Phương tiện sản xuất của hộ

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 68 - 76)

Chỉ tiêu ĐVT Xã Phúc Thuận (n=30) Xã Hồng Tiến (n=30) Xã Trung Thành (n=30)

1. Máy vò chè mini Cái 36 34 30

2. Máy sao cải tiến Cái 33 31 30

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2021)

Qua số liệu điều tra ta thấy 100% số hộ trồng chè có máy sao cải tiến, tất cả các hộ đều có máy vò chè mini. Trong những năm trước đây, phần lớn các hộ đều sử dụng máy sao quay tay. Nhưng ngày nay, khi có sự tiến bộ của

khoa học kỹ thuật, máy sao cải tiến đã được đưa vào sử dụng, giúp các hộ nông dân giảm được công lao động và tăng năng suất sản xuất chè. Điều này có ảnh hưởng tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong nông hộ.

3.1.2.2. Tình hình sản xuất chè của các nhóm hộ nghiên cứu a. Tình hình sản xuất chè của hộ gia đình

Hiện nay tại thị xã Phổ Yên đã và đang triển khai mô hình VietGap cho sản xuất chè. Tuy nhiên, số lượng tham gia vào mô hình không nhiều, và vẫn còn nhiều hộ gia đình sản xuất chè theo truyền thống. Trong tổng số 90 hộ điều tra thì có 10 hộ tham gia vào mô hình trồng chè theo tiêu chuẩn VietGap chiếm 11,1%. Năng suất trung bình trên 1 ha của chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap cao hơn so với chè sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGap, giá bán của chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap cũng cao hơn vì vậy mang lại doanh thu lớn.

Bảng 3.4: Diện tích, năng suất, sản lượng chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và chè không sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap

Loại chè Số hộ Diệ(ha) n tích N(tăng suạ/ha) ất Sản l(tấượn) ng

Chè không theo tiêu chuẩn VietGap 80 36,8 102 375,4

Chè theo tiêu chuẩn VietGap 10 1,2 122 14,6

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2021)

Qua bảng 3.4 cho thấy có 80 hộ sản xuất chè không theo tiêu chuẩn VietGap có tổng diện tích là 36,8ha đạt năng suất 102 tạ/ha tương ứng với 375,4tấn chè tươi. 10 hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap có tổng diện tích là 1,2ha đạt năng suất 122 tạ/ha tương ứng với 14,6 tấn chè. Đa số các hộ gia đình sản xuất chè thông thường và hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm trồng chè lâu năm để sản xuất, không áp dụng nhiều khoa học vào sản xuất chè nên chất lượng chè không cao, giá bán thấp làm cho doanh thu không nhiều. Còn những hộ áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap thì mang lại lợi nhuận

cao. Theo điều tra thực tế các hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap thực hiện theo những nội dung sau:

- Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất:

Trong 90 hộ điều tra có 10 hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap, và đã được chứng nhận chè theo tiêu chuẩn VietGap. Được biết tiêu chí đầu tiên là lựa chọn vùng sản xuất của các hộ này là những vùng sản xuất chè thuộc vùng quy hoạch sản xuất chè được cấp có thẩm quyền chấp thuận; Đất có tầng canh tác trên 50cm; Độ dốc bình quân không quá 25 độ, dồi dào nước ngầm, mùa mưa thoát nước nhanh, không bị úng. Nguồn nước, đất và không khí không bị nhiễm độc chất hóa học và vi sinh vật.

- Giống chè:

Theo các hộ đang sản xuất chè VietGap cho biết giống chè đang sản xuất có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất. Giống chè đều được lấy từ Ủy ban nhân dân xã, do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã liên kết với Phòng Kinh tế thị xã Phổ Yên phổ biến và cung ứng tới xã.

Hiện nay, trên địa bàn thị xã đang sử dụng các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu tốt, nhân giống bằng phương pháp giâm cành như giống chè LDP1, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, TRI777… Tuy nhiên với yếu tố tự nhiên mà thị xã đang có thì giống chè lai LDP1 được cho là phù hợp với yếu tố sản xuất và thị trường tiêu thụ trên địa bàn và được chọn làm giống chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.

