Tình hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tình hình rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường thạch bàn, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 34 - 38)

PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Tình hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam

Theo thống kê của Sở TN&MT, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn 2011 - 2015 tiếp tục gia tăng và có xu hướng tăng nhanh hơn so với giai đoạn 2006 - 2010. Theo số liệu thống kê được trong các năm từ 2007 đến 2010, tổng lượng rác thải sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc là 17.682 tấn/ngày (năm 2007); 26.224 tấn/ ngày (năm 2010), tăng trung bình 10% mỗi năm. Đến năm 2015, khối lượng rác thải sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ ngày. Chỉ tính riêng tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh là 6.420 tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày. Theo tính toán mức gia tăng của giai đoạn từ 2010 - 2015 đạt trung bình 12% mỗi năm.

Về cơ bản, thành phần của rác thải sinh hoạt bao gồm chất vô cơ (các loại phế thải thuỷ tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, túi nilon, vải, đồ điện, đồ chơi...), chất hữu cơ (cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, xác súc

22

vật, phân động vật....) và các chất khác. Hiện nay, túi nilon đang nổi lên như vấn đề đáng lo ngại trong quản lý rác thải sinh hoạt do thói quen sinh hoạt của người dân.

Bảng 2.3. Thành phần của rác thải sinh hoạt ở Hà Nội

STT Thành phần RTSH Tỷ lệ (%)

1 Chất hữu cơ 51,9

2 Chất vô cơ 16,1

2.1 Giấy 2,7

2.2 Nhựa 3,0

2.3 Da, cao su, gỗ 1,3

2.4 Vải sợi 1,6 2.5 Thủy tinh 0,5 2.6 Đá, đất sét, sành sứ 6,1 2.7 Kim loại 0,9 3 Các hạt < 10mm 31,9 Cộng 100

(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050)

2.2.2.1. Tình hình thu gom xử lý rác thải sinh hoạt ở đô thị Việt Nam

Rác thải sinh hoạt ở Việt Nam phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu vực công cộng (đường phố, chợ, các trung tâm thương mại, văn phòng, các cơ sở nghiên cứu, trường học...). Rác thải sinh hoạt có tỷ lệ hữu cơ vào khoảng 54-77%, rác có thể tái chế (thành phần nhựa và kim loại) chiếm khoảng 8 - 18%.

Lượng rác thải sinh hoạt ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)… Khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh rác thải sinh hoạt tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).

Tổng lượng phát sinh rác thải sinh hoạt tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả

23

nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố.

Kết quả điều tra tổng thể mới nhất cho thấy, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị.

Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế – xã hội) thì vùng Đông Nam bộ có lượng rác thải sinh hoạt phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh rác thải sinh hoạt của cả nước), tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh rác thải sinh hoạt là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Khu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh rác thải sinh hoạt thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh rác thải sinh hoạt là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%). Đô thị có lượng rác thải sinh hoạt phát sinh lớn nhất là TP.Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ít nhất là Bắc Kạn – 12,3 tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP.Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; TP.Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày.

Bảng 2.4. Lượng RTSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam năm 2015 STT Loại đô thị Lượng RTSH bình quân trên đầu người STT Loại đô thị Lượng RTSH bình quân trên đầu người

(kg/người/ngày) 1 Đặc biệt 0,96 2 Loại I 1,0 3 Loại II 0,72 4 Loại III 0,73 5 Loại IV 0,65

(Nguồn: Môi trường sạch, 2015)

Tỷ lệ phát sinh RTSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,96 – 1,0kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có

24

tỷ lệ phát sinh RTSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 – 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh RTSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày.

Tỷ lệ phát sinh RTSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển du lịch như TP Hạ Long: 1,38 kg/người/ngày; TP Hội An: 1,08 kg/người/ngày; TP Đà Lạt: 1,06 kg/người/ngày; TP Ninh Bình: 1,3 kg/người/ngày. Các đô thị có tỷ lệ phát sinh RTSH tính bình quân đầu người thấp nhất là TP. Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31kg/người/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày; Thị xã Kon Tum 0,35kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73kg/người/ngày.

2.2.2.2. Tình hình thu gom xử lý rác thải sinh hoạt ở nông thôn Việt Nam

Rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn có tỷ lệ khá cao chất hữu cơ, chủ yếu là từ thực phẩm thải, chất thải làm vườn và phần lớn đều là chất thải hữu cơ dễ phân hủy (tỷ lệ các thành phần dễ phân hủy chiếm tới 65% trong chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn). Về cơ bản, lượng phát sinh RTSH ở nông thôn phụ thuộc vào mật độ dân cư và nhu cầu tiêu dùng của người dân. Nhìn chung, khu vực đồng bằng có lượng phát sinh RTSH cao hơn khu vực miền núi; dân cư khu vực có mức tiêu dùng cao thì lượng rác thải sinh hoạt cũng cao hơn. Năm 2016, khu vực nông thôn ở nước ta phát sinh khoảng 31.000 tấn RTSH mỗi ngày. Tuy nhiên, vấn đề quản lý RTSH khu vực này có nhiều bất cập.

25

Một phần của tài liệu Tình hình rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường thạch bàn, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)