.Tình hình sử dụng các vật chứa rác thải trên địa bàn phường

Một phần của tài liệu Tình hình rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường thạch bàn, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 48 - 50)

Vật đựng Hộ gia đình

SL (hộ) CC (%)

Túi nilon 7 15,55

Bao bì, bao tải 0 0,00

Thùng xốp 2 4,44

Túi nilon + thùng có nắp 28 62,22

Túi nilon + thùng không nắp 8 17,79

Bao bì bao tải + thùng xốp 0 0,00

Tổng 45 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Do hiện nay chưa bố trí địa điểm đặt các thùng rác công cộng nên phần lớn hộ dân thường dùng túi nilon, bao bì, thùng xốp để đựng rác hàng ngày chờ vệ sinh viên đến gom. Tại các hộ gia đình, tỷ lệ sử dụng kết hợp túi nilon và thùng có nắp khá cao chiếm tới 62,22%, ít hộ chỉ sử dụng mỗi túi nilon để đựng rác. Tỷ lệ sử dụng túi nilon và thùng không nắp cũng không cao và chỉ chiếm 17,79%.

Qua bảng số liệu trên có thể thấy phần lớn người dân trên địa bàn phường sử dụng một lượng lớn túi nilon để làm vật chứa đựng RTSH, bởi ưu điểm là gọn nhẹ, dễ sử dụng nhưng thực tế túi nilon lại rất độc hại, khó xử lý. Theo phản ánh của các vệ sinh viên, tình trạng vứt rác bừa bãi vẫn còn xuất hiện trên địa bàn phường, trong đó túi nilon là khá lớn đã gây ra không ít khó khăn trong quá trình thực hiện công tác giữ gìn VSMT tại địa phương.

36

4.1.2. Nguồn gốc phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt

RTSH xuất phát chủ yếu tại các hộ dân cư, hộ kinh doanh, công sở, trường học, chợ, trung tâm thương mại, nơi công cộng (công viên, đường…) văn phòng, doanh nghiệp…

RTSH phát sinh từ hộ gia đình: người dân ở đây chủ yếu làm công nhân và kinh doanh hàng hóa nên thành phần rác thải chủ yếu là rác hữu cơ dễ phân hủy như thức ăn thừa và các chất vô cơ chủ yếu là túi nilon, bao bì đựng hàng hóa, thủy tinh…Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ hộ dân chiếm 60-70% còn lại là rác thải từ các khu công nghiệp, trung tâm thương mại lớn trên địa bàn phường Thạch Bàn.

Rác chợ, dịch vụ, doanh nghiệp: Trên địa bàn phường có 1 khu trung tâm thương mại lớn (Aeon mall Long Biên) và nhiều chợ nhỏ nằm rải rác ở các tổ và các nhà hàng phục vụ ăn uống, nhà nghỉ, khách sạn. Những nơi này chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân địa phương nên thành phần chủ yếu là rác hữu cơ như các loại rau củ quả, thịt và xương động vật, thức ăn thừa…và rác vô cơ như túi nilon thành phần plastic, các loại bao bì, kim loại…các loại rác không thuộc hai nhóm này như pin, dầu nhớt…Lượng rác thải phát sinh từ chợ chiếm 10% trong tổng lượng rác thải sinh hoạt của phường.

Rác thải từ đường phố: Lượng rác thải này phát sinh chủ yếu từ hoạt động tham gia giao thông của người dân và từ các hộ ở mặt đường tạo ra. Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ đường phố, công viên chiếm 5% trong tổng lượng rác thải sinh hoạt của phường.

Rác thải phát sinh từ các cơ quan, công sở và trường học: Theo thống kê trên địa bàn phường Thạch Bàn có 6 trường học: bao gồm 1 trường THPT, 1 trường THCS, 2 trường tiểu học, 2 trường mầm non, trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực, đây là một trong số các nguồn phát thải lớn. Ở những nơi này thành phần rác thải chủ yếu là giấy, bìa, mực. Riêng các trường mẫu giáo và tiểu học thì có thêm thực phẩm thừa phát sinh từ bữa ăn của học sinh, kim tiêm, thuốc tàn dư, băng gạc, chất thải sinh hoạt từ bệnh nhân. Tuy nhiên những loại rác thải của phòng khám, trạm y tế thuộc nhóm rác thải độc hại vì vậy được thu gom và xử lý riêng, không được thu gom tập trung với rác thải sinh hoạt. Lượng RTSH phát sinh từ các cơ quan, công sở và trường học chiếm 20% trong tổng trọng lượng RTSH của phường.

37

Theo kết quả điều tra hộ gia đình, rác thải trên phường Thạch Bàn chủ yếu là rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ khoảng 55,5% rác thải, vô cơ chiếm 44,5% được thể hiện trong bảng dưới đây:

Một phần của tài liệu Tình hình rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường thạch bàn, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)