Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Phổ Yên là thị xã thuộc vùng bán sơn địa. Thị xã Phổ Yên nằm ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên, trung tâm thị xã cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 55 km về phía Bắc. Thị xã là một trong các cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Đông Bắc.
Thị xã có địa giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công. - Phía Nam giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang.
- Phía Đông giáp huyện Phú Bình.
- Phía Tây giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc.
Vì có sự thuận lợi về vị trí địa lý nên thị xã Phổ Yên là khu vực có tiềm năng rất lớn và được nhiều nhà đầu tư lựa chọn để xây dựng khởi công nhà máy Samsung tại Khu công nghiệp Yên Bình, Phổ Yên.
* Địa hình, thổ nhưỡng:
Thị xã Phổ Yên thuộc vùng bán sơn địa của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi và đồng bằng. Địa hình của thị xã thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt: Vùng phía Đông gồm 10 xã và 3 phường có độ cao trung bình 8-15m, đây là vùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng. Vùng phía Tây gồm 4 xã và 1 phường, là vùng núi của thị xã địa hình đồi núi là chính. Độ cao trung bình ở vùng này cao 200 - 300m.
* Đặc điểm thời tiết và khí hậu:
Khí hậu Phổ Yên thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 2 mùa nóng, lạnh rõ rệt. Nhiệt độ trung bình là 220C, tổng tích ôn 8.0000C. Khí hậu Phổ Yên khá ổn định đối với SX nông nghiệp, mỗi năm có thể gieo trồng nhiều vụ. Mặc dù vậy, vì mưa chủ yếu vào mùa nóng, lượng mưa lớn, chế độ thủy văn không đều dẫn đến ngập úng, lũ lụt.
Phổ Yên có hệ thống kênh tự chảy từ Hồ Núi Cốc chủ động trong việc cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, nước cho công nghiệp và sinh hoạt. Trên địa bàn thị xã có 2 con sông lớn là sông Công và sông Cầu và nhiều sông suối nhỏ. Tổng diện tích mặt nước sông suối của thị xã là 681,12 ha.
* Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai:
Tổng diện tích tự nhiên của thị xã năm 2020 là 25.842,09ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 11.964,17ha (Đất trồng cây hàng năm 7.387,10ha, đất trồng cây lâu năm 4.577,07ha), đất lâm nghiệp có rừng 6.576,37ha, đất nuôi trồng thủy sản 319,67ha, đất ở 2.271,63ha, đất chuyên dùng 3.533,14ha, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 847,2ha, đất chưa sử dụng 12,65ha. Bình quân diện tích tự nhiên trên 1 đầu người 1.309,3 m2.
Bảng 2.1: Tình hình đất đai của thị xã Phổ Yên năm 2018 - 2020
ĐVT: ha
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh (%) 2019/2018 2020/2019
Tổng diện tích đất tự nhiên 25.888,71 25.842,2 25.842,09 99,82 100 I. Đất nông nghiệp 19.277,29 19.094,1 19.013,50 99,05 99,58
1. Đất sản xuất nông nghiệp 12.197,68 12.043,0 11.964,17 98,73 99,35 - Đất trồng cây hàng năm 7.606,83 7.449,3 7.387,10 97,93 99,17 - Đất trồng cây lâu năm 4.590,85 4.593,7 4.577,07 100,06 99,64 2. Đất lâm nghiệp có rừng 6.643,91 6.576,5 6.576,37 98,99 100,00 3. Đất nuôi trồng thủy sản 307,19 321,3 319,67 104,59 99,49 4. Đất nông nghiệp khác 128,51 153,3 153,29 119,29 99,99
II. Đất phi nông nghiệp 6.588,75 6.735,4 6.815,94 102,23 101,20
1. Đất ở 2.206,66 2.213,1 2.271,63 100,29 102,64 2. Đất chuyên dùng 2.716,37 3.533,6 3.533,14 130,09 99,99 3. Đất cơ sở tôn giáo 14,79 14,4 14,37 97,36 99,79 4. Đất cơ sở tín ngưỡng 7,98 11,5 11,46 144,11 99,65 5. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 135,79 137,5 136,98 101,26 99,62 6. Đất sông, ngòi, kênh,
rạch, suối 680,02 697,3 697,27 102,54 100,00 7. Đất có mặt nước chuyên
dùng 825,98 127,0 149,93 15,38 118,06
8. Đất phi nông nghiệp khác 1,16 1,2 1,16 103,45 96,67
III. Đất chưa sử dụng 22,67 12,7 12,65 56,02 99,61
Tổng diện tích đất tự nhiên có sự thay đổi so với các năm trước là do hàng năm thực hiện chuẩn hóa đo đạc.
Quỹ đất nông nghiệp của thị xã còn khá lớn, đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, bởi vậy đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế của người nông dân. Việc phát triển KT nông nghiệp nông thôn của thị xã cần tách dựa vào các vùng, sau đó xác định phương thức phát triển đối với các loại cây, con, nhất là phát triển sản xuất chè theo hướng phát triển bền vững.
Do tốc độ đô thị hóa của thị xã trong thời gian tới, đất nông nghiệp có xu hướng giảm, đất chuyên dùng sẽ tăng lên. Ngược lại xu hướng đất trồng cây lâu năm sẽ tăng do diện tích đất chưa sử dụng có khả năng sử dụng vào mục đích trồng mới.