đến vệ sinh an toàn thực phẩm,

sức khỏe con người, đồng thời đây là nguyên nhân tiểm ẩn gây ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước và môi trường sinh thái.

Khai thác, sử dụng bừa bãi nguồn nước ngầm để phục vụ sản xuất, gây cạn kiệt nhanh nguồn tài nguyên nước, đồng thời tạo ra những đường dẫn cho các loại hóa chất độc hại thẩm thấu xuống lòng đất gây ô nhiễm đất và nước.

c. Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)