Công tác xử lý

Một phần của tài liệu Tình hình rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường thạch bàn, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 59 - 60)

Tất cả rác thải sinh hoạt của phường Thạch Bàn đều được vận chuyển lên Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn để xử lý. Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn tọa lạc tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội với tổng diện tích là 83,9 ha, trong đó có 53,49ha dùng cho việc chôn lấp rác thải sinh hoạt. Công suất thiết kế 3000 tấn/ngày, tuy nhiên công suất thực tế lên đến 4200 tấn/ngày. Khu xử lý rác Nam Sơn được đầu tư xây dựng xử lý nhà máy xử lý nước rác, gom từ các ô chôn lấp; nước sau xử lý đạt quy chuẩn QCVN 5945 – 2005. Hầu hết hiện nay rác thải sinh hoạt chuyển tới khu liên hợp xử lý Nam Sơn.

Theo phản ánh của các vệ sinh viên, các loại rác hữu cơ, vô cơ thông thường như rau củ, thức ăn, chai nhựa….sẽ được xử lý bằng cách đốt và tiêu hủy trực tiếp.

47

Đối với rác thải trạm y tế và các hộ phòng khám tư nhân, vì có tính độc hại nên được phân loại và xử lý được dựa vào mức độ nguy hại cho con người và môi trường, vì thế sẽ được chở đi nơi khác để xử lý. Đối với CTSH nguy hại sẽ được phân loại và sẽ được đem đến nơi xử lý riêng biệt đảm bảo an toàn, vệ sinh không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Công tác xử lý cũng đã làm giảm phần nào ảnh hưởng của rác thải tới cuộc sống của người dân nên họ rất hài lòng và ủng hộ hình thức xử lý này bởi cho rằng nó rất hiệu quả và không gây ảnh hưởng tới gia đình mình. Mặc dù hiện nay, rác trên địa bàn đã được thu gom và đem đi xử lý nhưng vẫn có không ít hộ dân vẫn có hình thức xử lý rác tại nhà bởi họ cho rằng đó là những thứ mà tổ vệ sinh sẽ không xử lý được, hoặc không hiệu quả.

Hình 4.2. Công tác xử lý RTSH

Một phần của tài liệu Tình hình rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường thạch bàn, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)