Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhân lực trong các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường cao đẳng y – dược asean (Trang 40 - 46)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực trong trƣờng Cao đẳng

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhân lực trong các trường

đẳng ngoài công lập

1.2.5.1. Các nhân tố khách quan

a) Cơ chế thị trường và chủ trương, chính sách của nhà nước

Cơ chế kinh tế thị trƣờng, sự tác động của mặt trái cơ chế kinh tế thị trƣờng có thể kể đến nhƣ sự cạnh tranh không lành mạnh cũng đã tác động ảnh hƣởng tiêu cực đến khả năng thu hút nhân lực cho GD và ĐT nói chung cũng nhƣ đối với việc thu hút nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển ĐNGV của các trƣờng ĐH, CĐ NCL ở Việt Nam.

Chính sách thu hút, đãi ngộ của Nhà nƣớc, của ngành, của địa phƣơng cùng với chế độ đãi ngộ thích đáng đối với ngƣời có trình độ cao, có tâm

huyết với nghề, sẽ là cơ hội tốt cho các trƣờng ĐH, CĐ NCL trong việc thu hút nhân lực cho mục tiêu phát triển ĐNGV.

Đảng và Nhà nƣớc đã và đang từng bƣớc đổi mới trong lĩnh vực GD- ĐT. Nghị quyết TW khóa VIII nhấn mạnh: “đầu tƣ cho GD-ĐT là đầu tƣ cho phát triển”; thực hiện chính sách ƣu tiên, ƣu đãi đối với GD-ĐT, đặc biệt là chính sách đầu tƣ và chính sách tiền lƣơng, lƣơng GV phải đƣợc xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lƣơng hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp tùy theo tính chất của công việc, theo vùng do Chính phủ quy định”.

Nghị quyết số 14 của Chính phủ về “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020” đã chỉ ra rằng, “đến năm 2020 có ít nhất 60% giảng viên đạt trình độ thạc sĩ và 35% đạt trình độ tiến sĩ”. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê giáo dục đại học năm học 2017-2018 của Bộ giáo dục và Đào tạo: cả nƣớc có khoảng 75.000 giảng viên trong đó có 20.198 giảng viên đạt trình độ tiến sỹ chiếm 26,9%. Số chỉ tiêu đạt đƣợc là thấp so với mục tiêu của nghị quyết.

Nhƣ vậy, kết quả đạt đƣợc chƣa thật sự hiệu quả nhƣng có thể thấy công tác phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học rất đƣợc nhà nƣớc ta quan tâm chú trọng đầu tƣ, coi nguồn nhân lực giáo dục đại học mà cụ thể là đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý là một thành tố quan trọng trong việc đạt đƣợc mục tiêu đổi mới và xây dựng nền giáo dục tiên tiến nhƣng kết quả đạt đƣợc chƣa thật sự hiệu quả.

b) Quá trình hội nhập quốc tế trong giáo dục đại học, cao đẳng

Nhiệm vụ ƣu tiên của các trƣờng ĐH Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực hợp tác và sức cạnh tranh. Nhiều trƣờng ĐH đã triển khai thực hiện Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về Đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006 -2020 bằng

việc dạy và học bằng tiếng nƣớc ngoài, trƣớc mắt là tiếng Anh; thu hút ngƣời nƣớc ngoài bằng việc nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình đào tạo và nghiên cứu; các chƣơng trình đào tạo tiên tiến của thế giới đƣợc tiếp thu có chọn lọc; đạt đƣợc thỏa thuận với các cơ sở GDĐH trên thế giới về tƣơng đƣơng văn bằng, chƣơng trình đào tạo; thúc đẩy các hình thức trao đổi GV, chuyên gia với nƣớc ngoài, liên kết đào tạo; có biện pháp thu hút GV là ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài trở về Việt Nam tham gia giảng dạy; thúc đẩy việc tăng số lƣợng lƣu học sinh nƣớc ngoài; Tạo cơ chế để các cơ sở GDĐH có uy tín trên thế giới liên kết đào tạo tại Việt Nam hoặc mở cơ sở tại Việt Nam.