- Quản lý đất:

Để đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn VietGap, các hộ dân cần có biện pháp khắc phục các nguy cơ ô nhiễm, chống xói mòn và thoái hoá đất.

Qua các lớp tập huấn, các hộ dân cũng nhận thấy chất hữu cơ trong đất chè được duy trì trước tiên từ cành lá chè đốn giữ lại hàng năm, tiếp sau là được làm giàu hơn bằng việc bổ sung qua việc tủ gốc cho chè từ thân lá thực

vật không bị nhiễm bẩn, lá rụng, cành tỉa của các loại cây che bóng, cây trồng xen thời kỳ chè kiến thiết cơ bản, tốt nhất là các cây có hàm lượng dinh dưỡng cao.

+ Chè sinh trưởng khỏe ở mức độ pH từ 4 - 5,5, vì thế khi thực hiện canh tác luôn giám sát độ pH của đất nhằm thay đổi kịp thời. Nếu pH cao cần sử dụng phân bón có chứa lưu huỳnh. Nếu đất trở nên quá chua (pH<4) thì dùng vôi vào giai đoạn đốn ở số lượng 2-3tấn/ha, dùng tốt nhất là vôi dolomitic.

+ Không trồng chè trên những vùng đất có pH>5,5. Sự sinh trưởng của cây rất kém nếu đất có pH cao, lá cây sẽ bị héo và rễ cây bị sùi. Có thể chuẩn đoán độ pH thích hợp trong giai đoạn canh tác qua các cây chỉ thị như họ cây sim, mua…

+ Thị xã Phổ Yên chủ yếu là trồng chè trên đất dốc nên vấn đề xói mòn đất có thể xảy ra rất mạnh nếu không có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu, điều quan trọng nhất là phải duy trì độ che phủ trên mặt đất bằng các cây trồng lâu năm, và cây chè được coi là cây chống xói mòn hữu hiệu đối với đất dốc. Vì thế phải trồng chè theo đường đồng mức, tạo độ nghiêng ra một cách đáng kể. Cần đào những rãnh phù sa phải được để ý và suy xét tới sự an toàn trong giai đoạn chăm sóc và thu hái. Phải chú ý cẩn thận đến việc xây dựng các hệ thống mương thoát nước, những con mương này cần cắt ngang dòng chảy, chặn các dòng chảy, làm lưu lượng nước chảy chậm kết quả là làm hạn chế sự xói mòn.

- Phân bón và chất phụ gia:

Qua tìm hiểu thông tin từ người dân có kinh nghiệm trồng chè lâu năm và cán bộ khuyến nông của địa phương cho biết toàn bộ chất dinh dưỡng đưa vào (kể cả các khoáng vật từ đất và chất hữu cơ) nên tương đương lượng chất dinh dưỡng cây đã lấy đi trong giai đoạn thu hoạch sản phẩm. Để dùng hiệu quả, hạn chế phân bón cần phải hạn chế hao hụt dinh dưỡng trong các tình huống: dòng nước chảy cuốn đi khi mưa, khi tưới nước, sự bốc hơi nước và trong giai đoạn canh tác. Hết sức chú ý sự mất đạm, lân dễ tiêu trên bề mặt và lân bị cố định, giai đoạn lắng xuống và sự xói mòn đất.

Trong giai đoạn cân đối đạm việc bón đạm dạng vi sinh, hoặc dưới dạng đạm hữu cơ cần phải được chú ý ở mức cao nhất kết hợp bổ sung phân vi lượng sẽ luôn làm tăng hiệu quả của việc dùng đạm, lân và kali cũng như các dưỡng chất khác.

- Nước tưới:

Sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap trên địa bàn thị xã cũng yêu cầu chất lượng nước đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành. Theo điều tra các hộ dân sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap chỉ dùng nguồn nước đã được xác định không bị ô nhiễm hóa chất và vi sinh vật. Nếu không đạt tiêu chuẩn phải thay thế bằng nguồn nước khác an toàn hoặc chỉ dùng sau khi đã xử lý và kiểm tra.

+ Sử dụng nước tưới bằng các hình thức tưới tiết kiệm, tránh lãng phí. + Luôn tập trung xây dựng và bảo trì các đập nước và hệ thống dẫn nước.

