Tình hình phân loại RTSH của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Tình hình rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường thạch bàn, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 54 - 57)

Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng 45 100 1.Phân loại RTSH - Có 15 33,33 - Không 30 66,67

2.Sự cần thiết phân loại RTSH

- Cần thiết 28 62,22

- Không cần thiết 17 37,78

3.Mục đích phân loại 15 100

- Tận dụng lại 10 66,67

- Giảm lượng rác thải ra MT 3 20,00

- Mục đích khác 2 13,33

4.Tiêu chí phân loại

- Bán được – không bán được 12 80,00

- Hữu cơ – vô cơ 3 20,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng trên cho thấy, dù đã tuyên truyền về phân loại RTSH nhưng chỉ có 15/45 hộ chiếm tỷ lệ 33,33%. Hiện nay do công tác xử lý RTSH của xí nghiệp VSMT vẫn chưa có một phương án của thể nào, cho nên việc yêu cầu phân loại RTSH đối với người dân vẫn chưa thực hiện được. RTSH được thu gom từ điểm tập kết rác gần khu dân cư đến bãi trung chuyển rồi mang ra bãi rác xử lí. Việc phân loại RTSH nếu có thì đó là do các hộ gia đình tự phân loại tùy mục đích sử dụng của hộ.

Trong quá trình nghiên cứu, tôi thấy rằng người dân không có thói quen phân loại rác trước khi đem đổ. Nếu có phân loại thì người dân thường phân loại theo tiêu chí là những thứ bán được như kim loại, nhựa, carton… và những thứ không bán được như thức ăn thừa, túi nilon,… Khi được phỏng vấn thì người dân có biết là họ không có thói quen phân loại rác thải vô cơ hay hữu cơ, hay tiêu chí khác. Một thực

42

té là rất ít người phân loại theo tiêu chí như trên. Chủ yếu người dân phân loại rác theo tiêu chí : bán được hay không bán được.

Qua tìm hiểu các hộ gia đình, được biết phần lớn các hộ gia đình đều phân loại RTSH theo những mục đích như tận dụng triệt để những thứ có thể sử dụng được tiết kiệm ( 10 hộ, chiếm 66,67%) hay cũng có một số hộ nhận thức nhiều hơn thì cho rằng việc phân loại này sẽ làm giảm lượng RTSH thải ra môi trường (3 hộ, chiếm 20%). 13,33% còn lại phân loại với mục đích khác như để bán.

Qua số liệu cho thấy, thực trạng phân loại tại nguồn của người dân vẫn chưa tốt. Cụ thể phân loại chỉ dừng ở mức độ sơ bộ theo mục đích của người phân loại nên hiệu quả đạt chưa cao. Về mục đích phân loại, tỉ lệ mục đích phân loại rác để tận dụng lại lớn hơn tỉ lệ mục đích phân loại để giảm rác thải ra môi trường, chúng ta có thể rút ra được rằng, người dân phân loại rác chỉ vì nó còn mang lại lợi ích cho cá nhân họ trong ngắn hạn, chưa thực sự để ý đến vấn đề môi trường xung quanh họ ảnh hưởng ra sao.

Trong quá trình nghiên cứu, tôi thấy rằng người dân không có thói quen phân loại rác trước khi đem đổ. Nếu có phân loại thì người dân thường phân loại theo tiêu chí là những thứ bán được như kim loại, nhựa, carton… và những thứ không bán được như thức ăn thừa, túi nilon,… Khi được phỏng vấn thì người dân có biết là họ không có thói quen phân loại rác thải vô cơ hay hữu cơ, hay tiêu chí khác. Một thực tế là rất ít người phân loại theo tiêu chí như trên. Vì vậy chính quyền địa phương cần có những quy định cụ thể trong vấn đề phân loại RTSH tại nguồn để phát huy tinh thần người dân.

