CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Thực trạng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y-Dược
3.1.4.1. Số lượng cán bộ quản lý, giảng viên
Tổng số cán bộ quản lý, giảng viên là 239 ngƣời, trong đó: Cán bộ quản lý: 14 ngƣời
Giảng viên: Tổng số 228 ngƣời, trong đó có 3 giảng viên kiêm nhiệm Số giảng viên đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo hƣớng dẫn tại Thông tƣ 08/2017/TT-BLĐTBXH: 228 ngƣời.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, do số lƣợng cán bộ quản lý ít nên tác giả tập trung nghiên cứu và đánh giá thực trạng chủ yếu đối với đối tƣợng là giảng viên.
Bảng 3.5. Đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Y - Dược ASEAN tính đến năm 2017 STT Trình độ, học vị, chức danh Số lƣợng giảng viên Giảng viên cơ hữu Giảng viên thỉnh giảng 1 Phó Giáo sƣ 5 3 2 2 Tiến sĩ 24 14 10 3 Thạc sĩ 115 101 14 4 Đại học 84 81 3 Tổng số 228 199 29
(Nguồn: Phòng Hành chính, Trường Cao đẳng Y - Dược ASEAN)
Tổng số cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên cơ hữu đang trực tiếp giảng dạy là 199 ngƣời, đều có trình độ đại học trở lên, trong đó có 3 Phó Giáo sƣ, 14 tiến sỹ, 101 thạc sỹ và hiện có 7 giảng viên đang theo học các lớp Cao học. Về cơ bản, đội ngũ giảng viên đã đƣợc chuẩn hoá, đƣợc đào tạo căn bản và đang đƣợc trẻ hoá. Tuy nhiên, theo bảng 3.5 có thể thấy tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ còn khá thấp, chiếm tỷ lệ 7% trong tổng số giảng viên, nếu tính cả số giảng viên thỉnh giảng thì cũng mới chỉ chiếm 10,5%. Tuy rằng số lƣợng giảng viên có trình độ thạc sỹ năm học 2017-2018 chiếm 50,7% nhƣng trong giai đoạn này trƣờng đang trên đà phát triển, số lƣợng tuyển sinh ngày một tăng, yêu cầu chất lƣợng đầu ra ngày càng cao đáp ứng điều kiện hội nhập quốc tế dẫn đến nhu cầu phát triển đội ngũ giảng viên ngày càng cấp thiết. Nhà trƣờng luôn chú trọng công tác tuyển mới và bồi dƣỡng cho các cán bộ công nhân viên và giảng viên; thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ tại chỗ, ví dụ: nghiệp vụ sƣ phạm, lý luận giảng dạy; kỹ năng truyền thông,...
Cơ cấu giảng viên theo độ tuổi
Cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ GV đóng vai trò quan trọng đến chất lƣợng chuyên môn và chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng. Thực trạng cơ cấu độ tuổi đội ngũ giảng viên đƣợc thể hiện qua bảng 3.6.
Bảng 3.6. Cơ cấu giảng viên theo độ tuổi
Tổng số Dƣới 30 Từ 30 – 40 Từ 40 - 50 Trên 50 Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 228 85 37.28 56 24.56 59 25.88 28 12.28
(Nguồn: Phòng Hành chính, Trường Cao đẳng Y - Dược ASEAN)
Qua bảng 3.6 thống kê độ tuổi ĐNGV trong những năm gần đây có thể thấy số lƣợng GV từ độ tuổi 30 đến 50 chiếm tỷ lệ cao 50,44%. Độ tuổi này đang trong giai đoạn sung sức, GV có nhiều điều kiện thực tế để cập nhật kiến thức để nâng cao nghiệp vụ, có kinh nghiệm giảng dạy.
Số lƣợng GV trẻ ở độ tuổi dƣới 30 chiếm tỷ lệ 37,28%, do xuất phát từ nhƣ cầu nâng cấp trƣờng nên những năm gần đây nhà trƣờng có kế hoạch tuyển dụng đội ngũ, đa số là GV trẻ đƣợc tuyển dụng từ sinh viên các trƣờng đạt loại khá giỏi. Ƣu điểm của đội ngũ này là: nhiệt huyết, nhạy bén với cái mới, khả năng tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng và có tinh thần cầu tiến thuận lợi cho quy hoạch, bồi dƣỡng. Tuy nhiên họ lại có những hạn chế nhƣ: với độ tuổi này đa số GV trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy, tổ chức các hoạt động GD, NCKH, và thƣờng không quyết đoán.
Số GV có độ tuổi lớn hơn 50 chiếm tỷ lệ 12,28 %. Đây là lực lƣợng nòng cốt trong việc bồi dƣỡng cho GV trẻ để chuẩn bị cho việc chuyển giao thế hệ.
Cơ cấu giới tính
Năm học 2015-2016 2016-2017 2017-2018
Tổng số giảng viên 224 224 228
Giảng viên nữ 139 139 140
Tỷ lệ nữ 62% 62% 61,4%
(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ, Ttrường Cao đẳng Y – Dược Asean)
Qua bảng 3.5 có thể thấy tỷ lệ giảng viên nữ chiếm khá đông, hơn 1 nửa trên tổng số giảng viên nhà trƣờng. Tuy tỷ lệ giảng viên nữ cao và họ bị chi phối rất nhiều bởi điều kiện gia đình, nhƣng ĐNGV nữ đã rất tích cực tham gia giảng dạy, nghiên cứu, hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, thực hiện tốt công tác chủ nhiệm. Ngoài ra còn rất tích cực thực hiện các kế hoạch học tập, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ. Rất nhiều GV nữ hiện nay đang đảm nhiệm các chức vụ trƣởng, phó khoa.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số giảng viên nữ bị chi phối nhiều vấn đề mà chƣa thể tham gia học tập, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Do đó, nhà trƣờng trong thời gian tới phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề cân bằng cơ cấu giới tính trong ĐNGV, nâng cao tỷ lệ GV nam trong nhà trƣờng để có thể đảm nhiệm những nhiệm vụ khó khăn thay cho GV nữ, có điều kiện hơn trong việc giải quyết các nhiệm vụ của nhà trƣờng, và tập trung nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Nghiên cứu khoa học
- Số lƣợng đề tài NCKH trong năm học 2017 - 2018:
+ Cấp cơ sở: số lƣợng đăng ký 20 đề tài, trong đó 19 đề tài NCKH và 01 sáng kiến kinh nghiệm.
