Tình hình giáo dục –y tế

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 81 - 83)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1. Giáo dục

1.1. Giáo dc mm non

- Số trường học Trường 24 24 24

- Số lớp học Lớp 360 370 379

- Số giáo viên Người 539 525 546

- Số học sinh Học sinh 12.194 11.910 12.354

1.2. Giáo dc ph thông

- Số trường học Trường 44 44 44

- Số lớp học Lớp 734 767 803

- Số giáo viên Người 1.054 1.012 1.039 - Số học sinh Học sinh 24.932 26.517 27.902

2. Y tế

- Số cơ sở y tế Cơ sở 21 21 21

- Số giường bệnh Giường 265 270 270

- Số cán bộ y tế nhà nước Người 235 246 254

(Nguồn: Chi cục Thống kê khu vực Phổ Yên - Sông Công)

Hàng năm sản xuất chè thu hút rất nhiều lao động, tăng thu nhập cho người dân, góp phần đáng kể vào việc giải quyết công ăn việc làm trong nông thôn, từng bước thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu từ cây chè.

Nhận thức của người trồng chè đã nâng lên, năng suất chất lượng chè được cải thiện, cây chè đã giữ được vị trí số một của kinh tế vườn đồi và là cây trồng đem lại thu nhập chủ yếu của người trồng chè.

Phát triển sản xuất chè đã góp phần đẩy mạnh phong trào phủ xanh đồi trọc, biến đồi trọc thành tư liệu sản xuất, từ đó tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập đáng kể cho người lao động. Đồng thời cây chè cũng tạo yếu tố thuận lợi cho các ngành kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo đói đã giảm qua các năm. Năm 2018, tổng số hộ nghèo của thị xã Phổ Yên là 2.156 hộ chiếm tỷ lệ 3,72%, đến năm 2019 tổng số hộ nghèo là 720 hộ tỷ lệ này giảm xuống còn 1,64%.

Công tác giáo dục đào tạo ngày càng được nâng cao và phát triển toàn diện ở các cấp học với nhiều hình thức theo hướng XH hóa. Mạng lưới trường lớp ngày càng phát triển. Vì vậy, số lượng trẻ em đi mẫu giáo, số lượng học sinh phổ thông tiếp tục tăng, nhất là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, góp phần vào sự phát triển cho toàn thị xã. Hiện nay trên địa bàn thị xã có 68 trường học, 1.585 giáo viên và 40.256 học sinh thuộc các bậc mẫu giáo và bậc phổ thông.

Trong những năm gần đây công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được tăng cường và nâng cao chất lượng. Ở mỗi địa phương đều có trạm y tế, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, khám chữa bệnh cho người nghèo được quan tâm.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, cây chè bị ảnh hưởng không tốt từ thông tin chè bẩn, gây hoang mang cho người dân, nhiều hộ bi quan, không đầu tư chăm sóc và chuyển sang làm việc khác. Mặt khác, do có tính chất mùa vụ, sản lượng thu hoạch lớn nên đã tạo ra một sức ép về nguồn nhân công tại địa phương. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất chè, việc sử dụng thuốc BVTV, thuốc trừ sâu cũng đã có những tác động tiêu cực đến sức khỏe của người dân.

3.1.4. Nhng nh hưởng ca vic sn xut chè đối vi môi trường sinh thái

3.1.4.1. Quản lý dinh dưỡng đất và chống xói mòn a. Quản lý dinh dưỡng đất

Để đảm bảo dinh dưỡng cho cây trồng, các hộ đã bổ sung phân bón cho đất, lượng phân bón chủ yếu được thu thập từ bên ngoài. Các loại phân thường được sử dụng cho chè là phân NPK, phân vi sinh tổng hợp, phân lân vi sinh. Phân chuồng và phân bắc được sử dụng ưu tiên cho lúa và rau. Rơm, tro, lá cây ủ với phân chuồng để quá trình phân hủy diễn ra nhanh chóng và cung cấp nhiều chất hữu cơ. Biện pháp tủ gốc chè bằng guột và cành lá chè đốn làm tăng độ mùn, chất dinh dưỡng và chống xói mòn đất.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)