Giải pháp về nâng cao nhận thức của người dân

Một phần của tài liệu Tình hình rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường thạch bàn, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 77)

Cộng đồng xã hội có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan đoàn thể tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thu gom tại nơi mình ở.

+ Cần xây dựng chương trình nâng cao nhận thức nhằm mục đích phổ biến kiến thức về quản lý chất thải, BVMT đến mọi tổ chức, cá nhân trên địa bàn toàn xã. Để nâng cao nhận thức của người dân có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, panô, áp phích, khẩu hiệu hưởng ứng... Tổ chức các chiến dịch truyền thông, đẩy mạnh các phong trào giữ gìn đường phố xanh - sạch - đẹp....

65

+ Đối tượng mà công tác tuyên truyền giáo dục nên hướng đến là: Trẻ em và thanh thiếu niên, phụ nữ vì là những người nội trợ trong gia đình, những người làm chủ doanh nghiệp, cửa hàng, trung tâm thương mại..., hành chính công cộng… và tất cả các tầng lớp nhân dân trong toàn thôn, phố. Giáo dục cho học sinh từ trong nhà trường, từ nhỏ, và cha mẹ, người lớn phải làm gương. Trong chương trình học tại nhà trường nên dành ra giờ ngoại khóa để thực hiện vấn đề này.

+ Cử cán bộ đi giám sát, nhắc nhở, động viên thường xuyên người dân tham gia, chấp hành nghiêm chỉnh việc thu gom phân loại chất thải, khuyến khích người dân có ý thức và dần có thói quen về công việc này.

66

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian tiến hành điều tra, khảo sát tình hình chất rác thải sinh hoạt tại phường Thạch Bàn thu được một số kết quả như sau: Nhờ yếu tố vị trí thuận lợi, buôn bán giao lưu kinh tế được tăng cường mà phường Thạch Bàn đang ngày càng có nhiều sự phát triển và đổi mới. Tuy nhiên, sự gia tăng về dân số trên địa bàn cùng với việc phát triển ngày càng mạnh mẽ hoạt động sản xuất, kinh tế trên địa bàn đã khiến cho vấn đề rác thải sinh hoạt của người dân trên địa bàn phường Thạch Bàn hết sức quan tậm. Hiện nay, hoạt động thu gom và xử lý RTSH trên địa bàn phường Thạch Bàn, tuy đã đạt được những kết quả tích cực song vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn trong quá trình quản lý và thực hiện mà chưa có cách giải quyết phù hợp.

Trên cơ sở đánh giá tình hình rác thải sinh hoạt tại phường Thạch Bàn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Bên cạnh đó đánh giá được thực trạng công tác thu gom, phân tích được các yếu tố ảnh hưởng là về các chủ trương chính sách, nguồn lực, cơ sở vật chất và điều kiện kỹ thuật, do năng lực trình độ đội ngũ cán bộ địa phương và nhận thức của người dân. Sau đó đề xuất ra các giải pháp liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng để nhằm cải thiện công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại địa phương.

Thứ nhất, đề tài đã tiến hành tìm hiểu về những cơ sở lý luận liên quan đến RTSH như khái niệm, nguồn gốc phát sinh, phân loại rác thải cùng với sự cần thiết của hoạt động thu gom xử lý và lợi ích mà nó mang lại. Đề tài cũng đã nếu về thực trạng phát sinh rác trên thế giới hiện nay và một số biện pháp xử lý rác thải ở các nuớc phát triển, và ở một số tỉnh thành phố của Việt Nam. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động và xử lý. Nội dung của công tác thu gom – xử lý RTSH bao gồm: Công tác xây dựng, quy hoạch địa điểm thu gom – xử lý rác thải; công tác tổ chức thực hiện thu gom – xử lý rác thải; công tác huy động nguồn lực; công tác thực hiện thu gom – xử lý rác thải; công tác phối hợp liên kết; công tác quản lý, giám sát và xử lý.

67

Thứ hai, đề tài đã nêu ra được thực trạng của công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Đó là hầu hết rác thải sinh hoạt đã được thu gom đầy đủ, người dân cũng có ý thức về bảo vệ môi trường nhưng họ đều dửng dưng và quy cho trách nhiệm làm việc thu gom giữ gìn vệ sinh môi trường là của người vệ sinh viên.

Thứ ba, qua thực trạng đề tài đã phân tích và đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu gom và xử lý rác thải tại địa phương là do: yếu tố về chủ trương, chính sách; yếu tố về nguồn lực, yếu tố về cơ sở vật chất và điều kiện kỹ thuật; yếu tố về năng lực và trình độ của đổi ngũ cán bộ địa phương và hội viên; yếu tố về sự phối hợp giữa các bên liên quan; yếu tố về nhận thức của người dân.

