Chi phí sản xuất chè của hộ

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 76 - 80)

ĐVT: 1000đ/lứa/sào

Chỉ tiêu Xã Phúc Thuận Xã Hồng Tiến Xã Trung Thành

Tổng chi phí 3.728,92 2.878,40 2.090,81

I. Chi phí trung gian 2.718,00 2.119,43 1.562,62 1. Chi phí phân đạm 1.060,21 901,50 555,74 2. Chi phí phân lân 530,32 321,71 310,52 3. Chi phí phân kali 130,43 102,45 75,34 4. Chi phí thuốc BVTV 431,48 387,90 255,68

5. Chất đốt 565,56 405,87 365,34

II. Giá trị lao động thuê ngoài 880,33 663,55 455,74 III. Khấu hao tài sản cố định 130,59 95,42 72,45

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2021)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Về chi phí trung gian, là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên như nguyên liệu, nhiên liệu và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm chè. Chi phí trung gian của nhóm hộ xã Phúc Thuận là 2.718.000đ/lứa/sào. Trong khi đó ở xã Hồng Tiến là 2.119.430đ/lứa/sào và xã Trung Thành là 1.562.620đ/lứa/sào.

Kết quả điều tra cho thấy, loại phân bón các hộ gia đình sử dụng chủ yếu là phân đạm vì loại phân này kích thích búp, lá chè sinh trưởng mạnh. Sau mỗi lứa thu hoạch (thường là 1 tháng), các hộ sẽ tiến hành bón đạm cho chè. Lượng phân kali bón cho cây chè là rất thấp, vì loại phân này nếu bón với lượng lớn sẽ làm cho cây chè bị xót, chậm phát triển. Ngoài các loại phân trên, các hộ gia đình còn chăn nuôi để lấy phân ủ bón cho chè.

Bón phân quyết định chất lượng búp chè, là một khâu quan trọng trong quá trình chăm sóc chè. Các hộ thường bón phân lân, đạm và bổ sung kali.

Vào tháng 10 và tháng 11, lượng lân có thể nhiều hơn. Vào mùa mưa, lượng đạm bón cho chè ở những bãi bằng ít hơn. Bằng kinh nghiệm của mình, người nông dân đã xác định lượng phân bón cần thiết cho mảnh vườn của mình và có cách tính toán riêng. Hiện nay, đa số các hộ trồng chè đã chuyển sang sử dụng phân bón vi sinh tổng hợp và phân bón hữu cơ. Lượng phân bón sử dụng được tính toán theo sản lượng chè khô thu được. Trung bình 3,5 – 4 kg phân bón trên 1 kg chè khô. Ngoài ra, các hộ đã bổ sung một số chất dinh dưỡng khác cần thiết cho từng lô chè để đảm bảo chất lượng búp. Thời điểm bón phân chính vào tháng 3 âm lịch. Có hộ bón vào tháng 4 và tháng 7 âm lịch. Giữa các hàng chè, người ta đào các rãnh để cho phân vào rồi lấp lại, sau đó tiến hành tủ gốc cho chè bằng guột để chống xói mòn, rửa trôi và giảm cỏ mọc. Vào thời gian bón chính này, nếu điều kiện gia đình nào có thì sử dụng phân chuồng đã ủ để bón. Một gia đình nói rằng họ bón phân ủ cho từng lô chè khi mua được phân bón chứ không quan trọng vào thời gian nào trong năm. Một người dân khác cho biết, gia đình anh không sử dụng phân gà để bón cho chè vì làm cây chè có nhiều sâu bọ. Hàng tháng, tiến hành bón phân cho chè khi búp chè bắt đầu mở lá đầu tiên. Phân được vãi đều khắp bãi bằng tay, sau đó tưới nước cho trôi xuống và tạo độ ẩm cho đất. Cách bón này giúp người nông dân tiết kiệm được công lao động nhưng lãng phí phân bón do phần lớn sẽ bị rửa trôi và gây ô nhiễm môi trường đất.

