Đánh giá của vệ sinh viên về điều kiện, dụng cụ, trang bị

Một phần của tài liệu Tình hình rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường thạch bàn, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 58 - 65)

hiện tại

Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1.Về số lượng 10 100,0

Đầy đủ 10 100,00

Không đầy đủ 0 0,00

2.Đáp ứng yêu cầu công việc 10 100,00

Có 8 80

Không 2 20

3.Mức lương nhận được 10 100,00

Hài lòng 7 70

Không hài lòng 3 30

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Nhờ sự quan tâm chú trọng đến công tác BVMT, các thành viên trong tổ thu gom đều được trang bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết cho quá trình thu gom và xử lý RTSH trên địa bàn phường. dân sinh sống trên địa bàn về việc phân loại và vứt rác đúng nơi, đúng chỗ. Ngoài việc quan tâm đầu tư đến trang thiết bị bảo hộ và dụng cụ lao động cho các vệ sinh viên, UBND phường và Công ty đảm nhiệm cũng nên quan tâm hơn tăng lương cho người lao động, tăng số lượng lao động trong tổ thu gom nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thu gom rác trên địa bàn, giúp họ ngày càng ổn định cuộc sống hơn. Người công nhân gặp nhiều khó khăn trong công tác thu gom, vận chuyển vì phần lớn họ là phụ nữ. Bình quân mỗi ngày mỗi người phải đẩy khoảng 3 đến 5 xe rác, mỗi xe như vậy có dung tích 450 lít/ca , mà xe có những lúc trong tình trạng quá tải, túi rác treo quanh xe. Vì vậy, người thu gom rác tại các tổ phải làm việc vất vả trong điều kiện thiếu vệ sinh nên hiệu quả thu gom kém.

Đây là công việc vất vả, độc hại vì suốt ngày phải tiếp xúc với các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân người thu gom. Họ phải chấp nhận công việc này để kiếm tiền tăng thêm thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày. Do đó, rất cần sự hợp tác từ các hộ dân sinh sống trên địa bàn về việc phân loại và vứt rác đúng nơi, đúng chỗ.

46

4.1.4.3. Phí thu gom

Kinh phí của việc thu gom rác thải sinh hoạt do người dân đóng góp theo Quyết định số 54/2016/Qđ – UBND của UBND thành phố Hà Nội quy định về việc thu phí vệ sinh đối với chất thải sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đối với hộ sản xuất, kinh doanh thì tùy vào mặt hàng mà người dân phải đóng phí thu gom rác thải. Mức phí các hộ kinh doanh cá thể từ 50.000 đến 130.000đ/hộ .Còn đối với những hộ bình thường thì phí thu gom rác thải đóng góp 6.000 đ/khẩu/tháng. Hiện nay, việc đóng góp thu phí được quy định cụ thể, người dân luôn chấp hành và đóng đầy đủ theo quy định của địa phương. Có tới hơn 90% hộ dân cho là mức phí này đã hợp lý và bình thường, nhưng thực tế với mức đóng này thì vẫn hơi thấp, dẫn đến việc trả công cho người thực hiện thu gom và xử lý RTSH chưa được đảm bảo, chưa đáp ứng được sức lao động và cuộc sống của người thực hiện gom và xử lý trước mắt và lâu dài.

Tóm lại, với mức phí thu của mỗi hộ gia đình như trên thì không đủ để chi trả cho hoạt động thu gom và đầu tư vào cơ sở vật chất của toàn phường. Vì vậy, chính quyền địa phương cần đưa ra những chính sách phù hợp nhằm thu hút đầu tư từ nhà nước, các tổ chức kinh tế khác để hoàn thiện hơn công tác thu gom của địa bàn, tạo nên môi trờng sống trong lành, sạch đẹp hơn.

4.2. Thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt ở phường Thạch Bàn

4.2.1. Công tác xử lý

Tất cả rác thải sinh hoạt của phường Thạch Bàn đều được vận chuyển lên Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn để xử lý. Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn tọa lạc tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội với tổng diện tích là 83,9 ha, trong đó có 53,49ha dùng cho việc chôn lấp rác thải sinh hoạt. Công suất thiết kế 3000 tấn/ngày, tuy nhiên công suất thực tế lên đến 4200 tấn/ngày. Khu xử lý rác Nam Sơn được đầu tư xây dựng xử lý nhà máy xử lý nước rác, gom từ các ô chôn lấp; nước sau xử lý đạt quy chuẩn QCVN 5945 – 2005. Hầu hết hiện nay rác thải sinh hoạt chuyển tới khu liên hợp xử lý Nam Sơn.

Theo phản ánh của các vệ sinh viên, các loại rác hữu cơ, vô cơ thông thường như rau củ, thức ăn, chai nhựa….sẽ được xử lý bằng cách đốt và tiêu hủy trực tiếp.

