Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nguồn nhân lực tại Công ty tài chính Cổ phần Điện lực (Trang 55 - 57)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể:

2.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh phối hợp với phương pháp ý kiến chuyên gia kiến chuyên gia

Đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp trong việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác quản lý NNL, tra cứu các Luật, Nghị định, Nghị quyết, quyết định, thông tƣ hƣớng dẫn…của Nhà nƣớc, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội; Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ về công tác quản lý NNL. So sánh với một vài công ty khác có cùng điều kiện,hình thái tổ chức, từ đó tổng hợp và rút ra các lý luận và góp ý đối với công ty tài chính cổ phần Điện lực.

Đề tài sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp và thông qua các hội thảo, các tọa đàm khoa học khác nhau với các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, hoạch định chiến lƣợc quản lý NNL, từ đó hình thành các ý tƣởng, trao đổi sâu với các chuyên gia để đƣa ra các kết luận.

2.2.2. Phương pháp mô hình hóa và phân tích định lượng, phân tích thống kê

Đề tài còn sử dụng phƣơng pháp mô hình hóa và phân tích định lƣợng ở mức độ sâu để đƣa ra những đánh giá, nhận định có tính khái quát. Tác giả sử dụng kết

hợp các phƣơng pháp phân tích định lƣợng và mô phỏng theo các sơ đồ, bảng biểu đồ thị để đánh giá mặt tích cực, hạn chế của công tác quản lý NNL tại công ty tài chính cổ phần Điện lực.

Phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả đặc tính của các biến trong bảng khảo sát nhƣ giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm. Các kết quả nghiên cứu sau khi đƣợc xử lý sẽ đƣợc trình bày trong luận văn dƣới dạng các con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị...

2.2.3. Phương pháp đối chiếu so sánh, phân tích, khái quát hóa, phương pháp logic logic

Trong khuôn khổ luận văn phƣơng pháp này thể hiện ở việc so sánh, đối chiếu thực trạng công tác quản lý NNL với thực trạng chung cả nƣớc và các doanh nghiệp có cùng điều kiện, hình thái tổ chức trong khu vực, các mô hình quản lý khác có nét tƣơng đồng hoặc tƣơng phản nhằm đánh giá, nhận định mặt mạnh, điểm yếu để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.

Hiệu lực của phƣơng pháp so sánh trong phân tích, nghiên cứu khoa học: - Việc vận dụng phƣơng pháp so sánh giúp cho việc phân tích đánh giá tình hình đƣợc sâu sát, chính xác hơn; chỉ ra những hạn chế, tồn tại và tìm ra nguyên nhân dễ dàng, hợp lý hơn, từ đó giúp cho quá trình đƣa ra những giải pháp khắc phục phù hợp.

- Sử dụng tốt phƣơng pháp so sánh sẽ tạo đƣợc hiệu quả của việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý NNL của công ty tài chính cổ phần Điện lực.

Nhằm thực hiện biện pháp so sánh, đối chiếu, luận văn đã tiến hành các bƣớc sau: + Lựa chọn nội dung so sánh: tác giả xác định rõ nội dung so sánh trong nghiên cứu của mình. Nếu xác định điều này một cách chính xác và hợp lý, đó chính là cơ sở ban đầu giúp học viên sử dụng phƣơng pháp so sánh hiệu quả. Tránh đƣợc tình trạng so sánh một cách tùy tiện, dàn trải, thiếu trọng tâm dẫn đến thực hiện phƣơng pháp không chất lƣợng thậm chí làm cản trở quá trình phân tích, tìm hiểu trong nghiên cứu của học viên.

+ Xác định phạm vi so sánh và đối tƣợng dùng để so sánh: Sau khi đã lựa chọn đƣợc nội dung cần so sánh việc tiếp theo tác giả xác định nội dung ấy phải

đƣợc so sánh trong phạm vi giới hạn nào (không gian, thời gian..) và đối tƣợng cụ thể đƣợc dùng để so sánh là gì ? Công việc này thực hiện thành công sẽ giúp học viên tránh đƣợc việc so sánh tùy tiện, thiếu căn cứ.

+ Xác định mục đích so sánh: Khi đã hoàn thành xong việc lựa chọn nội dung (đối tƣợng), phạm vi giới hạn so sánh , để việc này không sai lệch, lan man thiếu hiệu quả, bƣớc tiếp theo tác giả đã cần đặt ra và trả lời đƣợc vấn đề: so sánh trong trƣờng hợp này là nhằm mục đích gì ? Có nghĩa là học viên phải xác định rõ mục tiêu cần đạt đƣợc, kết quả kỳ vọng của việc so sánh trƣớc khi tiến hành.

Từ những kết quả so sánh, tác giả sẽ tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế và nguyên nhân, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác thực hiện công tác quản lý NNL của công ty tài chính cổ phần Điện lực trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nguồn nhân lực tại Công ty tài chính Cổ phần Điện lực (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)