Thu gom xử lý RTSH là công việc mang tính chất độc hại, làm việc ngoài trời do vậy việc trang bị các dụng cụ cần thiết nhằm đảm bảo yêu cầu về vệ sinh và an toàn cho người lao động là điều rất cần thiết. Mỗi vệ sinh viên đều được sắm dụng cụ, trang bị riêng tới từng người, được thay đổi phân phát khi đã bị hỏng, cũ. Nhờ đó công tác thu gom và xử lý RTSH trên địa bàn đã đạt được những kết quả nhất định.
Tuy vậy nhìn chung những dụng cụ lao động đó vẫn còn thô sơ, phương tiện thu gom chủ yếu là xe đẩy; việc phân loại xử lý bằng phương pháp thủ công, chưa áp dụng biện pháp cơ giới hóa. Chính vì vậy hiệu quả thu gom và xử lý RTSH trên địa bàn chưa được toàn diện, vẫn còn một số bộ phận người dân vẫn chưa thực sự hài lòng. Bên cạnh đó nguồn vốn để duy trì cho hoạt động thu gom có hạn và còn
59
thiếu thốn, do vậy còn gặp khó khăn trong việc đầu tư mua sắm dụng cụ mới, áp dụng kỹ thuật máy móc hiện đại để cải thiện chất lượng công việc.
Hiện nay, tuy trên địa bàn đã bớt những bãi rác tự phát và có 2 bãi rác được xây dựng nhằm mục đích tập kết rác thải trên địa bàn nhưng đây chỉ là bãi rác nằm lộ thiên, nên vẫn còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, việc quy hoạch những bãi rác này trong gần với khu vực sản xuất nông nghiệp của một số hộ gia đình khiến cho sản xuất của những hộ gia đình xung quanh khu vực bãi rác cũng bị ảnh hưởng phần nào. Do nguồn lực có hạn nên thiết kế mỗi bác rác chỉ chứa khoảng 5 tấn rác/ngày, lượng rác thải của toàn bộ hộ dân cùng các cơ quan trong địa phương là hơn 5 tấn rác/ngày. Do đó nếu không có biện pháp giải quyết sẽ dẫn tới tình trạng bãi rác quá tải, chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu tập kết, xử lý đảm bảo an toàn tránh ô nhiễm môi trường xung quanh nhu cầu của người dân.