Hội nhập quốc tế trong GDĐH đang đặt ra những yêu cầu mới đối với việc xây dựng và phát triển ĐNGV nói chung, ĐNGV trong các trƣờng ĐH, CĐ NCL nói riêng nhằm mục đích tiếp thu đƣợc những thành tựu khoa học – công nghệ mới, kỹ năng quản lý tiên tiến, đồng thời quá trình hội nhập còn góp phần đào tạo cho Việt Nam có đƣợc đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ và năng lực cả về chuyên môn lẫn quản lý.

c) Sự chuyển đổi phương thức đào tạo của các trường đại học, cao đẳng

Hiện nay, nhiều trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐH, CĐ NCL đã chuyển sang đào tạo theo HTTC. Hƣớng tới ngƣời học, xem ngƣời học là trung tâm chính là triết lý của phƣơng thức đào tạo này. Thời gian học trên lớp giảm xuống chỉ còn 50% so với trƣớc đây; thời gian còn lại dành cho các hoạt động độc lập của sinh viên (thảo luận nhóm, thí nghiệm, thực hành...); các phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá mới đƣợc sử dụng một cách phổ biến... đòi hỏi ngƣời GV ĐH nói chung, GV ĐH, CĐ NCL nói riêng phải có nhiều năng lực để thích ứng. Vì thế, trong phát triển ĐNGV ĐH, CĐ ở các trƣờng NCL cần đặc biệt chú ý đến phƣơng diện chất lƣợng với những năng lực nhƣ tổ chức dạy học theo HTTC; hƣớng dẫn tự học, tự nghiên cứu cho SV; đánh giá kết quả học tập của SV theo các thang điểm số, điểm chữ...

của ngƣời GV. Bên cạnh đấy, đào tạo theo HTTC còn cho phép SV đƣợc đăng ký GV, lựa chọn các lớp học phần để xây dựng kế hoạch học tập riêng cho mình. Vì thế, số lớp học phần sẽ tăng lên. Bên cạnh các lớp có đông SV (thƣờng là môn chung), sẽ có các lớp ít SV. Sĩ số SV/lớp giảm có thể cần phải tăng hợp lý số lƣợng GV/bộ môn.

Bên cạnh những yếu tố trên, việc phát triển NNL trong các trƣờng ĐH, CĐ NCL còn chịu sự ảnh hƣởng, tác động của các yếu tố sau:

- Điều kiện kinh tế gia đình, thu nhập của giảng viên, xét ở góc độ chủ quan hay khách quan thì yếu tố này luôn có tác động ảnh hƣởng mạnh mẽ đến đời sống, sự gắn bó nghề nghiệp của bản thân giảng viên cũng nhƣ đối với nhiệm vụ phát triển ĐNGV của các trƣờng.

- Tuổi đời, thâm niên nghề nghiệp trong ĐNGV, yếu tố này với cơ cấu hài hòa, hợp lý đó là điều kiện để ĐNGV phát triển bền vững, đồng thời tạo điều kiện để có sự kế thừa phát triển liên tục trong ĐNGV.

- Điều kiện môi trƣờng làm việc của ĐNGV, yếu tố này có tác động trực tiếp đến đời sống văn hóa tinh thần, niềm tin và điều kiện làm việc đảm bảo phát huy năng lực nghề nghiệp cho giảng viên, qua đó có tác động thúc đẩy phát triển ĐNGV.

1.2.5.2. Các nhân tố chủ quan

a) Nhận thức, trình độ và bộ máy của các chủ thể quản lý đối với việc phát triển đội ngũ giảng viên đại học, cao đẳng ngoài công lập

Phát triển ĐNGV ĐH, CĐ là phát triển nguồn nhân lực đặc thù của các trƣờng NCL. Việc phát triển đó diễn ra nhƣ thế nào phụ thuộc một phần đáng kể vào sự quan tâm của các chủ thể quản lý, từ Trƣởng các phòng ban chức năng, Trƣởng khoa/ngành đến Hội đồng quản trị, Hiệu trƣởng nhà trƣờng.

Sự quan tâm này thể hiện ở chỗ để ĐNGV phát huy tốt vai trò của mình thì các chủ thể quản lý phải nhận thức đúng đắn vai trò của ĐNGV; xây dựng quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng và tạo động lực.