4.1.4.2. Công tác thu gom

Quá trình thu gom RTSH trên địa bàn phường Thạch Bàn được công ty CPDV môi trường Thăng Long tiếp nhận và tổ chức thu gom. Việc tổ chức thu gom và vệ sinh đường phố được công ty sử dụng xe đẩy tay hoặc xe cải tiến có nắp đậy, chổi, xẻng và vận chuyển rác từ các nguồn phát thải tới điểm trung chuyển kết hợp với xe cơ giới như xe chuyên dụng, xe vận chuyển rác tới bãi để chờ xử lý. Công tác thu gom được thực hiện hằng ngày; thời gian thu gom được thực hiện từ 5h00 – 9h00 sáng và 14h00 – 18h00 chiều.

43

Việc thu gom được chia làm 2 cấp độ thu gom khác nhau:

- Tuyến thu gom cấp 2 : đây là tuyến thu gom được thực hiện trong khu vực dân

cư, gom toàn bộ rác thải từ khu dân cư đưa đến điểm tập kết rác.Gồm 2 hình thức: + Thu gom trực tiếp các hộ dân bằng xe đẩy tay

+ Thu gom trực tiếp từ các hộ dân bằng xe thu gom cải tiến .

- Tuyến thu gom cấp 1 : là tuyến thu gom rác từ các điểm tập kết đến khu xử

lý rác tập trung gồm :

+ Thu gom bằng xe cuốn ép đi thẳng từ những xe thu gom đẩy tay và xe cải tiến có nắp đậy vận chuyển lên bãi rác Nam Sơn.

+ Thu gom rác đã tập trung tại điểm trung chuyển lên bãi rác Nam Sơn.

Hình 4.1: Hệ thống thu gom của phường Thạch Bàn

Quá trình thu gom RTSH trên địa bàn phường Thạch Bàn được tiến hành theo công đoạn sau đây:

Công đoạn 1: RTSH từ các điểm tập kết đã quy định ở khu dân cư, cửa hàng kinh doanh, buôn bán, cơ quan hành chính,... được công nhân VSMT thu gom lại bằng xe đẩy tay,xe cải tiến hoặc ô tô. Việc thu gom được tiến hành thường xuyên mỗi ngày thu gom 1-2 lần.

Công đoạn 2 : Sau khi đã thu gom xong thì rác sẽ được đưa về điểm tập kết rác thải. Hiện nay, trên địa bàn phường có 4 điểm tập kết: điểm tập kết thôn Ngô, điểm tập kết thôn ngõ 197, điểm tập kết Hồ câu và điểm tập kết làng Cầu. Các điểm tập kết là những bãi đất trống, có diện tích rộng thuận tiện cho xe tải ra vào vận chuyển rác. Đặc biệt những điểm tập kết này thường xa khu dân cư để tránh ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Tuy nhiên thời gian gần đây cũng có một số có

RTSH đẩy tay hoặc xe cải Thu gom bằng xe tiến có nắp đậy

Điểm tập trung rác

Vận chuyển bằng ô tô Bãi xử lý rác

44

điểm tập kết tạm thời khá gần với nơi ở của người dân nên đã gây nhiều bức xúc, nhất là vào thời tiết mùa hè nắng nóng nước rác hoặc rác rơi vãi dư lại bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của các hộ gần đó.

Công đoạn 3: RTSH được tập kết về điểm trung chuyển, để cuối mỗi ngày, các công nhân VSMT sẽ tiến hành cho rác lên xe vận chuyển rác thải về khu xử lý rác tại bãi rác Nam Sơn – Sóc Sơn – Hà Nội.

Nghề thu gom RTSH là một nghề gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người thu gom. Vì vậy, việc trang bị các thiết bị bảo hộ phục vụ lao động trong ngành nghề này là hết sức quan trọng. Điều tra cho thấy trang thiết bị bảo hộ dành cho người lao động như sau:

Một phần của tài liệu Tình hình rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường thạch bàn, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)