Khối lượng RTSH trên địa bàn phường Thạch Bàn giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu Tình hình rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường thạch bàn, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 51 - 53)

Đơn vị: tấn/tháng

Tháng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh

16/15 17/16 BQ 1 574,28 652,78 695,87 113,67 106,60 110,14 2 587,84 689,96 702,34 117,37 101,79 109,58 3 556,65 643,76 699,65 115,65 108,68 112,17 4 497,89 592,87 653,56 119,08 110,24 114,66 5 478,90 588,85 632,11 122,96 107,35 115,15 6 467,54 564,78 647,77 120,80 114,69 117,75 7 498,76 576,81 660,10 115,65 114,44 115,04 8 558,98 662,43 712,34 118,51 107,53 113,02 9 565,43 672,54 731,11 118,94 108,71 113,83 10 573,87 688,23 742,52 119,93 107,89 113,91 11 586,90 697,90 789,09 118,91 113,07 115,99 12 591,32 698,76 793,21 118,17 113,52 115,84 Tổng 6.538,36 7.729,67 8.459,21 118,22 109,44 113,83

Qua bảng trên cho thấy lượng RTSH trung bình phường Thạch Bàn có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2015 lượng RTSH khoảng 6.538,36 tấn/tháng. Nhưng đến năm 2017 con số tăng lên đến 8.459,21 tấn/năm tăng 1.920,85 tấn. Trong năm lượng RTSH tăng cao nhất vào các tháng 1, tháng 2 và tháng 3 do thời gian này nhiều lễ hội, nhất là tết nguyên đán nên nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa, sinh hoạt

39

của người dân tăng kéo theo lượng rác thải cũng tăng. Thấp nhất là vào dịp nghỉ hè, học sinh ở nhà nên giảm đáng kể lượng rác thải tại trường học, ngoài ra các gia đình tổ chức đi nghỉ mát hoặc về quê thăm họ hàng, học sinh cuối cấp đi thi đại học, cao đẳng… nên lượng rác giảm đi đáng kể trong thời gian này .

Như vậy, khối lượng rác thải sinh hoạt của mỗi hộ gia đình sẽ phụ thuộc vào số thành viên và mức thu nhập của hộ. Khi số thành viên của gia đình tăng lên sẽ dẫn đến khối lượng rác thải của gia đình tăng vì lúc đó chi tiêu hàng ngày cho các sinh hoạt như ăn uống sẽ nhiều hơn. Mặt khác, khi thu nhập tăng, mỗi hộ sẽ có xu hướng tiêu dùng thoải mái hơn, chi tiêu nhiều hơn, các hộ có xu hướng chuyển từ việc sử dụng thực phẩm tươi sang dùng thực phẩm đóng gói, đóng hộp vừa tiện lợi vừa nhanh chóng. Điều này kéo theo khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng và chủng loại ngày càng phong phú, đa dạng hơn.

Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát về tình hình phát sinh RTSH tại phường Thạch Bàn, tôi nhận thấy một ngày thải ra khoảng 15 tấn RTSH và có xu hướng ngày càng tăng, gây khó khăn trong việc thu gom và xử lý RTSH tại địa phương. So với toàn thành phố Hà Nội ( trung bình khoảng 5.400 tấn rác thải sinh hoạt/ngày đêm), thì lượng rác thải sinh hoạt ở mức khá cao. Do vậy, chính quyền địa phương cần căn cứ vào đó để có những biện pháp thu gom, xử lý thích hợp, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.

Khối lượng rác thải sinh hoạt trung bình hằng ngày của mỗi hộ gia đình trong tổng số 45 hộ điều tra được có sự khác biệt, đó là do số thành viên trong gia đình, thu nhập bình quân hàng tháng của mỗi gia đình là khác nhau. Gia đình có đông thành viên thương sẽ có khối lượng rác thải sinh họat nhiều hơn gia đình có ít thành viên. Gia đình có mức thu nhập cao thì khối lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày có thể cao hơn những gia đình có mức thu nhập thấp hơn. Sự khác biệt này được thể hiện rõ trong bảng dưới đây:

40

Một phần của tài liệu Tình hình rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường thạch bàn, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)