47

Đối với rác thải trạm y tế và các hộ phòng khám tư nhân, vì có tính độc hại nên được phân loại và xử lý được dựa vào mức độ nguy hại cho con người và môi trường, vì thế sẽ được chở đi nơi khác để xử lý. Đối với CTSH nguy hại sẽ được phân loại và sẽ được đem đến nơi xử lý riêng biệt đảm bảo an toàn, vệ sinh không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Công tác xử lý cũng đã làm giảm phần nào ảnh hưởng của rác thải tới cuộc sống của người dân nên họ rất hài lòng và ủng hộ hình thức xử lý này bởi cho rằng nó rất hiệu quả và không gây ảnh hưởng tới gia đình mình. Mặc dù hiện nay, rác trên địa bàn đã được thu gom và đem đi xử lý nhưng vẫn có không ít hộ dân vẫn có hình thức xử lý rác tại nhà bởi họ cho rằng đó là những thứ mà tổ vệ sinh sẽ không xử lý được, hoặc không hiệu quả.

Hình 4.2. Công tác xử lý RTSH

4.2.2. Đánh giá chung về công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

Khu tiếp nhận rác

Phân loại Rác có khả năng đốt

Rác thông thường

Chôn lấp

Phân loại Phun chế

phẩm xử lý

Rác thải không có khả năng đốt

Rác hữu cơ Phân loại

Thu gom lưu trữ, HĐ xử lý Đốt Rác thông thường Nguy hại Rác vô cơ

48

Hiện nay, mỗi ngày trên địa bàn phường Thạch Bàn đều có các vệ sinh viên đến làm nhiệm vụ thu gom rác thường xuyên. Công tác thu gom được người dân rất hài lòng .

Dù đã bố trí các địa điểm thùng rác di động nhưng người dân phần lớn đều sử dụng túi nilon và bao bì để đựng rác, bởi sự gọn nhẹ và dễ kiếm của nó. Tỷ lệ các hộ dân dùng bao bì, bao tải để đựng rác khá cao, chủ yếu phát sinh từ hộ kinh doanh, sản xuất dịch vụ, những hộ có khối lượng rác thải lớn.

Bảng 4.9. Đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của địa điểm tập kết rác trên địa bàn phường Thạch Bàn

Chỉ tiêu Số lượng (người) Cơ cấu (%)

Tổng 45 100,00

Không ảnh hưởng 35 77,78

Ảnh hưởng 10 22,22

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Theo điều tra bằng phương pháp hỏi và điều tra 45 người dân trong địa bàn. Kết quả cho ta thấy ý kiến đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của điểm tập trung RTSH đến gia đình họ, trong đó 77,78% số hộ không gây ảnh hưởng còn lại 22,22% số hộ thấy việc tập kết RTSH gây ảnh hưởng đến gia đình họ.

Bảng 4.10. Đánh giá của người dân về thời gian và phương tiện vận chuyển RTSH

Chỉ tiêu Số lượng (người) Cơ cấu (%)

1. Thời gian thu gom rác 45 100,00

Hợp lý 45 100,00

Không hợp lý 0 0,00

2. Phương tiện thu gom rác 45 100,00

Hợp lý 43 95,55

Không hợp lý 2 4,45

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Bảng thống kê cho ta thấy tất cả hộ dân cảm thấy hài lòng với thời gian thu gom

rác của vệ sinh viên, họ không có ý kiến gì về việc này. Bên cạnh đó được hỏi về đánh giá phương tiện thu gom rác của vệ sinh viên thì có 2 hộ (tương ứng với 4,45% số

49

phiếu) cho rằng phương tiện như vậy chưa hợp lý, họ cảm thấy vẫn còn quá thủ công và mong muốn phương tiện thu gom được hiện đại hơn.

Bảng 4.11. Đánh giá của người dân về vệ sinh viên tại phường Thạch Bàn

Chỉ tiêu Số hộ

(hộ)

Tỷ lệ (%)

1.Tần suất tiến hành thu gom rác 45 100,00

1 lần 1 ngày 42 93,33 Trên 2 lần 1 ngày 0 0 Không biết 3 6,67 2. Thái độ làm việc 45 100,00 Hài lòng Bình thường Không hài lòng

3. Các vệ sinh viên làm việc có nghiêm túc không?

Có Không 40 5 0 45 43 2 88,88 11,12 0,00 100,00 95,55 4,45

4. Trang thiết bị khi làm việc 45 100,0

Đầy đủ 43 95,55

Không đầy đủ 2 4,45

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Bảng điều tra cho ta thấy tần suất tiến hành thu gom rác chủ yếu là 1 lần/ngày đối với các hộ dân ở khu vực phường Thạch Bàn chiếm tỷ lệ 93,33 tương ứng với 42/45 hộ được điều tra, còn lại 3 hộ là không biết vì không để ý. Bên cạnh đó, thái độ làm việc của vệ sinh viên cũng được các hộ đánh giá như sau: Họ hầu như đều hài lòng về thái độ của vệ sinh viên chiếm 88,88% và chỉ có 11,12% số hộ cho ý kiến là bình thường vì họ không tiếp xúc nhiều với người vệ sinh viên. Tiếp theo là việc đánh giá các vệ sinh viên viên khi làm việc có được nghiêm túc không thì theo như được hỏi, các hộ đều cho rằng họ làm việc rất nghiêm túc và đúng giờ chiếm 95,55% số phiếu được hỏi, còn lại 4,55% số phiếu còn lại cho rằng họ làm việc không nghiêm túc vì lý do một vài cá nhân vẫn không cảm thấy hài lòng với công việc của mình nên tỏ

