(Tính bình quân 1 hộ)
Chỉ tiêu ĐVT
Hộ tham gia sản xuất rau an toàn
(n=30)
Hộ không tham gia sản xuất rau an
toàn (n=30)
1. Đất đai
Diện tích đất nông nghiệp Sào 3,14 3,28
Diện tích sản xuất rau an toàn Sào 2,8 0
Tỉ lệ (2)/(1) % 89,17 0
2. Lao động
Số lao động của hộ Người 3,8 2
Lao động nông nghiệp Người 2 2
4. Trang thiết bị sản xuất
Dụng cụ làm đất Cái 5 5
Bình phun thuốc Cái 1 1
Hệ thống tưới tiêu Bộ 1 1
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2020 Về lao động thì đa số lao động tại xã đều là lao động nông nghiệp, số lao động chính trong một hộ gia đình cũng là lao động nông nghiệp của hộ đó. Tuy trong thời điểm hiện nay ngành công nghiệp - dịch vụ đang phát triển nhưng tại địa bàn xã Duyên Hà, lao động nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn. Bình quân số lao động tham gia sản xuất rau an toàn là 2 người trên 1 hộ. Khi tham gia và sản xuất rau an toàn thì đòi hỏi về lao động là nhiều hơn khi không tham gia, theo số liệu điều tra được thì các hộ tham gia vào sản xuất rau an toàn có số lao động cao hơn và số lao động sản xuất bằng hộ không tham gia nhưng do đặc điểm sống hầu như dựa vào nông nghiệp là chính nên ở cả hai nhóm hộ không có sự chênh lệch quá lớn về số lượng lao động nông nghiệp.
48
Về trang thiết bị sản xuất thì với hoạt động sản xuất nông nghiệp, những dụng cụ như cuốc, cào, xẻng, xe kéo,… hay như là bình phun thuốc, hệ thống tưới tiêu cho đất là những vật dụng không thể thiếu cho nên không có sự khác biệt giữa hai nhóm hộ ở tiêu chí này.
Sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sản xuất rau, một năm sản xuất từ 2 đến 3 vụ, có những loại rau có thể sản xuất quanh năm thì vấn đề về vốn sản xuất vẫn luôn được duy trì, không bị gián đoạn do không có vốn hay không đủ vốn.
Chương trình sản xuất rau an toàn đã được triển khai tại Duyên Hà từ năm 2010, tuy có nhận được hỗ trợ từ thành phố nhưng tại xã bây giờ vẫn chưa xây dựng được mô hình sản xuất rau an toàn hiện đại như nhà lưới, nhà kính, thủy canh để giảm thiểu được tác động của các loại sâu bệnh, ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết… hay trang bị hệ thống cấp tưới nước diện rộng, nhà chứa, nhà sơ chế bảo quản rau an toàn, hệ thống đói gói sản phẩm để đảm bảo cũng như nâng cao được chất lượng rau an toàn làm tăng giá thành sản phẩm. Trong sản xuất rau an toàn, để hạn chế tác hại của sâu bệnh, khí hậu, thời tiết bà con nông dân chỉ sử dụng dàn lưới thấp tự làm và màng phủ cho đất, chưa áp dụng được những cơ sở hạ tầng sản xuất hiện đại.
Nguyên nhân là vì điều kiện của bà con nông dân chưa đủ để xây dựng mới cơ sở hạ tầng, mặc dù nhận được hỗ trợ từ thành phố nhưng vẫn chưa thể xây dựng được vì chi phí đầu vào xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất mới từ nhà lưới, nhà kính, bể chứa, hệ thống tưới nước, hệ thống phun thuốc, nhà sơ chế, bảo quản sản phẩm,… là rất lớn. Bên cạnh đó tình trạng sản xuất tại xã chưa tập trung, sản xuất nhỏ lẻ, diện tích sản xuất rau an toàn chưa được quy hoạch thành một vùng tập trung, việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới gặp nhiều khó khăn về triển khai xây dựng và kinh phí xây dựng.
4.1.3.1. Tình hình cung ứng vật tư và dịch vụ
Đầu vào là yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh nào, cả trong nông nghiệp, công nghiệp cũng như các hoạt động dịch vụ. Đặc biệt là trong sản xuất rau an toàn, các hộ nông dân cần nhiều các yếu tố như giống, phân bón, thuốc BVTV, nước tưới, kỹ thuật sản xuất.
