Tình hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tình hình rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường thạch bàn, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 34)

Theo thống kê của Sở TN&MT, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn 2011 - 2015 tiếp tục gia tăng và có xu hướng tăng nhanh hơn so với giai đoạn 2006 - 2010. Theo số liệu thống kê được trong các năm từ 2007 đến 2010, tổng lượng rác thải sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc là 17.682 tấn/ngày (năm 2007); 26.224 tấn/ ngày (năm 2010), tăng trung bình 10% mỗi năm. Đến năm 2015, khối lượng rác thải sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ ngày. Chỉ tính riêng tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh là 6.420 tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày. Theo tính toán mức gia tăng của giai đoạn từ 2010 - 2015 đạt trung bình 12% mỗi năm.

Về cơ bản, thành phần của rác thải sinh hoạt bao gồm chất vô cơ (các loại phế thải thuỷ tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, túi nilon, vải, đồ điện, đồ chơi...), chất hữu cơ (cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, xác súc

22

vật, phân động vật....) và các chất khác. Hiện nay, túi nilon đang nổi lên như vấn đề đáng lo ngại trong quản lý rác thải sinh hoạt do thói quen sinh hoạt của người dân.

Bảng 2.3. Thành phần của rác thải sinh hoạt ở Hà Nội

STT Thành phần RTSH Tỷ lệ (%)

1 Chất hữu cơ 51,9

2 Chất vô cơ 16,1

2.1 Giấy 2,7

2.2 Nhựa 3,0

2.3 Da, cao su, gỗ 1,3

2.4 Vải sợi 1,6 2.5 Thủy tinh 0,5 2.6 Đá, đất sét, sành sứ 6,1 2.7 Kim loại 0,9 3 Các hạt < 10mm 31,9 Cộng 100

(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050)

2.2.2.1. Tình hình thu gom xử lý rác thải sinh hoạt ở đô thị Việt Nam

Rác thải sinh hoạt ở Việt Nam phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu vực công cộng (đường phố, chợ, các trung tâm thương mại, văn phòng, các cơ sở nghiên cứu, trường học...). Rác thải sinh hoạt có tỷ lệ hữu cơ vào khoảng 54-77%, rác có thể tái chế (thành phần nhựa và kim loại) chiếm khoảng 8 - 18%.

Lượng rác thải sinh hoạt ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)… Khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh rác thải sinh hoạt tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).

Tổng lượng phát sinh rác thải sinh hoạt tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả

23

nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố.

Kết quả điều tra tổng thể mới nhất cho thấy, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị.

Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế – xã hội) thì vùng Đông Nam bộ có lượng rác thải sinh hoạt phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh rác thải sinh hoạt của cả nước), tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh rác thải sinh hoạt là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Khu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh rác thải sinh hoạt thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh rác thải sinh hoạt là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%). Đô thị có lượng rác thải sinh hoạt phát sinh lớn nhất là TP.Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ít nhất là Bắc Kạn – 12,3 tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP.Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; TP.Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày.

Bảng 2.4. Lượng RTSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam năm 2015 STT Loại đô thị Lượng RTSH bình quân trên đầu người

(kg/người/ngày) 1 Đặc biệt 0,96 2 Loại I 1,0 3 Loại II 0,72 4 Loại III 0,73 5 Loại IV 0,65

(Nguồn: Môi trường sạch, 2015)

Tỷ lệ phát sinh RTSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,96 – 1,0kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có

24

tỷ lệ phát sinh RTSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 – 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh RTSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày.

Tỷ lệ phát sinh RTSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển du lịch như TP Hạ Long: 1,38 kg/người/ngày; TP Hội An: 1,08 kg/người/ngày; TP Đà Lạt: 1,06 kg/người/ngày; TP Ninh Bình: 1,3 kg/người/ngày. Các đô thị có tỷ lệ phát sinh RTSH tính bình quân đầu người thấp nhất là TP. Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31kg/người/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày; Thị xã Kon Tum 0,35kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73kg/người/ngày.

2.2.2.2. Tình hình thu gom xử lý rác thải sinh hoạt ở nông thôn Việt Nam

Rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn có tỷ lệ khá cao chất hữu cơ, chủ yếu là từ thực phẩm thải, chất thải làm vườn và phần lớn đều là chất thải hữu cơ dễ phân hủy (tỷ lệ các thành phần dễ phân hủy chiếm tới 65% trong chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn). Về cơ bản, lượng phát sinh RTSH ở nông thôn phụ thuộc vào mật độ dân cư và nhu cầu tiêu dùng của người dân. Nhìn chung, khu vực đồng bằng có lượng phát sinh RTSH cao hơn khu vực miền núi; dân cư khu vực có mức tiêu dùng cao thì lượng rác thải sinh hoạt cũng cao hơn. Năm 2016, khu vực nông thôn ở nước ta phát sinh khoảng 31.000 tấn RTSH mỗi ngày. Tuy nhiên, vấn đề quản lý RTSH khu vực này có nhiều bất cập.

