Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường cao đẳng y – dược asean (Trang 93 - 94)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Bối cảnh chung

4.1.1. Bối cảnh quốc tế

Nhịp độ phát triển KH&CN trên thế giới ngày càng nhanh. Mọi mặt của đời sống xã hội đều bị tác động bởi những thành tựu mang tính đột phá và có ảnh hƣởng to lớn. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra ở các nƣớc đang phát triển có thể đƣợc rút ngắn nhờ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khi nền kinh tế tri thức dần thay thế nền kinh tế dựa vào các nguồn lực tự nhiên . Vai trò quan trọng của lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân công giá rẻ ngày cang ít đi.

Để phát triển trong môi trƣờng cạnh tranh, bên cạnh tăng năng suất lao động, đổi mới và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đổi mới công nghệ, đổi mới phƣơng thức tổ chức quản lý,… thì một vấn đề vô cùng quan trọng là đòi hỏi các quốc gia phải nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Các dòng đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài ngày càng đổ vào những nƣớc có lợi thế về chất lƣợng của nguồn nhân lực, chính vì vậy NNL đã trở thành yếu tố quyết định nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi quốc gia trong thời đại ngày nay.

Phát triển giáo dục là một trong nhƣng phƣơng thức quan trọng để tạo ra NNL chất lƣợng cao. Vì vậy, xu thế hội nhập kinh tế và sự phát triển khoa học và công nghệ đòi hỏi mỗi quốc gia phải đổi mới giáo dục.

Mặt khác, xã hội ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con ngƣời tăng cao, vì vậy ngƣời dân thƣờng tìm tới các dịch vụ chăm sóc tốt nhất, đặc biệt ở những nƣớc phát triển nhƣ Nhật Bản, CHLB Đức thì ngành Điều dƣỡng đang rất đƣợc coi trọng.

Theo Bộ Sức khỏe, Lao động và Phúc lợi xã hội của Nhật Bản ƣớc tính, đến năm 2025 đất nƣớc mặt trời mọc cần khoảng 2,53 triệu Điều dƣỡng viên, trong khi thực tế đội ngũ nhân lực ngành Y tế tại quốc gia này không đủ để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân. Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc (Bộ LĐ-TB&XH), việc triển khai Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), từ năm 2012 đến nay, đã phối hợp với phía Nhật Bản tuyển chọn và đƣa vào đào tạo tiếng Nhật cho 5 khóa ứng viên Điều dƣỡng, Hộ lý tổng số 960 ngƣời.

Tình trạng thiếu nhân lực Điều dƣỡng viên cũng tƣơng tự ở CHLB Đức, ƣớc tính đến năm 2030 nƣớc này cần khoảng hơn 1 triệu Điều dƣỡng viên chăm sóc ngƣời già. Mới đây Cơ quan hợp tác Quốc tế – Bộ năng lƣợng CHLB Đức đã ký hợp tác với Cục quản lý Lao động ngoài nƣớc – Bộ LĐTB&XH về việc tuyển Điều dƣỡng viên Việt Nam sang làm việc tại CHLB Đức với số lƣợng 17.000 Điều dƣỡng viên theo chƣơng trình hợp tác giữa hai Chính phủ trong năm 2017 và những năm tiếp theo.

Đây là 2 trong số những nƣớc phát triển, dân số già hóa nhanh khiến cho việc tìm kiếm nhân lực Điều dƣỡng, chăm sóc ngƣời cao tuổi ngày càng cao, tạo cơ hội việc làm trong lĩnh vực này. Điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải nâng cao chất lƣợng để đào tạo ra đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường cao đẳng y – dược asean (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)