Do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ và tính rủi ro cao, chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thời tiết khí hậu. Bên cạnh đó, nông dân thường là những
49
người có trình độ học vấn thấp, ít được tiếp cận với KHKT hiện đại, tiếp cận với thông tin thị trường kém, bảo thủ, ngại đổi mới trong phương thức làm ăn. Với nguồn vốn hạn chế người dân không đủ lực để cải tiến những phương thức sản xuất truyền thống của mình. Do vậy việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho nông dân một cách đầy đủ, hợp lý và kịp thời vụ là rất cần thiết.
Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn phải tuân thủ theo quy trình riêng không giống với rau bình thường, đòi hỏi các loại vật tư đầu vào đều phải tốt. Giống tốt, có khả năng chống chịu khắc nghiệt của thời tiết cũng như sâu bệnh hại cây cao; phân bón vô cơ đảm bảo chất lượng, phân bón hữa cơ là phân vi sinh hữu cơ; thuốc BVTV đạt tiêu chuẩn, đúng loại, đúng liều lượng; nước tưới tuyệt đối không dùng nguồn nước thải, nước ao tù chưa được xử lý để tưới, có thể dùng nước giếng khoan và nước phù sa sông để tưới. Tại địa bàn nghiên cứu, tình hình cung ứng vật tư và dịch vụ cho sản xuất rau an toàn khá là đầy đủ. Các cửa hàng vật tư và dịch vụ nông nghiệp đáp ứng đầy đủ vật tư và dịch vụ nông nghiệp phù hợp với từng mùa vụ tới bà con nông dân, hầu như bà con nông dân đều mua giống, phân bón, thuốc BVTV, dụng cụ làm đất, bình phun thuốc,... tại cửa hàng vật tư nông nghiệp tại Xã Duyên Hà nên chất lượng đầu vào sản xuất rau an toàn được đảm bảo lên đến 90%. Hiện tượng thuốc BVTV, phân bón kém chất lượng, không qua kiểm dịch, nhập lậu đa phần là không có. Về giống cây, các cửa hàng cũng nhập về những loại giống tốt nhất, không nhập những loại giống không đảm bảo chất lượng. Hệ thống cấp nước, thoát nước của xã cũng khá là ổn định, các hộ nông dân sản xuất rau an toàn chủ yếu sử dụng nước mưa, khi nào không có nước mới sử dụng máy bơm, bơm nước và tưới cho cây rau.
4.1.3.2. Công tác hướng dẫn kỹ thuật sản xuất rau an toàn
Hàng năm phòng NN & PTNT xã phối hợp với Xã Duyên Hà tổ chức nhiều đợt về hướng dẫn kỹ thuật sản xuất rau an toàn tới bà con nông dân trong xã. Thông qua kênh thông tin là hệ thống đài phát thanh của xã, tuyên truyền cho bà con nông dân về rau an toàn, những lợi ích mà rau an toàn mang lại, quy trình sản xuất rau an toàn. Trong những năm gần đây, hai tuần một lần, ở các bản tin trên đài phát thanh đều đưa vào một phần nói về phát triển sản xuất rau an toàn. Tổ chức sinh hoạt dân cư hàng tháng tổng kết hoạt động trong tháng, phổ biến về rau an toàn, những hỗ trợ
50
từ Nhà nước khi người dân tham gia vào sản xuất rau an toàn. Cán bộ nông nghiệp từ phòng nông nghiệp thành phố xuống khảo sát tình hình, tổ chức các lớp tập huấn về sản xuất rau an toàn. Xây dựng mô hình thực nghiệm để bà con nông dân đến xem xét và học hỏi; tích cực tuyên truyền, khuyến khích bà con nông dân tham gia sản xuất rau an toàn.
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2020
Đồ thị 4.1. Sự tham gia của người dân trong các hình thức hướng dẫn kỹ thuật sản xuất rau an toàn năm 2019
Đa số những hộ nông dân được điều tra đều đã biết đến rau an toàn thông qua các buổi sinh hoạt chi hội, hệ thống đài phát thanh của xã. Những hộ nông dân đã tham gia, nhận thấy được hiệu quả thật sự từ sản xuất rau an toàn đều muốn được phổ biến hơn nữa về những kỹ thuật sản xuất mới, giống cây mới, hình thức canh tác mới nhằm nâng cao giá trị sản xuất.