25

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1.Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Hình 3.1. Bản đồ địa chính Phường Thạch Bàn

(Nguồn: UBND phường Thạch Bàn, 2018)

Phường Thạch Bàn có lịch sử hình thành từ rất lâu, trải qua thời gian, tên gọi có sự thay đổi. Trước cách mạng tháng tám năm 1945, Thạch Bàn thuộc địa giới các xã Cự Linh và cự đồng thuộc tổng Cự Linh, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945, đến năm 1949 là xã Cự Linh thuộc huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Từ năm 1949 đến tháng 5 năm 1955, sáp nhập với xã Xuân Khôi thành xã Cự Khối. Tháng 6-1955, xã cự khối tách thành hai xã Cự

26

Khối và Thạch Bàn (thuộc huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh). Xã Thạch Bàn trước cách mạng tháng 8 năm 1945 có 895 hộ với gần 3900 khẩu (làng Ngô 270 hộ, làng Cầu và làng Hạ Trại có 295 hộ, Ngọc Trì có 275 hộ và làng Cự Đồng có 55 hộ). Diện tích toàn xã là 1067 mẫu bắc bộ.

Trong đó diện tích canh tác 810 mẫu, đất thổ cư 152 mẫu, còn lại là sông ngòi, ao hồ… Tháng 12 – 1956, Thạch bàn tiếp nhận thôn thượng hội với 22 ha đất và chia tách 22ha đất làng Hạ Trại giao cho xã Cự Khối và xã Trâu Quỳ. Từ năm 1961 đến tháng 10 – 2003, thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Ngày 6 – 11 - 2003, chính phủ ban hành nghị định số 132/CP thành lập quận Long biên, xã Thạch Bàn thuộc huyện Gia Lâm chuyển thành phường Thạch Bàn thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Đời sống văn hóa, tinh thần và tín ngưỡng của nhân dân nơi đây cũng rất phong phú. Những công trình đền, đình chùa… ở Thạch Bàn mang đậm giá trị văn hóa, tâm linh và kiến trúc đặc sắc.

Phường Thạch Bàn là một trong 14 phường của quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Phía bắc giáp với phường Sài Đồng; phía đông giáp với thị trấn Trâu Quỳ, phía nam giáp với Phường Cự Khối, phía tây giáp với phường Long Biên. Diện tích đất tự nhiên 520,02 ha. Dân số toàn phường tính đến tháng 12 năm 2016 có 5012 hộ dân 19161 nhân khẩu được chia thành 17 tổ dân phố; trên địa bàn phường 6 trường học, gồm trường trung học phổ thông Thạch Bàn (tổ dân phố 12), trường trung học cơ sở Thạch Bàn (tổ dân phố 4), trường tiểu học Thạch Bàn A, trường tiểu học Thạch Bàn B, trường mầm non Thạch Bàn, trường mầm non Hoa Mai, trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực, hệ thống đường giao thông, chiếu sáng được đầu tư cơ bản, đồng bộ như đường Thạch Bàn, đường 40m…;

Phường Thạch Bàn có vị trí địa lý nằm trên tuyến giao thông huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh lân cận, cả giao thông đường bộ và đường thủy như quốc lộ 5 và sông Hồng, có điều kiện thúc đẩy nền kinh tế của phường phát triển theo hướng thương mại dịch vụ.. Nhận thức đúng những thuận lợi, khó khăn trong quá trình xây dựng, phát triển phường. Nguồn: UBND phường Thạch Bàn (2018).

27

3.1.1.2 Đặc điểm đất đai - địa hình

Phường Thạch Bàn có diện tích toàn xã là 1.067 mẫu Bắc Bộ, trong đó diện tích canh tác 810 mẫu, đất thổ cư 152 mẫu, còn lại là sông ngòi, ao hồ… Tháng 12- 1956, Thạch Bàn tiếp nhận thôn Thượng Hội với 22 ha đất và chia tách 22 ha đất thôn Hạ Trại giao cho xã Cự Khối và xã Trâu Quỳ. Địa hình phường Thạch Bàn tương đối bằng phẳng, giáp với những tuyến giao thông huyết mạch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của phường.

Tổng diện tích đất tự nhiên của phường Thạch Bàn là 527,21 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp khá lớn chiếm hơn 70% diện tích của phường. Đến năm 2016 thì diện tích đất nông nghiệp đã được thu hẹp lại và tăng diện tích đất phi nông nghiệp.

Qua nhiều năm đến nay diện tích đất chưa sử dụng giảm nhanh chóng. Phần diện tích đất bị thu hẹp chủ yếu được chuyển đổi thành các khu công nghiệp, thương mại lớn với mục đích phát triển đa dạng các hoạt động sản xuất kinh tế, thương mại, xã hội, xây dựng các công trình và cơ sở hạ tầng trên địa bàn phường. (UBND phường Thạch Bàn, 2018).

