Những tồn tại trong nhận thức của người dân

Một phần của tài liệu Tình hình rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường thạch bàn, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 65 - 67)

Vấn đề Tồn tại

Vứt rác đúng nơi quy định Hầu như tất cả đều biết phải vứt rác vào thùng

đúng nơi quy định nhưng do thói quen, khi đi trên đường hay thùng rác xa nơi họ đang đứng nên họ thường vứt luôn xuống đường phố vỉa hè.

Khơi thông cống rãnh Việc này chỉ được thực hiện (do không để ý, đi

làm cả ngày) và đến khi có người nhắc nhở mới làm nên số lần thực hiện rất ít.

Giáo dục con cháu Chủ yếu là chỉ giáo dục qua lời nói chứ không

qua hành động cụ thể. Hưởng ứng các cuộc vận

động

Do số lượng các cuộc vận động trên địa bàn rất ít và thời gian ngắn làm cho người dân quên dần và bỏ dở.

Phân loại RTSH tại nguồn Đa số các hộ dân không thực hiện, số còn lại chỉ

phân loại đồ có thể bán đồng nát. Chưa hộ nào phân loại đúng yêu cầu.

c. Về công tác thu gom – xử lý

Tuy chất lượng công tác thu gom ngày càng được nâng cao nhưng tần suất thu gom vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương, Bên cạnh đó, trang bị dụng cụ cho việc thu gom vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu công việc, yếu tố an toàn trong lao động vẫn chưa thực sự được đảm bảo.

Bên cạnh đó, hiện nay vẫn còn những hoạt động tự phân loại và tiêu hủy RTSH (chủ yếu là chôn lấp và thiêu hủy) nên rác thải vẫn chưa được xử lý triệt để, việc xử lý vẫn gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới một bộ phận người dân gần đó.

d. Về nguồn vốn

Kinh phí phục vụ cho công tác quản lý RTSH trên địa bàn phường Thạch Bàn được cấp từ các nguồn: Ngân sách nhà nước; thu từ hộ dân; thu từ doanh nghiệp; cụm doanh nghiệp; tài trợ của các tổ chức, cá nhân, công ty. Các nguồn này được sử

53

dụng chủ yếu cho việc: Trả lương cho công nhân, nhân viên, cán bộ, mua các trang thiết bị, dụng cụ lao động; giải quyết các sự cố liên quan đến môi trường; phục vụ cho công tác quản lý. Nếu chi nhỏ hơn thu thì khoản tiền dư sẽ được chuyển sang dùng cho năm sau.

Hiện nay tất cả người dân trên địa bàn phường Thạch Bàn phải đóng phí VSMT là 6.000đồng/hộ/tháng. Với mức phí như vậy khó có thể đủ chi tiêu cho các hoạt động liên quan đến công tác thu gom và xử lý RTSH. Bên cạnh đó việc nộp phí như nhau đã không mang tính phân loại, hộ thải nhiều rác cũng chỉ nộp như hộ thải ít rác nên tính giáo dục nhận thức trong việc xả rác ra môi trường là chưa cao.

4.2.2.3. Tính hiệu quả của công tác quản lý RTSH

Thời gian tiến hành thu gom RTSH ở các tổ dân phố trên địa bàn là 1 lần/ngày. Khi được hỏi mức độ hài lòng về thời gian tiến hành thu gom RTSH, có hơn 90% người dân cho rằng thời gian thu gom đó là hợp lý và họ cảm thấy hài lòng.

Sở TN & MT cũng như UBND phường Thạch Bàn đã ban hành một số công văn, nghị định, nghị quyết cũng như văn bản hướng dẫn nhưng hầu hết còn nhiều thiết sót và không đạt hiệu quả cao khi đưa vào áp dụng. Vấn đề triển khai thực hiện không được giám sát, kiểm tra kỹ lưỡng. Công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế, các chế tài quy định về xử phạt chưa phù hợp.

- Năng lực cộng đồng luôn mang lại hiệu quả tối ưu nhất nhưng chưa được đề

cao, cộng đồng chưa được đảm bảo về quyền lợi và nhận biết nghĩa vụ phải thực hiện. Người dân còn mang năng tư tưởng “ Không phải việc của mình” hay “ Mình đóng tiền thì việc thu gom – xử lý RTSH là của công ty môi trường”. Ý thức của người dân về bảo vệ môi trường đã được cải thiện, khi được hỏi thì 100% đều nói rằng muốn môi trường sạch sẽ.

- Rác thải không được phân loại tại nguồn. Theo kết quả điều tra, khi được hỏi

“ gia đình phân loại rác như thế nào?” thì đa số đều trả lời “ tôi để riêng những thứ có thể bán đồng nát để bán, còn lại cho vào túi nilon chờ vệ sinh viên đến thu gom”, còn lại thì không tiến hành bất cứ một hình thức phân loại rác nào. Như vậy công tác tuyên truyền, tập huấn phân loại rác thải chưa được tiến hành hoặc tiến hành không mang tại

54

hiệu quả. Điều này cũng nói lên vai trò của người dân chưa được đề cao đúng mức.

- Nhiều bãi rát tự phát do người dân tạo ra. Điều này chứng tỏ việc quản lý của

công ty môi trường chưa kỹ lưỡng nên vẫn tồn tại tình trạng này. Nếu như bãi rác mở rộng quá phạm vi cho phép thì hành động xử lý đầu tiên mà người dân nghĩ tới là đốt.

4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

4.3.1. Yếu tố liên quan đến người dân

4.3.1.1. Số nhân khẩu trong một hộ

Một phần của tài liệu Tình hình rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường thạch bàn, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 65 - 67)