Thuốc Bảo vệ thực vật cũng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong trồng trọt. Thực tế khi nghiên cứu ở 3 xã: Phúc Thuận, Hồng Tiến và Trung Thành thì hiện nay hầu hết các nông hộ vẫn khá lạm dụng thuốc BVTV trong quá trình trồng chè.

c. Kỹ thuật chế biến, bảo quản

Tùy theo cách chế biến của từng gia đình mà chất lượng chè khác nhau. Chè càng ngon thì đòi hỏi quá trình chế biến càng tỉ mỉ và công phu. Hiện nay, đã có một số hộ gia đình chế biến loại chè cao cấp gọi là chè “thượng ti” (tên gọi thời Pháp thuộc) hay còn gọi là chè tôm. Để SX loại chè này, yêu cầu búp hái phải là 1 tôm, 1 lá và chọn những búp to, khỏe. Khi chế biến, cần điều chỉnh lửa nhỏ hơn bình thường vì búp chè non, dễ bị cháy hoặc bị hỏng.

Chè búp tươi được bảo quản không dập nát sau khi hái và được chế biến theo quy trình chế biến được mô tả như sau:

Hình 3.1: Quy trình chế biến chè xanh

d. Tiêu thụ sản phẩm

Người dân ở các vùng này thường trồng và chế biến chè tại nhà chứ ít bán chè tươi. Các hộ có chất lượng chè tốt, chè ngon thì hầu như chỉ bán tại nhà do tư thương đến mua. Các thợ buôn thường mua chè bán chưa lấy hương để có thể bảo quản được lâu. Một số gia đình có khách đến mua để sử dụng thì sẽ lấy hương chè cho khách.

Các hộ có chè trung bình và vừa thường đem đến chợ để bán. Người dân Chè búp tươi Sao dệt men Vò Sao khô lần 1 Phân loại Sao khô lần 2 Chè ban, chè vụn Chè bán thành phẩm Chè thành phẩm Chè lấy hương Chè cánh

thường mang chè đến các chợ gần xã để bán. Ví dụ hiện nay chè Phúc Thuận đã có mặt ở rất nhiều tỉnh trong cả nước nhưng các thợ buôn chè chủ yếu là người trong xã hoặc ở các xã lân cận. Họ là những người hiểu rõ địa phương và đặc điểm chế biến cũng như chất lượng chè của các gia đình trong xã. Những người buôn địa phương này chính là những người cung cấp chè của Phúc Thuận đến các vùng khác.

Giá chè ở các xã thay đổi theo mùa. Vào chính vụ, từ tháng 5 - 9, giá chè ngon vào khoảng 200.000đ/kg - 250.000đ/kg, giá chè vừa dao động từ 150.000đ/kg – 200.000đ/kg. Giá chè vụ đông và vụ xuân có tăng hơn, giá chè ngon từ 220.000đ/kg – 280.000đ/kg, chè vừa từ 100.000đ/kg – 220.000đ/kg. Có thời điểm giáp Tết, giá chè có thể lên tới hơn 300.000đ/kg. Vụ đông và vụ xuân, giá chè tăng là do vào mùa khô, lượng chè giảm mà nhu cầu sử dụng chè vào dịp cuối năm lại lớn. Giá chè đinh cao cấp thường từ 800.000đ/kg – 900.000đ/kg, giá chè tôm khoảng 300.000 – 500.000đ/kg. Chè vụn và chè ban được thu gom và bán với giá khoảng 25.000 – 30.000đ/kg, loại chè này thường được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau, ít dùng để uống.

Trong mỗi xã có một số hộ buôn bán chè lớn nhưng chủ yếu là buôn bán trong nước, lượng chè xuất khẩu sang nước ngoài không nhiều và chủ yếu là qua các thợ buôn trung gian. Việc buôn bán chè vẫn còn nhỏ lẻ, chưa có các cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại địa phương. Bao bì, hình thức đóng gói còn khá đơn giản, dễ bị nhầm lẫn với chè của các vùng khác. Cùng với việc xây dựng và đưa vào sử dụng chợ làng nghề, các vùng chè cần sớm có thương hiệu hàng nông sản riêng cho mình để tôn vinh mặt hàng đặc sản của địa phương.

e. Hiệu quả kinh tế đạt được

Hiệu quả kinh tế luôn là mục tiêu quan trọng của bất cứ một hoạt động SX kinh doanh nào, nghề trồng chè cũng vậy. Việc đánh giá đúng hiệu quả kinh tế sẽ là căn cứ để đưa ra được các giải pháp phù hợp kích thích sự phát

triển của SX chè. Một điều dễ nhận thấy là hộ sản xuất chuyên chè thường là những hộ có quy mô lớn, cây chè được đầu tư tốt hơn ở những hộ này, trong sản xuất được chú trọng hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)