Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 57 - 61)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thp và x lý s liu

+ Thông tin thứ cấp được thu thập sử dụng phương pháp kế thừa tài liệu. Các thông tin này được thu thập từ các nguồn thông tin, tư liệu và các báo cáo của các sở, ban, ngành có liên quan đến phát triển bền vững sản xuất chè và các chương trình, dự án về nông nghiệp đã được phê duyệt.

+ Các tài liệu, báo cáo đã công bố của các đơn vị trên địa bàn thị xã Phổ Yên (Thị ủy, HĐND, UBND thị xã và các phòng, ban, ngành trên địa bàn thị xã Phổ Yên).

+ Niêm giám thống kê, các số liệu, tài liệu, ấn phẩm liên quan đến sản xuất nông nghiệp và cây chè.

+ Các nghiên cứu trước có liên quan, các websites.

2.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Sử dụng câu hỏi mở, thông qua phương pháp này trực tiếp tiếp cận các chủ hộ, các đối tượng có liên quan đến sản xuất chè, để hiểu biết được thực trạng, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sản xuất. Từ đó có cách nhìn khách quan để có thể đưa ra những giải pháp, những phương hướng phát triển sản xuất trong tương lai.

- Phương pháp điều tra hộ:

Thị xã Phổ Yên có 18 đơn vị hành chính xã, phường, trong đó có 10 xã và 03 phường sản xuất chè; Nghiên cứu tiến hành thu thập thông qua việc điều tra các hộ trồng chè bằng phiếu điều tra được soạn sẵn. Cụ thể:

+ Chọn điểm nghiên cứu:

Trên địa bàn thị xã Phổ Yên lựa chọn 03 xã làm điểm nghiên cứu đại diện cho 03 vùng của thị xã với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện sản xuất chè và hiệu quả kinh tế SX chè của thị xã và một số đặc điểm khác, gồm:

Xã Trung Thành: Khu vực Phía Nam có điều kiện thuận lợi về tự nhiên, KT-XH, đại diện cho các xã, phường thuộc vùng có quy mô diện tích chè nhỏ.

Xã Hồng Tiến: Khu vực Phía Đông có điều kiện phát triển về tự nhiên, kinh tế - xã hội, đại diện cho các xã, phường thuộc vùng có quy mô diện tích chè trung bình.

Xã Phúc Thuận: Khu vực miền núi khó khăn Phía Tây, đại diện cho các xã, phường thuộc vùng trọng điểm có quy mô diện tích chè lớn.

+ Chọn mẫu điều tra:

Đề tài nghiên cứu chọn 90 mẫu điều tra là các hộ nông dân sản xuất chè tại các xã Phúc Thuận, xã Hồng Tiến, xã Trung Thành trên địa bàn thị xã Phổ Yên, mỗi xã chọn 30 hộ, mẫu chọn ra vừa phải đảm bảo tính đại diện cho toàn vùng, vừa phải đại diện suy rộng cho cả thị xã Phổ Yên.

+ Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chính như: Nội dung về đặc điểm chung của hộ;

Nội dung về thực trạng và sử dụng LĐ;

Nội dung về thực trạng sử dụng nguồn nước; Nội dung về đất đai và thực trạng, phương hướng sử dụng đất đai;

Nội dung về đầu tư SX, thực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV trên một đơn vị diện tích, giá bán sản phẩm;

Nội dung về việc làm, thu nhập;

Ngoài ra, nhóm câu hỏi mở còn cung cấp các thông tin liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất, đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần, các kiến nghị và nhu cầu của hộ sản xuất chè trong những năm tới...

2.3.1.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được sau đó được nhập vào phần mềm Microsoft Office Excel để tổng hợp và xử lý theo phương pháp phân tổ thống kê với hỗ trợ của công cụ phần mềm Excel.

2.3.2. Phương pháp phân tích

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội bằng việc mô tả dựa trên những số liệu điều tra được. Phương pháp này được sử dụng để mô tả tình hình kinh tế - xã hội của thị xã, tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của nông hộ sản xuất chè, kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ nông dân sản xuất chè qua các năm.

2.3.2.2. Phương pháp thống kê so sánh

+ So sánh các số liệu qua các năm. + So sánh qua các giai đoạn khác nhau. + So sánh các đối tượng tương tự.

Thông qua các số liệu đã thu thập, tìm ra được quy luật, bản chất của hiện tượng. Từ đó so sánh với các địa phương khác để thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại của địa phương đang nghiên cứu. Qua đó, đề ra các giải pháp thực tế và hướng đi phù hợp cho quá trình phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường trong tương lai.

2.3.2.3. Phương pháp phân tích mô hình SWOT

Mô hình SWOT là phương pháp sử dụng nhằm đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức cho sự tồn tại và phát triển của một đơn vị hoặc đối với một nội dung nhất định. Là phương pháp được dùng phổ biến với hiệu quả cao trong việc xây dựng chiến lược cũng như định hướng cho tương lai.

- S (Strengths): Các điểm mạnh - W (Weeknesses): Các điểm yếu - O (Oppertunities): Các cơ hội - T (Threatens): Các thách thức

Dựa vào việc kết hợp các điểm mạnh và những điểm yếu, liên kết với những cơ hội và các thách thức, hoặc thực hiện xen kẽ giữa các điểm với nhau, chúng ta sẽ nhận được những giải pháp khác nhau. Khi đó sẽ chọn lựa được giải pháp tốt nhất để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)