Quá trình thu gom RTSH trên địa bàn phường Thạch Bàn được tiến hành theo công đoạn sau đây:
Công đoạn 1: RTSH từ các điểm tập kết đã quy định ở khu dân cư, cửa hàng kinh doanh, buôn bán, cơ quan hành chính,... được công nhân VSMT thu gom lại bằng xe đẩy tay,xe cải tiến hoặc ô tô. Việc thu gom được tiến hành thường xuyên mỗi ngày thu gom 1-2 lần.
Công đoạn 2 : Sau khi đã thu gom xong thì rác sẽ được đưa về điểm tập kết rác thải. Hiện nay, trên địa bàn phường có 4 điểm tập kết: điểm tập kết thôn Ngô, điểm tập kết thôn ngõ 197, điểm tập kết Hồ câu và điểm tập kết làng Cầu. Các điểm tập kết là những bãi đất trống, có diện tích rộng thuận tiện cho xe tải ra vào vận chuyển rác. Đặc biệt những điểm tập kết này thường xa khu dân cư để tránh ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Tuy nhiên thời gian gần đây cũng có một số có
RTSH đẩy tay hoặc xe cải Thu gom bằng xe tiến có nắp đậy
Điểm tập trung rác
Vận chuyển bằng ô tô Bãi xử lý rác
44
điểm tập kết tạm thời khá gần với nơi ở của người dân nên đã gây nhiều bức xúc, nhất là vào thời tiết mùa hè nắng nóng nước rác hoặc rác rơi vãi dư lại bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của các hộ gần đó.
Công đoạn 3: RTSH được tập kết về điểm trung chuyển, để cuối mỗi ngày, các công nhân VSMT sẽ tiến hành cho rác lên xe vận chuyển rác thải về khu xử lý rác tại bãi rác Nam Sơn – Sóc Sơn – Hà Nội.
Nghề thu gom RTSH là một nghề gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người thu gom. Vì vậy, việc trang bị các thiết bị bảo hộ phục vụ lao động trong ngành nghề này là hết sức quan trọng. Điều tra cho thấy trang thiết bị bảo hộ dành cho người lao động như sau:
Bảng 4.7. Trang thiết bị dụng cụ cho vệ sinh viên
STT Dụng cụ Đơn vị Số lượng
1 Quần áo bảo hộ Bộ/người/năm 3
2 Mũ nón Chiếc/người/năm 2
3 Ủng và găng tay bảo hộ Đôi/người/năm 6
4 Khâu trang chuyên dụng Chiếc/người/năm 3
5 Xe đẩy Chiếc/người/năm 1
6 Chổi rễ Chiếc/người/năm 3
7 Cuốc, xẻng Chiếc/người/năm 1
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Hiện nay, mọi thành viên trong tổ đều được trang bị các dụng cụ cần thiết như xe đẩy , cuốc, xẻng, chổi, ủng…để tiến hành công việc. Những trang bị ngoài việc có thể đảm bảo được việc thực hiện quá trình thu gom, xử lý cũng đã giúp người lao động phòng tránh tiếp xúc trực tiếp các chất độc hại, nguy hiểm có trong rác thải gây ra.
Trong quá trình phỏng vấn các công nhân thu gom nhằm thu thập một số ý kiến của người công nhân trên địa bàn đã tổng hợp được một số thông tin như bảng sau:
45
Bảng 4.8. Đánh giá của vệ sinh viên về điều kiện, dụng cụ, trang bịvà mức lương hiện tại hiện tại
Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1.Về số lượng 10 100,0
Đầy đủ 10 100,00
Không đầy đủ 0 0,00
2.Đáp ứng yêu cầu công việc 10 100,00
Có 8 80
Không 2 20
3.Mức lương nhận được 10 100,00
Hài lòng 7 70
Không hài lòng 3 30
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Nhờ sự quan tâm chú trọng đến công tác BVMT, các thành viên trong tổ thu gom đều được trang bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết cho quá trình thu gom và xử lý RTSH trên địa bàn phường. dân sinh sống trên địa bàn về việc phân loại và vứt rác đúng nơi, đúng chỗ. Ngoài việc quan tâm đầu tư đến trang thiết bị bảo hộ và dụng cụ lao động cho các vệ sinh viên, UBND phường và Công ty đảm nhiệm cũng nên quan tâm hơn tăng lương cho người lao động, tăng số lượng lao động trong tổ thu gom nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thu gom rác trên địa bàn, giúp họ ngày càng ổn định cuộc sống hơn. Người công nhân gặp nhiều khó khăn trong công tác thu gom, vận chuyển vì phần lớn họ là phụ nữ. Bình quân mỗi ngày mỗi người phải đẩy khoảng 3 đến 5 xe rác, mỗi xe như vậy có dung tích 450 lít/ca , mà xe có những lúc trong tình trạng quá tải, túi rác treo quanh xe. Vì vậy, người thu gom rác tại các tổ phải làm việc vất vả trong điều kiện thiếu vệ sinh nên hiệu quả thu gom kém.