+ Số lƣợng các bài báo NCKH đã đăng tải trên các tạp chí khoa học: 05 (trong đó có 05 bài báo đăng trên Tạp chí khoa học có chỉ số ISSN).
Công tác nghiên cứu khoa học đƣợc nhà trƣờng đặc biệt coi trọng. Những đóng góp của các đề tài NCKH do các cán bộ, giảng viên nhà trƣờng nghiên cứu và áp dụng đã góp phần giải quyết những vấn đề do thực tiễn trong trƣờng và xã hội đặt ra. Đồng thời, việc NCKH cũng góp phần bồi dƣỡng và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên đảm bảo chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.
Tuy nhiên, với điều kiện tài chính, cơ sở vật chất phục vụ công tác nghiên cứu khoa học còn hạn chế; lực lƣợng cán bộ, giảng viên có năng lực nghiên cứu khoa học còn ít đã ảnh hƣởng đến số lƣợng, chất lƣợng các đề tài nghiên cứu khoa học. Các đề tài NCKH chủ yếu mang tính đơn lẻ, tự phát, chƣa có sự tập trung trí tuệ để giải quyết những vấn đề lớn, cấp thiết của nhà trƣờng cũng nhƣ thực tiễn xã hội.
Trình độ tin học và ngoại ngữ
Việc phát triển ĐNGV trong những năm qua, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và đồng thời yêu cầu về chức danh GV nên việc học tập để nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ là vấn đề cốt lõi của ĐNGV nhất là GV dạy ở bậc cao đẳng, đại học.
Bảng 3.8 Trình độ tin học, ngoại ngữ của giảng viên năm học 2017-2018
Tỷ lệ: %
Trình độ Đại học Trên đại học Chứng chỉ
Tin học 5,8% 1,2% 93%
Ngoại ngữ 6,7% 3,5% 89,8%
(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ, trường Cao đẳng Y - Dược Asean)
Qua bảng 3.8 có thể thấy ĐNGV đều đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ và tin học. Toàn bộ ĐNGV đều đã biết ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. Tuy nhiên do có một số GV tuổi đời cao nên
còn ngại ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy. Ngoài ra, trình độ và khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc hàng ngày còn nhiều bất cập. Phần lớn giảng viên hàng ngày không sử dụng đƣợc ngoại ngữ trong hoạt động và giao tiếp do việc giao tiếp bằng ngoại ngữ không thƣờng xuyên. Điều này khiến việc học lên cao nhƣ thạc sỹ, tiến sỹ của ĐNGV bị ảnh hƣởng do một số giảng viên có tâm lý e ngại, an phận nên tự đánh mất cơ hội, chỉ tiêu đào tạo hàng năm. Trong hoạt động giao lƣu quốc tế, trao đổi thông tin, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thì tin học và ngoại ngữ là hai công cụ rất hữu ích và đây là một thực trạng đáng quan tâm. Do đó nhà trƣờng rất chú tâm đến công tác khuyến khích GV tham gia nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học. Ngoài ra, tiêu chuẩn khi tuyển chọn GV tại trƣờng là đều phải đáp ứng theo tiêu chuẩn chứng chỉ ngoại ngữ và tin học của Bộ GD- ĐT.
3.1.4.2. Đánh giá chung về đội ngũ giảng viên Tích cực:
- Đa số giảng viên đã nhận thức và tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ theo kế hoạch đào tạo.
- Đội ngũ giảng viên rất đa dạng về chuyên môn ngành nghề, trong đó giảng viên cơ hữu chiếm số đông, giảng viên mời giảng chiếm tỷ lệ thấp. Đây là điều kiện thuận lợi để nhà trƣờng chủ động trong việc phân công kế hoạch công tác cho đội ngũ giảng viên.
- Hầu hết giảng viên có tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn cơ bản đạt yêu cầu, có phẩm chất đạo đức tốt, nhiều giảng viên có kinh nghiệm tốt, chuyên môn tốt phát huy truyền đạt lại cho ĐNGV trẻ.
Hạn chế:
- Đội ngũ giáo viên Nhà trƣờng vừa thiếu, vừa thừa, chƣa đồng bộ. Thừa ở một số chuyên ngành khó tuyển sinh, học sinh ít, thiếu ở chuyên ngành có
số lựợng học sinh đông và trình độ cao. Các môn học thiếu GV chủ yếu là các môn chuyên ngành, vì vậy ở các môn này, ngoài việc GV phải dạy tăng giờ, còn phải dạy kiêm nhiệm nên chất lƣợng ở một số môn học còn hạn chế.
- Trình độ đƣợc đào tạo của đội ngũ chƣa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ của nhà trƣờng, hiện tại còn thiếu nhiều giảng viên có kinh nghiệm và có trình độ cao.
- Khả năng nghiên cứu khoa học của ĐNGV còn yếu về chất lƣợng, thiếu về số lƣợng.
- Một số GV năng lực còn yếu, thiếu sáng tạo, thiếu tinh thần cầu tiến trong việc học tập bồi dƣỡng nâng cao kiến thức chuyên môn.