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu – thời tiết, thủy văn

A, khí hậu – thời tiết

Khí hậu của phường Thạch Bàn mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết có sự khác biệt rõ ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh và có thể phân ra thành 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa nóng bắt đầu từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 9, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều rồi mát mẻ, khô ráo vào tháng 10. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 3. Từ cuối tháng 11 đến tháng 1 rét và hanh khô, từ tháng 2 đến hết tháng 3 lạnh và mưa phùn kéo dài từng đợt. Trong khoảng cuối tháng 9 đến tháng 11, có những ngày thu với tiết trời mát mẻ, do đón vài đợt không khí lạnh yếu tràn về. Tuy nhiên, do chịu sự tác động mạnh mẽ của gió mùa nên thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi mùa thường không đồng đều nhau giữa các năm, nên sự phân chia các tháng chỉ mang tính tương đối.

Nhiệt độ trung bình mùa đông: 17,2 °C (lúc thấp xuống tới 2,7 °C). Trung bình mùa hạ: 29,2 °C (lúc cao nhất lên tới 43,7 °C). Nhiệt độ trung bình

28

cả năm: 23,2 °C, luợng mưa trung bình hàng năm: 1.800mm. Nguồn: UBND phường Thạch Bàn (2018).

B, Thủy văn

Lượng mưa nhiều cùng với vị trí có 2 con sông chảy qua là sông Hồng và

sông Đuống, do vậy nguồn nước dùng dồi dào. Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi, kênh mương được xây dựng kiên cố hóa nhằm đảm bảo phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân nơi đây. Sông Hồng là con sông chính của thành phố, bắt đầu chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng Yên rồi xuôi về Nam Định, thành phố có nhiều gắn kết với Thăng Long từ thời nhà Trần. Sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Phường Thạch Bàn là một phường với nhiều đầm hồ tạo điều thuận lợi cho người dân làm ăn sinh sống. (UBND phường Thạch Bàn, 2018).

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Thạch Bàn là một phường có cơ cấu dân số trẻ; dân số trên địa bàn phường đang có xu hướng tăng dần qua từng năm cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc gia tăng khối lượng rác thải trong khu vực và hoạt động thu gom – xử lý rác thải của vùng. Năm 2018 phường Thạch Bàn có 11.500 người, trên địa bàn phường có hơn 2.000 hộ. Tổng số lao động trên địa bàn phường đang trong độ tuổi lao động là gần 9000 người, tỷ lệ lao động thường xuyên có việc làm trên địa bàn chiếm phần lớn. Cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng khá cao. Tỷ lệ lao động thương mại – dịch vụ khá cao, ngày càng có xu hướng tăng. Còn tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp ngày càng có xu hướng giảm. Việc tăng lao động từ các ngành công nghiệp – xây dựng là do có một bộ phận người lao động nông nghiệp chuyển dịch sang. (UBND phường Thạch Bàn, 2018).

3.1.2.2. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật

Bên cạnh việc chú trọng phát triển kinh tế, chính quyền Phường Thạch Bàn hiện nay đang quan tâm tới việc nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn phường. Nhờ sự đầu tư hiệu quả, việc nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và trao đổi thương mại – dịch vụ giữa các khu vực.

29

* Hệ thống giao thông

Hiện nay phường Thạch Bàn có nhiều tuyến giao thông nối liền những tuyến giao thông huyết mạch như tuyến giao thông Hà Nội - Hải Phòng. Toàn bộ hệ thống đường liên xã, liên thôn, ngõ xóm trên địa bàn phường đều được nhựa hóa và bê tông hóa, các tuyến đường giao thông nội đồng được cứng cáp hơn đảm bảo đi lại thuận tiện. Đây chính là điều kiện thuận lợi tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế trên địa phường trong những năm qua. Xong bên cạnh đó vẫn còn những tuyến đường giao thông xuống cấp, khi mưa bão người dân đi lại rất khó khăn, gây trở ngại trong việc giao thông đi lại buôn bán. (UBND phường Thạch Bàn, 2018).

*Hệ thống điện

Toàn phường hiện nay có 6 trạm biến áp với tổng công suất là 1460 KVA và 1 trạm trung gian với công suất cực lớn. Tổng chiều dài đường dây điện là 62,1 km, trong đó có đường dây trung thế và đường dây hạ thế; 100% hộ gia đình trên địa bàn phường được sử dụng điện đảm bảo an toàn theo quy định của ngành điện. Hệ thống điện đáp ứng tốt cho nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế trên địa bàn, hệ thống đường giao thông, chiếu sáng được đầu tư cơ bản, đồng bộ như đường Thạch Bàn, đường 40m… (UBND phường Thạch Bàn, 2018).

*Hệ thống thủy lợi

Hệ thống kênh mương thủy lớn trên địa bàn phường khá tốt có những kênh mương được kiên cố hóa. Trên địa bàn có một số trạm bơm với công suất lớn giúp người dân trên địa bàn sản xuất nông nghiệp tưới tiêu, các trạm bơm thì được xây dựng kiên cố và được phân bố theo các khu vực, các xứ đồng đảm bảo cung cấp

Một phần của tài liệu Tình hình rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường thạch bàn, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)