Đây là công việc vất vả, độc hại vì suốt ngày phải tiếp xúc với các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân người thu gom. Họ phải chấp nhận công việc này để kiếm tiền tăng thêm thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày. Do đó, rất cần sự hợp tác từ các hộ dân sinh sống trên địa bàn về việc phân loại và vứt rác đúng nơi, đúng chỗ.
46
4.1.4.3. Phí thu gom
Kinh phí của việc thu gom rác thải sinh hoạt do người dân đóng góp theo Quyết định số 54/2016/Qđ – UBND của UBND thành phố Hà Nội quy định về việc thu phí vệ sinh đối với chất thải sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đối với hộ sản xuất, kinh doanh thì tùy vào mặt hàng mà người dân phải đóng phí thu gom rác thải. Mức phí các hộ kinh doanh cá thể từ 50.000 đến 130.000đ/hộ .Còn đối với những hộ bình thường thì phí thu gom rác thải đóng góp 6.000 đ/khẩu/tháng. Hiện nay, việc đóng góp thu phí được quy định cụ thể, người dân luôn chấp hành và đóng đầy đủ theo quy định của địa phương. Có tới hơn 90% hộ dân cho là mức phí này đã hợp lý và bình thường, nhưng thực tế với mức đóng này thì vẫn hơi thấp, dẫn đến việc trả công cho người thực hiện thu gom và xử lý RTSH chưa được đảm bảo, chưa đáp ứng được sức lao động và cuộc sống của người thực hiện gom và xử lý trước mắt và lâu dài.
Tóm lại, với mức phí thu của mỗi hộ gia đình như trên thì không đủ để chi trả cho hoạt động thu gom và đầu tư vào cơ sở vật chất của toàn phường. Vì vậy, chính quyền địa phương cần đưa ra những chính sách phù hợp nhằm thu hút đầu tư từ nhà nước, các tổ chức kinh tế khác để hoàn thiện hơn công tác thu gom của địa bàn, tạo nên môi trờng sống trong lành, sạch đẹp hơn.
4.2. Thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt ở phường Thạch Bàn
4.2.1. Công tác xử lý
Tất cả rác thải sinh hoạt của phường Thạch Bàn đều được vận chuyển lên Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn để xử lý. Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn tọa lạc tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội với tổng diện tích là 83,9 ha, trong đó có 53,49ha dùng cho việc chôn lấp rác thải sinh hoạt. Công suất thiết kế 3000 tấn/ngày, tuy nhiên công suất thực tế lên đến 4200 tấn/ngày. Khu xử lý rác Nam Sơn được đầu tư xây dựng xử lý nhà máy xử lý nước rác, gom từ các ô chôn lấp; nước sau xử lý đạt quy chuẩn QCVN 5945 – 2005. Hầu hết hiện nay rác thải sinh hoạt chuyển tới khu liên hợp xử lý Nam Sơn.
Theo phản ánh của các vệ sinh viên, các loại rác hữu cơ, vô cơ thông thường như rau củ, thức ăn, chai nhựa….sẽ được xử lý bằng cách đốt và tiêu hủy trực tiếp.
47
Đối với rác thải trạm y tế và các hộ phòng khám tư nhân, vì có tính độc hại nên được phân loại và xử lý được dựa vào mức độ nguy hại cho con người và môi trường, vì thế sẽ được chở đi nơi khác để xử lý. Đối với CTSH nguy hại sẽ được phân loại và sẽ được đem đến nơi xử lý riêng biệt đảm bảo an toàn, vệ sinh không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Công tác xử lý cũng đã làm giảm phần nào ảnh hưởng của rác thải tới cuộc sống của người dân nên họ rất hài lòng và ủng hộ hình thức xử lý này bởi cho rằng nó rất hiệu quả và không gây ảnh hưởng tới gia đình mình. Mặc dù hiện nay, rác trên địa bàn đã được thu gom và đem đi xử lý nhưng vẫn có không ít hộ dân vẫn có hình thức xử lý rác tại nhà bởi họ cho rằng đó là những thứ mà tổ vệ sinh sẽ không xử lý được, hoặc không hiệu quả.