CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Bối cảnh chung
4.1.2. Bối cảnh trong nước
Các yếu tố trong nƣớc nhƣ: những thành tựu của công cuộc đổi mới; đất nƣớc ta bƣớc vào nhóm nƣớc đang phát triển có thu nhập trung bình; thể chế kinh tế ngày càng đƣợc hoàn thiện; công tác hội nhập quốc tế ngày càng đƣợc triển khai sâu rộng, cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0, kinh tế tri
thức ngày càng phát triển mạnh mẽ,…tất cả những điều đó vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với sự phát triển của ĐNGV.
Nghị quyết của Đảng và Nhà nƣớc ta luôn khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu và đầu tƣ phát triển cho giáo dục là đầu tƣ cho phát triển kinh tế xã hội; giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm vừa qua và Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 với yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trƣởng, cùng với chiến lƣợc và quy hoạch phát triển nhân lực trong thời kỳ dân số vàng là tiền đề cơ bản để ngành giáo dục cùng các bộ, ngành, địa phƣơng phát triển giáo dục. Chiến lƣợc cũng đã xác định, phát triển nhanh nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lƣợng cao, đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ gắn với phát triển nhân lực là một trong ba đột phá. Kỳ vọng sự phát triển của đất nƣớc cũng sẽ tạo ra cơ hội cho phát triển giáo dục đồng thời cũng mang đến nhiều thách thức cần giải quyết.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định một trong những định hƣớng phát triển lớn để hiện thực hoá mục tiêu phấn đấu sớm đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Điều này tiếp tục đƣợc khẳng định tại Đại hội XII : “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài”. Tại đại hội này, Đảng cũng đề ra mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo là: “ Phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lƣợng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm
việc hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.
Một mặt giáo dục - đào tạo phải vƣợt qua những thách thức riêng của giáo dục - đào tạo Việt Nam và cả những thách thức chung của giáo dục - đào tạo thế giới để thu hẹp khoảng cách so với những nền giáo dục - đào tạo tiên tiến, mặt khác giáo dục – đào tạo phải khắc phục sự mất cân đối giữa yêu cầu phát triển nhanh chất lƣợng giáo dục - đào tạo; giữa hai yêu cầu tạo ra đƣợc sự chuyển biến cơ bản toàn diện và giữ đƣợc sự ổn định tƣơng đối của hệ thống giáo dục - đào tạo. về qui mô cung cấp nguồn nhân lực đƣợc đào tạo với yêu cầu đảm bảo, nâng cao. Giáo dục Việt Nam có xuất phát điểm thấp và môi trƣờng giáo dục vĩ mô còn nhiều yếu kém, nên có nguy cơ tụt hậu. Hội nhập quốc tế về giáo dục tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập của văn hóa và lối sống không lành mạnh, điều này làm xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc. Thêm vào đó, sự gia tăng phân hóa trong xã hội, khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cƣ, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền ngày dẫn đến nguy cơ thiếu bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, gia tăng khoảng cách về chất lƣợng giáo dục giữa các vùng miền và cho các đối tƣợng ngƣời học.