Yếu tố liên quan đến người dân

Một phần của tài liệu Tình hình rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường thạch bàn, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 67 - 69)

4.3.1.1. Số nhân khẩu trong một hộ

Bảng 4.13. Mối quan hệ giữa số nhân khẩu trong hộ và khối lượng RTSH Số nhân khẩu/hộ Số mẫu điều tra Khối lượng RTSH bình quân

(kg/ngày)

≤3 khẩu 9 1,8

4-5 khẩu 33 2,4

≥6 khẩu 3 4,1

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)

Kết quả điều tra từ 45 hộ dân của phường Thạch Bàn cho thấy rằng khối

lượng RTSH của các hộ gia đình phát sinh là khác nhau giữa các hộ có số nhân khẩu khác nhau. Cụ thể, hộ có từ 3 nhân khẩu trở xuống thì lượng RTSH phát sinh trung bình là 1,8 kg/ngày; hộ có từ 4-5 nhân khẩu thì lượng RTSH trung bình là 2,4 kg/ngày; hộ có từ 6 nhân khẩu trở lên thì lượng RTSH phát sinh trung bình là 4,1 kg/ngày. Như vậy ta có thể thấy số lượng thành viên trọng một hộ càng lớn thì lượng rác thải sinh hoạt phát sinh càng nhiều. Vì vậy tổ thu gom của phường cần dựa trên yếu tố này để đưa ra mức phí VSMT cho phù hợp.

4.3.1.2. Mức sống của người dân

Mức sống có thể đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu, trong đó chỉ tiêu quan trọng là thu nhập của người dân. Để thấy rõ hơn về mối quan hệ giữa mức sống của người dân và khối lượng RTSH phát sinh, tôi đã tiến hành điều tra thu nhập bình quân của 45 hộ dân và thu được kết quả như bảng sau:

55

Bảng 4.14. Mối quan hệ giữa thu nhập và khối lượng RTSH phát sinh

Thu nhập Số lượng Khối lượng RTSH BQ

(triệu đồng/tháng) (hộ) (kg/ngày) ≤ 5 14 1,7 6 - 9 14 2,8 ≥10 17 3,0

( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng trên ta thấy khi thu nhập càng cao hay mức sống của người dân càng cao thì lượng RTSH phát sinh ngày càng nhiều. Những hộ có thu nhập từ 5 triệu đồng/tháng trở xuống có khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trung bình là 1,7 kg/ngày; Những hộ có mức thu nhập từ 6 – 9 triệu đồng/tháng thì có khối lượng rác thải sinh hoạt thải ra là 2,8 kg/ngày; Và những hộ thu nhập trên 10 triệu đồng 1 tháng có khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh là 3 kg/ngày. Như vậy, với tình hình kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, với xu hướng này thì khối lưượng rác thải sinh hoạt của phường sẽ tăng lên rất nhiều trong thời gian tới.

4.3.1.3. Nhận thức của người dân

a. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của ô nhiễm RTSH

Theo phỏng vấn cán bộ môi trường có nhận xét là tình hình môi trường vẫn tốt, chưa có hiện tượng ô nhiễm do RTSH gây ra. Tuy nhiên theo các hộ được phỏng vấn tại các tổ dân phố, hiện tượng ô nhiễm đã xuất hiện, nhất là những nơi tập trung đông đúc dân cư. Những khu vực buôn bán, kinh doanh dịch vụ ăn uống có lượng RTSH thải ra mỗi ngày là rất lớn, nên gây ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường quanh đó. 100% số người được hỏi đều cho rằng RTSH sẽ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan khu vực có rác, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Qua số liệu trên ta có thể thấy hầu hết mọi người dân đều nhận thức được những tác động tiêu cực, trực tiếp của ô nhiễm RTSH đến đời sống cũng như môi trường hiện nay. Ai cũng biết đối tượng phục vụ chính mà công tác thu gom RTSH hiện nay trên địa bàn hướng tới là người dân sinh sống trên địa bàn. Vì vậy sự bền vững của công tác thu gom và xử lý RTSH phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của chính người dân.

56

b. Nhận thức của người dân về sự cần thiết

Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy 100% hộ dân được hỏi tại địa bàn đều cho rằng sự có mặt của tổ VSMT là rất cần thiết. Người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của tổ VSMT trong tình hình hiện nay. Vấn đề RTSH trở thành đề tài nóng luôn được người dân nơi đây quan tâm chú ý. Sự đồng thuận về nhận thức của người dân đó chính là một thuận lợi lớn nhất ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thu gom và xử lý RTSH trên địa bàn hiện nay và trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tình hình rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường thạch bàn, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 67 - 69)