50

ra thờ ơ và không có trách nhiệm. Cuối cùng là khi được đánh giá về vấn đề trang thiết bị làm việc và bảo hộ khi làm việc của vệ sinh viên có đầy đủ đúng theo tiêu chuẩn không thì người dân đánh giá rất cao, họ hầu hết cho rằng như vậy là đã đầy đủ, đúng tiêu chuẩn và còn 4,45% người dân cho rằng như vậy vẫn chưa đầy đủ.

Về ý thức của người dân Nhờ có sự phối hợp trong việc thực hiện giữa chính quyền và các ban ngành đoàn thể, ý thức chấp hành các quy định về BVMT của người dân ngày càng được nâng cao, việc thu gom và xử lý, giữ gìn VSMT ngày càng được nhiều người biết đến và hưởng ứng.

Công tác tuyên truyền vận động cũng đã đạt được nhiều thành tích trong việc làm thay đổi nhận thức của người dân địa phương trong vấn đề giữ gìn VSMT. Các hộ dân đã ngày càng có ý thức tự giác trong việc chấp hành và thực hiện các quy định có liên quan đến lĩnh vực môi trường. Người dân không chỉ là người tham gia mà còn là người giúp tuyên truyền nâng cao nhận thức tới nhiều người dân khác trong địa bàn phường, giám sát và đánh giá hiệu quả công tác BVMT.

4.2.2.1. Những mặt đạt được

Công tác quản lý RTSH trên địa bàn có rất nhiều ưu điểm như: Cải thiện chất lượng phục vụ, ngân sách nhà nước không phải chi trả thường xuyên cho công tác quản lý chất thải của địa phương.

Mặc dù diện tích thu gom rất rộng, lượng RTSH ngày càng tăng, điều kiện cơ sở vật chất đã được cải hiện đáng kể nhưng vẫn đủ đáp ứng nhu cầu của người dân. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo và các bên liên quan, công tác VSMT ngày càng được chú trọng và giành được sự quan tâm, tham gia ủng hộ của nguời dân. Quá trình thực hiện đã được phân công rõ ràng, cùng với sự phối hợp hài hòa trong khâu quản lý giám sát đã tạo điều kiện để công tác thu gom – xử lý RTSH được tiến hành và duy trì đều đặn, liên tục dù vẫn có những khó khăn, trở ngại.

Nhờ khâu tổ chức quy củ, rõ ràng và chặt chẽ, công tác quản lý giám sát liên tục và sat sao nên chính quyền xã có thể nhanh chóng nắm bắt tình hình thực hiện và xử lý kịp thời các vụ vi phạm xuất hiện bằng những hình thức phù hợp. Công tác thu gom xử lý ngày càng được tăng cường và hoàn thiện góp phần gìn giữ môi trường trên địa bàn, chất lượng môi trường địa phương ngày càng được đảm bảo.

51

4.2.2.2 Những mặt hạn chế

Tuy chất lượng môi trường trên địa bàn phường Thạch Bàn đã có những cải thiện nhưng tình hình phát sinh RTSH trên địa bàn có xu hướng biến động phức tạp, xuất hiện một số điểm ô nhiễm mới. Bên cạnh ô nhiễm do rác thải thì có ô nhiễm nguồn nước, đất. Việc gia tăng dân số cùng với việc phát triển về kinh tế, các hoạt động SX-KD, TM-DV sẽ khiến cho môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm nặng hơn nếu không có biện pháp quản lý thích hợp.

a.Về tình hình hoạt động của bãi rác hiện nay

Về kết cấu, bãi rác chỉ là bãi chứa, lộ thiên, không được che đậy, không được lắp đặt hệ thống dẫn nước thải, khí thải từ rác dẫn tới việc ngập úng, càng làm rác bốc mùi hơn. Anh hưởng tới người dân lao động gần đó. Bên cạnh đó vị trí bãi lại ở vùng đất thấp có hiện tượng gây ngập úng, việc xử lý khó khăn, việc ngập úng, thoát nước kém nên tình trạng ứ đọng nước có thể xảy ra.

b.Về nhận thức của người dân

Công tác tuyên truyền tập huấn đã được tổ chức và triển khai phổ biến rộng khắp, người dân cũng đã có nhận thức về việc giữ gìn VSMT, nắm rõ các quy định về thu gom – xử lý RTSH những vẫn còn một số bộ phận người dân chưa có ý thức tự giác trong việc thực hiện và chấp hành các quy định của chính quyền. Cần tăng cường thực hiện các hình thức tuyên truyền, giáo dục.

52

Một phần của tài liệu Tình hình rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường thạch bàn, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)