Qua khảo sát thực tế cho thấy công tác hướng dẫn kỹ thuật sản xuất rau an toàn tại địa bàn triển khai khá là tốt, thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Đa phần các hộ nông dân tiếp nhận được thông tin về rau an toàn qua các buổi sinh hoạt chi hội, chiếm 90% trong tổng số hộ điều tra; hình thức nghe qua đài phát thanh của xã chiếm 65% trong tổng các hộ nông dân điều tra, các hộ nông dân vừa
51
có thể làm việc vừa được nghe giúp tiết kiệm thời gian, thông qua phát thanh sẽ nhanh hơn việc người ta tự đọc qua sách, báo.
Trong các đợt tập huấn của xã có 60% các hộ nông dân tham gia tập huấn, được các cán bộ nông nghiệp trực tiếp nói và hướng dẫn sản xuất rau an toàn. Với hình thức tham quan thực tế thì đa phần các hộ nông dân không có nhiều thời gian tham quan, chỉ một số hộ có thời gian đi và tham quan, sau đó về truyền đạt những gì học được cho các hộ khác cùng học hỏi.
4.1.3.3. Tình hình cung ứng và sử dụng giống
Hiện tại trên địa bàn thôn Duyên Hà có 2 cửa hàng vật tư nông nghiệp chuyên cung cấp các loại giống cung cấp tất cả các loại giống phục vụ sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân. Bên cạnh đó còn có một số cửa hàng tư nhân tại chợ cũng buôn bán giống. Hầu như chất lượng giống đều là chất lượng khá, tốt, được lấy từ những nơi sản xuất giống uy tín, kinh nghiệm sản xuất lâu năm, đảm bảo chất lượng giống phù hợp với sản xuất rau an toàn. Sản xuất rau tại Xã Duyên Hà chủ yếu sản xuất cây rau vụ đông với các loại chính là bắp cải, cà chua, cải xanh. Bắp cải sử dụng hạt giống là chính. Bình quân 1 sào bắp cải các hộ nông dân gieo trồng bình quân 1 sào các hộ nông dân sử dụng 2 gói hạt giống với khối lượng 10 gam hạt giống/gói. Chi phí đầu vào cho cây giống không quá nhiều, chi phí giống cho 1 sào bắp cải là 300.000 đồng với giá thành 150.000 đồng/gói; chi phí giống cho 1 sào cà chua là 440.000 đồng với giá thành 220.000 đồng/gói; đối với cải xanh thì bà con nông dân mua theo gói, 1 gói 10 gam giống với giá 6000 đồng/gói. Bắp cải sử dụng hạt giống vì xã Duyên Hà đã có truyền thống sản xuất rau bắp cải từ lâu trước đây. Còn đối với cải xanh và cà chua các hộ nông dân sử dụng hạt giống vì sản xuất cải xanh không tốn kém nhiều thời gian và công chăm sóc như bắp cải.
Bên cạnh đó có thể gieo trồng xen kẽ cải xanh, cà chua vào bắp cải nên sử dụng hạt giống sẽ rất thuận tiện. Hầu như các hộ nông dân đều mua giống ở cửa hàng giống, vật tư nông nghiệp ở tại thôn Duyên Hà, tại đây ổn định về giá cũng như đảm bảo được chất lượng giống, số lượng giống đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các hộ sản xuất, đa dạng chủng loại cho bà con nông dân lựa chọn phù hợp với từng thời điểm trong vụ: vụ sớm, vụ chính, vụ cuối.
52
Với sản xuất rau các hộ nông dân sử dụng 100% các loại phân bón là: đạm, lân, kali và phân tổng hợp NPK . Các loại phân bón được bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp của thôn, theo ý kiến của các hộ nông dân thì giá cả cũng như chất lượng của phân bón trên địa bàn khá là ổn định, tình trạng phân bón không đủ chất lượng ít khi xảy ra. Trong vụ sản xuất với diện tích từ 1 sào đến 3 sào là chủ yếu, canh tác nhiều loại rau thì đa phần bà con nông dân chỉ mua với số lượng tương đối, hết lại mua tiếp chứ không mua tích trữ số lượng lớn. Đối với sản xuất rau an toàn thì hạn chế đầu tiên là hạn chế sử dụng phân bón và thuốc BVTV. Các hộ nông dân sản xuất rau an toàn sử dụng lượng phân bón theo đúng quy định, lượng phân bón được sử dụng ít hơn so với những hộ không sản xuất rau an toàn, tuy nhiên ở từng loại rau thì lại sử dụng liều lượng phân bón khác nhau.