Lãnh đạo nhà trƣờng mà trực tiếp là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trƣởng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhiệm vụ phát triển ĐNGV, vì vậy đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo nhà trƣờng sẽ tạo nên điều kiện thuận lợi có tác động ảnh hƣởng tích cực đến phát triển ĐNGV nhƣ có chủ trƣơng, chính sách phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, kinh phí, nhân lực đảm bảo cho phát triển ĐNGV.

Việc xây dựng bộ máy quản lý hợp lý, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, hoạt động có hiệu quả có vai trò quan trọng đối với việc phát triển nhà trƣờng trong đó có công tác phát triển ĐNGV.

Đội ngũ CBQL có ảnh hƣởng rất lớn đến công tác quản lý nhà trƣờng. CBQL phải là những ngƣời nắm chắc và hiểu sâu sắc mục tiêu, chƣơng trình, nội dung đào tạo, biết chỉ đạo, tổ chức giảng dạy học tập có hiệu quả, là trung tâm thu hút ĐNGV.

Thực tiễn chỉ ra rằng những cơ sở đào tạo có bộ máy quản lý tổ chức khoa học, đồng bộ và đội ngũ CBQL chuẩn, tâm quyết và có tầm nhìn sẽ biết huy động đƣợc sức mạnh tập thể trong xây dựng, tổ chức thực hiện có hiệu quả chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng trong đó có nội dung phát triển ĐNGV.

b) Sự tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của chính đội ngũ giảng viên đại học, cao đẳng

Trong phát triển ĐNGV, phát triển các yếu tố bên trong của ĐN này giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Đó là các yếu tố liên quan đến phẩm chất và năng lực của GV các trƣờng ĐH, CĐ NCL.

Phẩm chất và năng lực của GV nói chung, GV ĐH, CĐ NCL nói riêng đƣợc hình thành thông qua con đƣờng đào tạo, bồi dƣỡng nhƣng lại đƣợc phát triển và hoàn thiện bằng sự trải nghiệm ngay trong hoạt động nghề nghiệp của họ. Có thể nói, sự tự học, tự bồi dƣỡng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của mỗi GV. Nếu không có tự học, tự bồi dƣỡng để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ĐNGV các trƣờng ĐH, CĐ NCL không những không đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới công tác đào tạo giảng viên hiện nay mà còn không đáp ứng đƣợc sự phát triển của chính bản thân mình.

c) Môi trường sư phạm, uy tín, thương hiệu, chính sách của trường

Môi trƣờng sƣ phạm, bầu không khí dân chủ cởi mở trong nhà trƣờng có tác động đến công tác phát triển ĐNGV. Nó tác động đến tâm tƣ, tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên nhà trƣờng. Bầu không khí làm việc trong nhà trƣờng tốt sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà trƣờng nhất là phát triển ĐNGV.

Uy tín, thƣơng hiệu của nhà trƣờng càng tốt thì càng thu hút đƣợc giảng viên và công tác phát triển ĐNGV gặp thuận lợi. Giảng viên sẽ gắn bó với nhà trƣờng luôn làm việc có trách nhiệm. Uy tín, thƣơng hiệu nhà trƣờng mạnh sẽ giúp trƣờng thuận lợi trong công tác tuyển sinh, góp phần tăng thêm việc làm, thu nhập và các chính sách đãi ngộ đối với tập thể nhà trƣờng đặc biệt là ĐNGV tốt hơn, tạo động lực khiến giảng viên tự giác gắn bó với nhà trƣờng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển ĐNGV.

Trong điều kiện cơ chế, chính sách của nhà nƣớc chƣa đầy đủ, thiếu động bộ, còn chồng chéo ảnh hƣởng đến công tác phát triển ĐNGV, nếu nhà trƣờng biết tranh thủ các nguồn đầu tƣ, tổ chức hợp lý, hiệu quả các nguồn lực tài chính, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, các quy chế tuyển dụng, sử dụng,

đào tạo và bồi dƣỡng phù hợp sẽ tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, giảng viên tích cực tự giác tham gia góp phần phát triển ĐNGV trong nhà trƣờng.

Trên đây là một số nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến sự phát triển ĐNGV ĐH, CĐ trong các trƣờng NCL. Từ đó, để phát triển hiệu quả ĐNGV các trƣờng ĐH, CĐ NCL cần phải xem xét đầy đủ các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường cao đẳng y – dược asean (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)