Thứ tư, bên cạnh việc phân tích đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đề tài đã đưa ra được một số giải pháp liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đã nêu ra.

5.2. Kiến nghị

Với hiện trạng về RTSH ở phường Thạch Bàn như hiện nay tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Chú trọng hơn công tác quản lý CT từ cấp thành phố, quận, phường, xóm…. Tăng cường năng lực thu gom rác của công ty môi trường như tăng cường nhân lực, trang thiết bị thu gom vận chuyển.

Phân loại rác ngay từ nguồn thải bằng cách dùng các dụng cụ như bao nilon, xô nhựa màu sắc khác nhau để tách riêng từng loại rác thải, phát dụng cụ cho mỗi hộ dân.

Tăng cường năng lực về quản lý môi trường của Phòng tài nguyên và môi trường cũng như cơ quan phụ trách.

Xử phạt hành chính nghiêm minh những hành vi vi phạm về quy định đổ chất thải sinh hoạt, cho phép người thi hành công vụ được hưởng phần trăm theo quy định để gắn trách nhiệm cá nhân với công việc.

Nâng cao nhận thức của người dân về BVMT, thông qua việc tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài báo, tivi…mở các lớp tập huấn, gặp gỡ, giao lưu trực tiếp giữa cán bộ môi trường với người dân… Đưa chương trình môi trường vào hệ thống giáo dục đào tạo từ mẫu giáo đến đại học

68

cũng như các cơ quan công sở, làng, xã….

Tổ chức làm vệ sinh hàng tuần tại cơ quan, đường phố với các hoạt động như vệ sinh môi trường cơ quan, quét dọn đường phố, khơi thông cống rãnh.

Khuyến khích việc nghiên cứu các chế phẩm sinh học để xử lý RTSH.

Để giải quyết được những vấn đề trên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp có liên quan cũng như sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng để hướng tới một môi trường phát triển bền vững xanh – sạch – đẹp.

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường. (2015). Retrieved from

http://www.monre.gov.vn/wps/portal/tintuc/!ut/p/c5/RclBDoIwEADAt _iCXSoWOaJBKDQxhaLYC2lIlEIFokKU1-vNzHFAwU- vZ3PTLzP02kIJilb7KIhdjyMiCx1k4pCt44gTjAhcQHn_39KMIov9k0y cPUF0QEKJbpW3OEw8H9Mln9- yxodfyqxdBKKoU2vFeQy4YpH6XK2bFDv3qYgy6k6blg7JaIoNW8K ZL0WsOz01MmRHwYKG

2. (n.d.). Báo cáo Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030,

tầm nhìn đến năm 2050. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội.

3. Hồng Nhung và cộng sự. (2016). Kinh nghiệm quản lý và xử lý rác thải trên

thế giới. Được truy lục từ Báo điện tử Xây dựng.

4. Lê Văn Khoa. (2001). Khoa học môi trường. NXB Giáo dục.

5. Luật Bảo vệ môi trường của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số

52/2005/QH11. (ngày 29 tháng 5 năm 2005).

6. Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải

rắn. (n.d.).

7. Nguyễn Hoài Khanh. (2010). Rác thải nhìn từ góc độ nhà quản lý. Cục Bảo vệ

môi trường Việt Nam.

8. (n.d.). TCVN 6696-2000 về chất thải rắn. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi

trường.

9. Ths. Trần Quang Ninh. (2009). Tổng luận về Công nghệ xử lý chất thải rắn của

một số nước và ở Việt Nam. Trung tâm Thông tin KH&CNQuốc gia, 16.

10. Trịnh Văn Tuyên; Văn Hữu Tập; , Vũ Thị Mai;. (2014). Giáo trình xửlý chất

thải rắn và chất thải nguy hại. NXB Khoa học và Kỹ thuật.

11. Văn Hữu Tập. (2015). Chất thải rắn và nguy hại.

12. Võ Hạ Trâm. (2015). Cách phân loại rác thải và quy trình thu gom rác. Tin môi trường.

70

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH Thông tin chung

Câu 1: Họ tên:………..Tuổi:………

Câu 2: Giới tính ... Nam/Nữ Câu 3: Nghề nghiệp:……….

Câu 4: Địa chỉ: Thôn/xóm………..Xã/Phường………

Câu 5: Số nhân khẩu:………..Nam:………Nữ:………..

