Sơ đồ hình thức thu gom RTSH theo khối

Một phần của tài liệu Tình hình rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường thạch bàn, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 26 - 28)

RTSH từ các hộ gia đình Xe thu gom thủ công Xe vận chuyển cơ giới Khu xử lý tập trung RTSH từ các hộ gia đình Khu xử lý rác tập trung Xe thu gom cơ giới Thùng rác tập trung Xe vận chuyển

14

*Thu gom bên lề đường:

Các hộ gia đình đặt các túi rác đã buộc kín trước của nhà hoặc cổng trước thời gian quy định. Xe thu gom cơ giới đến thu gom theo lịch đã định, tuỳ theo khối lượng rác thải để thu gom tất cả các túi rác trong địa bàn.

Một dạng khác của hình thức thu gom này ở các thành phố quá chật hẹp, quanh co, ngõ ngách , xe thu gom cơ giới loại nhỏ cũng khó hoạt động, các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh mang túi rác ra một địa điểm tập kết rác đã được quy định trong khoảng thời gian nhất định. Tại điểm này, có một xe cơ giới chờ sẵn để thu gom. Điểm này còn gọi là điểm tập kết rác lưu động.

*Trạm trung chuyển

Tùy thuộc vào các yếu tố kinh tế và kỹ thuật thuộc hệ thống quản lý chất thải mà người ta sẽ áp dụng việc trung chuyển hay không. Trạm trung chuyển là cơ sở đặt gần khu vực thu gom để xe thu gom đổ tập trung rác thải sinh hoạt chuyển từ các điểm thu gom trong thành phố, sau đó được đưa lên các xe tải hoặc xe chuyên dụng lớn hơn để chở đến bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt. Nhìn chung, trung chuyển rác có thể áp dụng cho hầu hết các hệ thống thu gom.

Việc xây dựng trạm trung chuyển nhằm khắc phục một số bất tiện như:

- Hạn chế tối đa sự xuất hiện các bãi rác hở không hợp pháp do khoảng cách

vận chuyển khá xa.

- Vị trí các bãi đổ cách khá xa tuyến thu gom.

- Việc sử dụng các loại xe thu gom vừa và nhỏ không thích hợp cho việc vận

chuyển rác đi xa.

- Có nhiều tổ chức thu gom rác nhỏ từ các khu dân cư.

*Phương tiện và phương pháp vận chuyển:

Để đảm bảo việc vận chuyển rác thải sinh hoạt sau khi đã được thu gom thì cần phải sử dụng các phương pháp vận chuyển. Hiện nay có một số phương tiện vận chuyển phổ biến như sau:

Phương tiện vận chuyển sơ cấp: xe ba gác, xe đẩy,... Phương tiện vận chuyển thứ cấp: xe đầu kéo, container,...

15

b. Nội dung hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt

Xử lý rác thải sinh hoạt là công đoạn cuối cùng của công tác vệ sinh môi trường. Xử lý rác thải sinh hoạt bao gồm các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải nhằm tận dụng các thành phần hữu cơ có ích trong rác để tạo ra các sản phẩm mới dưới dạng vật chất phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, đồng thời làm sạch môi trường sinh thái, nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường. Đây là công đoạn cần thiết góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Vì vậy việc lựa chọn phương án xử lý phù hợp là một yếu tố quan trọng. Phương pháp lựa chọn phải đảm bảo 3 mục tiêu:

Nâng cao hiệu quả của việc quản lý rác thải sinh hoạt, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.

Thu hồi vật liệu để tái chế, tái sử dụng.

Thu hồi năng lượng từ rác cũng như sản phẩm chuyển đổi.

Một phần của tài liệu Tình hình rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường thạch bàn, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)