- Bảo vệ thực vật và sử dụng hoá chất:

Việc sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap là đảm bảo cho sản phẩm chè vừa an toàn, vừa chất lượng, bảo vệ được thiên địch, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khỏe con người.

Các hộ dân đều được tập huấn về cách dùng thuốc BVTV (phun đúng thuốc, phun đúng lúc, đúng nồng độ, đúng liều lượng, phun đúng địa điểm, chỗ nào chưa cần phun thì không được phun) và trang bị những thiết bị phun, quần áo bảo hộ lao động….

Để cây chè cho năng suất cao, các hộ dân sử dụng các hoạt động: Đốn đúng thời vụ, hái đúng kỹ thuật, bón phân thích hợp; khảo sát cố định theo giai đoạn nhằm xác định nhanh được trường hợp sâu hại, giai đoạn trừ sâu có hiệu quả và cần thiết nhất là lúc mật độ sâu chưa đến mức phải phun thuốc thì không sử dụng thuốc hóa học; chỉ sử dụng lúc số lượng sâu hại vượt quá ngưỡng phòng trừ, khi mật độ sâu hại chưa đến mức bùng phát dịch chỉ nên dùng thuốc có nguồn gốc thảo mộc (SH01, Sukupi…).

- Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển:

Thu hoạch và bảo quản chè búp tươi: Đến thời kỳ thu hoạch, là lúc bận rộn nhất bởi nếu không thu hoạch kịp thời thì chè sẽ bị hỏng hoặc xấu, rất dễ bị mất giá. Chính vì vậy khi vào thu hoạch, hộ có diện tích lớn từ 19 sào trở

lên thường thuê mướn người để kịp thu hoạch, tuy nhiên thì người dân chủ yếu là đổi công cho nhau để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho hộ gia đình. Chè thu hái thường được đựng trong giỏ hoặc sọt, không có mùi lạ, không được lèn chặt, tránh làm dập nát và đưa ngay về để sơ chế, chế biến. Còn nếu không sơ chế được ngay thì các hộ thường phơi ở những nơi sạch sẽ, rải chè ra để tránh cho chè bị thối lá, tránh rải quá mỏng sẽ làm chè bay hơi, mất nước như vậy chè sẽ không được ngon và thơm nữa.

Vận chuyển chè búp tươi: Sau khi hái xong, người dân cũng cẩn thận không đặt trực tiếp xuống đất để tránh nguy cơ gây ô nhiễm. Phương tiện vận chuyển cũng phải được làm sạch trước khi xếp bao bì chứa sản phẩm. Và đặc biệt không vận chuyển và bảo quản chung với các hàng hoá có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm.

- Quản lý và xử lý chất thải:

Đối với các hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap thì việc giữ gìn vệ sinh tốt hơn so với các hộ sản xuất chè thường. Trong điều tra 10 hộ thì các hộ đều nói rằng toàn bộ bao gói phân bón, thuốc BVTV và các sản phẩm khác nhau sau khi sử dụng cho chè đều được thu gom lại, không được vứt bừa bãi trên nương chè. Các sản phẩm thu gom nên phân làm 2 loại, loại tái sinh được đưa về nơi chứa để có thể tiếp tục tái chế, loại không tái sinh được cần phải được chôn vùi hoặc tiêu hủy. Bởi trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã có những bể rác cho người dân vứt bỏ rác thải sinh hoạt để không gây ảnh hưởng đến môi trường.

- Người lao động:

Trong 10 hộ điều tra, thì việc phun thuốc trừ sâu cho cây trồng nói chung và cây chè nói riêng thì bất kể là nam hay nữ đều có thể đi phun thuốc. Họ cho biết trước kia chưa có chè VietGap, họ thường không chú trọng đến bảo hộ lao động, vì họ nghĩ đơn giản trên nhiều khía cạnh như sức khỏe, môi trường. Nhưng kể từ khi có chè VietGap đưa về địa phương cộng thêm các lớp tập huấn về chè sạch, chè VietGap thì họ mới hiểu ảnh hưởng của thuốc BVTV và họ bắt đầu trang bị cho mình những bộ quần áo, tư trang bảo hộ, thiết bị phun thuốc, và vệ sinh trước và sau khi sử dụng thuốc BVTV cho bản thân và các công cụ dụng cụ.

- Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm:

Trong các bước thực hiện sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap thì đây có lẽ là bước khó khăn nhất cho các hộ dân, tuy nhiên để giữ chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap thì các hộ dân vẫn cố gắng và bớt thời gian để ghi chép cho hồ sơ một cách chi tiết và đầy đủ để bảo vệ chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap của gia đình, của hợp tác xã và của thị xã. Những sản phẩm được đóng vào bao bì, túi đựng sản phẩm cần có nhãn mác, thông tin trên sản phẩm rõ ràng, cụ thể và chi tiết.

Khi sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ, phải cách ly và ngừng phân phối. Điều tra nguyên nhân gây ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm đồng thơi lưu lại hồ sơ về nguy cơ và giải pháp xử lý.

* Ưu điểm của sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap:

- Sản phẩm sau khi thu hoạch không chỉ được nhiều khách hàng ưa chuộng mà còn đáp ứng được các thị trường khó tính trong và ngoài nước.

- Sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap sẽ được nhiều đơn đặt hàng, làm tăng doanh thu và lợi nhuận.

- Năng suất cao mà lại tiết kiệm được chi phí về phân bón và thuốc BVTV, biết tận dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ… để ủ thành phân vi sinh bón cho cây trồng, môi trường trong sạch, an toàn hơn.

- Việc sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap đã hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Dù năng suất chè búp tươi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap không cao hơn nhiều so với năng suất của chè không SX theo mô hình VietGap nhưng sản phẩm chè búp khô của chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap sẽ không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và đạt tiêu chuẩn theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

* Khó khăn của người dân khi sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap: Quy trình phức tạp nhưng thực tế giá bán chè VietGap không cao hơn nhiều, thậm chí có thời điểm chỉ tương đương với sản phẩm chè thông thường. Việc tiêu thụ sản phẩm vẫn chủ yếu thông qua tư thương hoặc bán trực tiếp ngoài

chợ. Mặc dù một số nơi đã đăng ký được thương hiệu và đóng gói sản phẩm nhưng các đơn đặt hàng cũng rất hạn chế.

Xuất phát từ giá bán chè VietGAP không cao hơn nhiều, thậm chí đôi khi còn bị tư thương chê “xấu mã” và nhạt nước để ép giá nên nhiều hộ tuy đã đăng ký tham gia nhưng không mặn mà để duy trì. Một số không ghi chép thường xuyên nhật ký sản xuất hoặc ghi chép thông tin không đầy đủ, do đó khó truy được nguồn gốc và khó kiểm soát chất lượng sản phẩm chè… nên không chứng minh được mức độ tin cậy của sản phẩm, dẫn đến mất thị trường tiêu thụ với những khách hàng khó tính. Một khía cạnh nữa cần đề cập, đó là các mô hình chè VietGap hầu hết có quy mô diện tích nhỏ, trung bình từ 20 - 30ha, trong khi số lượng thành viên tham gia đông. Do vậy, các thành viên trong Ban quản lý rất khó kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất của từng hộ. Mỗi gia đình lại có một phương pháp chăm sóc, chế biến chè truyền thống riêng nên việc đảm bảo tuân thủ quy trình nhiều khi khó thực hiện.

Thêm một vấn đề nữa là các mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP cũng đang thiếu “bà đỡ” cho sản phẩm sau khi được công nhận. Do đó các tổ hợp tác chè vẫn “loay hoay” trong việc đăng ký nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ và chưa có định hướng tiêu thụ sản phẩm rõ ràng.

Cùng với đó là mối liên hệ, sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương một số nơi còn hạn chế. Thực tế, mối liên hệ của tổ hợp tác chè VietGap với cơ quan chức năng chủ yếu thông qua các cán bộ dự án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong khi đó, quá trình sản xuất, tiêu thụ phát sinh nhiều vấn đề cần thêm sự hỗ trợ của chính quyền cơ sở và các ban, ngành khác. Đơn cử như việc tổ hợp tác có nhiều hộ dân tham gia, tâm lý

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)