Câu 6: Số lao động chính:………

Câu 7:Thu nhập bình quân: ... /người/tháng. Nội dung điều tra: Câu 8: Ngành nghề của ông/bà hiện nay: Làm việc trong cơ quan nhà nước Nông dân Sản xuất nhỏ lẻ Buôn bán Nghề khác Câu 9: Gia đình ông (bà) có nuôi gia súc/gia cầm không? Có Không Câu 10: Nếu có thì phân của gia súc/gia cầm gia đình tiến hành xử lý như thế nào? ………

………

Câu 11: Ứớc lượng khối lượng rác thải trung bình của gia đình trong 1 ngày? 0.5kg – 1.5kg 2.5kg – 3.5kg 1.5kg – 2.5 kg > 3.5kg Câu 12: Thành phần trong rác thải sinh hoạt của gia đình? Rác thải hữu cơ (thức ăn thừa, giấy, thực phẩm) Rác thải vô cơ (thủy tinh, sắt, nhôm, đồng,…) Rác thải độc hại (pin, ắc quy, kim tiêm) Rác thải đặc biệt (bình điện, đồ điện gia dụng, lốp xe..)

71

Câu 13: Rác thải sinh hoạt hằng ngày phát sinh được Ông (bà) đựng vào?

Thùng có đậy nắp Thùng không đậy

Không đựng vào gì Túi nilong

Câu 14: Gia đình có thực hiện phân loại rác ngay tại nhà không?

Có Không

Câu 15 : Lý do gia đình không thực hiện phân loại rác tại nhà? Do không có thời gian

Do không biết cách làm Do không thích làm

Câu 16: Gia đình có sử dụng dịch vụ thu gom rác không?

Có Không

Câu 17: Lý do gia đình không sử dụng dịch vụ thu gom rác? Cảm thấy không cần thiết

Do phí dịch vụ quá đắt

Không biết có dịch vụ thu gom rác

Câu 18: Phí vệ sinh môi trường gia đình phải đóng là bao nhiêu một tháng? ………

Câu 19: Mức phí vệ sinh như vậy theo gia đình là: Cao

Trung bình Thấp

Câu 20: Địa điểm thu phí là ở đâu? Nhân viên đến thu tại nhà

Lên trụ sở đóng phí

Chuyển khoản qua ngân hàng

Câu 21: Phí vệ sinh thu được thu trong thời gian là? 1 tháng/lần

3 tháng/lần 6 tháng/lần

72

Câu 22: Trên địa bàn phường có những tổ chức, cá nhân nào thực hiện việc thu gom rác thải sinh hoạt?

Cá nhân nhận thu gom Công ty môi trường Tổ vệ sinh môi trường

Khác ( Hội phụ nữ, đoàn thanh niên…..)

Câu 23: Hình thức tập trung rác trên địa bàn xã? Người vệ sinh đến các gia đình thu gom

Tập trung vào các thùng rác lớn và xe rác đến lấy Tập trung thành các bãi lớn

Câu 24: Khoảng cách từ nhà ông (bà) đến nơi tập trung rác? Xa

Trung bình Gần

Câu 25: Tần suất tiến hành thu gom rác của vệ sinh viên?

1 lần/ngày Không biết

>2 lần/ngày Khác (2 ngày/lần)

Câu 26: Ông/bà thấy họ làm việc có nghiêm túc đúng giờ không?

Có Không

Câu 27: Thơi gian thu gom và vận chuyển rác của vệ sinh viên có hợp lý không?

Có Không

Câu 28: Trang thiết bị của họ có đầy đủ khi làm việc không?

Có Không

Câu 29: Thái độ làm việc của các vệ sinh viên với gia đình như nào? Hài lòng

Không hài lòng Bình thường

Câu 30: Lượng rác thải sinh hoạt của gia đình có được thu gom hết không?

73

Câu 31: Nơi tập trung rác có gây ảnh hưởng đến gia đình không?

Có Không

Câu 32: Nếu có thì gây ảnh hưởng gì? Ảnh hưởng về mùi rác thải

Ảnh hưởng về nguồn nước Ảnh hưởng về đất canh tác Ảnh hưởng về mỹ quan Ảnh hưởng đến Sức khỏe Tất cả ý trên

Khác (nêu rõ)

Câu 33: Nếu không sử dụng dịch vụ thu gom thì rác thải sinh hoạt gia đình sẽ xử lý như nào?

Thiêu, đốt Chôn lấp Vứt ra sông, hồ Vứt ra khu đất trống

Câu 34: UBND phường Thạch Bàn có tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn phân loại rác tại nhà không?

Có Không

Câu 35:. Nếu có thì ông (bà) có tham gia đầy đủ các buổi tập huấn đó không?

Có Không

Câu 36: Nếu không thì lý do ông (bà) không tham gia là gì? Cảm thấy vô bổ, mất thời gian

Cảm thấy không thu hút Không có thời gian

Câu 37: Theo ông/bà phương tiện vận chuyển rác của vệ sinh viên có đảm bảo và hợp lý chưa?

Đảm bảo, hợp lý

Không đảm bảo, không hợp lý Không quan tâm

74

Câu 38: Đánh giá sự ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường địa phương ông (bà) thấy như nào?

Không ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh huởng lớn

Vì sao ông (bà) chọn phương án đó?

……… ………

Câu 39: Theo Ông (bà) vấn đề quản lý và xử lý chất thải sinh hoạt hiện nay thuộc trách nhiệm của ai?

Trách nhiệm của người dân

Trách nhiệm của chính quyền địa phương Trách nhiệm của cả người dân và chính quyền Không ai phải chịu trách nhiệm cả

Ý kiến khác

Câu 40: Ý kiến đóng góp của ông (bà) về công tác thu gom, quản lý rác thải sinh hoạt của địa phương?

……… ……… ………...

Những thông tin chúng tôi thu thập được chỉ nhằm mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu học tập ngoài ra không có mục đích gì khác. Xin chân thành cảm ơn ông (bà) đã giúp đỡ!

75

PHIẾU ĐIỀU TRA TỔ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Người điều tra……… Ngày điều tra……….

Thông tin chung

Câu 1: Họ tên:………..Tuổi:………

Câu 2: Giới tính ... Nam/Nữ

Câu 3: Nghề nghiệp:……….

Câu 4: Địa chỉ: Thôn/xóm………..Xã/Phường………

Câu 5: Lương: ... /người/tháng.

Câu 6: Trình độ học vấn

Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3

Câu 7: Trình độ chuyên môn:

Sơ cấp Trung cấp

Cao đẳng Đại học

Nội dung điều tra:

Câu 8: Ông (bà) cho biết lượng rác thu gom mỗi đợt (kg/lần)?

………

Câu 9: Việc thu gom được ông (bà) tiến hành ra sao? Đúng giờ, thường xuyên

Không đúng giờ, thường xuyên Không thường xuyên

Câu 10: Ông (bà) cho biết rác sau khi thu gom có được phân loại không?

Có Không

Câu 11: Nếu không, tại sao? Không có thời gian

Quá nhiều loại rác để phân loại Không biết phân loại

76

Câu 12 :Ông (bà) sử dụng phương tiện gì để tiến hành thu gom và vận chuyển rác?

Xe đẩy cải tiến Xe ô tô tải

Xe đẩy tay Xe ô tô chuyên dụng

Câu 13: Số chuyến vận chuyển rác thải trong một ngày đi thu gom là?

1 lần 3 lần

2 lần Trên 3 lần

Câu 14: Theo ông/bà địa điểm tập kết rác đã hợp lý chưa? Hợp lý

Không hợp lý

Câu 15: Cách thức xử lý rác của công ty có hợp lý không? Hợp lý

Không hợp lý

Câu 16: Theo ông (bà) ý thức của người dân về thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay như nào?

Tốt

Bình thường Kém

Câu 17: Trang thiết bị để phục vụ cho việc thu gom và xử lý rác của ông bà là do: Tự đầu tư

Cơ quan đầu tư

Câu 18: Theo ông (bà) trang thiết bị để phục vụ cho việc thu gom và xử lý rác hiện nay như nào?

Đầy đủ Chưa đầy đủ

Câu 19: Theo ông (bà) người dân phối hợp với đội vệ sinh như nào? Tốt

Bình thường Kém

77

Câu 20: Ông ( bà) có hài lòng về công việc hiện tại của mình không: Hài lòng Bình thường

Không hài lòng

Lý do chọn đáp án trên?

……….

Câu 21: Theo ông (bà) việc quản lý rác thải sinh hoạt tại địa phương hiện nay như nào?

Tốt

Bình thường Kém

Tại sao lại chọn đáp án trên?

……… ………

Câu 22: Ông (bà) có gặp khó khăn gì trong công tác xử lý RTSH không?

Có Không

Nếu có thì khó khăn là gì?

……… ………

Câu 23: .Ông (bà) có kiến nghị gì đối với chính quyền địa phương để công tác quản lý và xử lý RTSH được tốt hơn?

……… ………...

Những thông tin chúng tôi thu thập được chỉ nhằm mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu học tập ngoài ra không có mục đích gì khác. Xin chân thành cảm ơn ông (bà) đã giúp đỡ!

78

PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Thông tin chung

Một phần của tài liệu Tình hình rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường thạch bàn, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 77)