Bảng 4.7. Tình hình sử dụng phân bón các loại rau của các hộ nông dân sản xuất rau an toàn
(Tính bình quân trên 1 sào)
Chỉ tiêu ĐVT Bắp cải Cà chua Cải xanh
Phân tổng hợp Kg 34,2 39 30
Phân lân Kg 15 25 10
Phân kali Kg 5 57 5
Phân đạm Kg 15 50 10
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2020
Theo tình hình đi điều tra thực tế thì giá thành các loại phân bón qua các năm cũng không có sự chênh lệch lớn, các loại phân bón được sử dụng có giá thành từ 4–13 nghìn đồng/kg. Phân đạm là 8 nghìn đồng/kg, phân lân là 4 nghìn đồng/kg, phân kali 9 nghìn đồng/kg, phân tổng hợp 13 nghìn đồng/kg
Cà chua là loại rau sử dụng lượng phân bón nhiều nhất so với rau bắp cải và cải xanh. Do đặc tính loại rau cà chua sản xuất để đạt năng suất cao, cà chua đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng. Cà chua là cây vừa sinh trưởng dinh dưỡng (thân lá), vừa sinh trưởng sinh thực (ra quả) nên cần bón lót phân hữu cơ, bón thúc nhiều lần.
Một lần bón lót và bón thúc trải qua 3 giai đoạn: Lúc ngay sau khi trồng, lúc hoa bắt đầu có nụ, lúc hoa rộ, sau lần thu hoạch trái đầu tiên.
53
Phần lớn chất dinh dưỡng nuôi quả được cây hấp thụ sau khi trổ hoa, do đó cây yêu cầu chất dinh dưỡng nhiều nhất khoảng 10 ngày sau khi hoa nở cho đến khi trái bắt đầu chín.
Còn với cây cải xanh là loại cây canh tác đơn giản nhất trong ba loại cây được nghiên cứu, cải xanh sử dụng ít nhất các loại phân bón hóa học cũng như phân bón hữu cơ. Cải xanh sử dụng 10 kg phân đạm, 10 kg phân lân, 5 kg phân kali, 30 kg phân tổng hợp. Cải xanh là loại rau canh tác ngắn ngày nhất, thu hoạch sớm nhất trong ba loại rau.
Tại Xã Duyên Hà cơ cấu cây trồng trong sản xuất rau an toàn chủ yếu là các loại rau màu, đặc biệt đem lại hiệu quả kinh tế lớn là cây rau màu vụ đông. Trong đó bắp cải, cà chua và cải xanh là ba loại cây trồng chiếm tỷ trọng cao trong diện tích sản xuất cũng như năng suất, sản lượng rau an toàn toàn xã; thu hoạch được năng suất lớn nhất, bán được giá, lượng tiêu thụ ổn định và đem lại thu nhập cao nhất cho bà con Duyên Hà. Vì vậy đề tài tập trung vào nghiên cứu những vấn đề thuộc về sản xuất rau an toàn của ba loại cây trồng này. Quy trình sản xuất rau an toàn đối với tất cả loại rau đã có quy định chung về nguyên liệu đầu vào cũng như quá trình chăm sóc, thu hoạch. Sau đây ta đi vào quy trình áp dụng cụ thể cho ba loại rau an toàn chủ yếu tại HTX.
*Bắp cải:
Cây bắp cải sinh trưởng tốt nhất ở khu vực có nhiệt độ trung bình ngày 15 –
20 °C, biên độ giao động nhiệt ngày và đêm là 5 °C. Bắp cải thích hợp với loại đất
giàu dinh dưỡng, hàm lượng mùn cao, thoát nước tốt, ẩm, độ pH từ 6 – 6,5 để sinh trưởng và phát triển, có khả năng phục hồi bộ lá khá cao. Một năm trồng 3 vụ: vụ sớm là tháng 8 - 9, vụ chính trồng tháng 10 - 11, vụ muộn trồng tháng 12 - 1. Yêu cầu đất trồng: Đất tơi nhỏ, sạch cỏ; luống rộng 100 - 120 cm, cao 15 - 20 cm, rãnh luống 20 - 30 cm. Cây trồng hai hàng kiểu nanh sấu. Mật độ gieo trồng từ 27.000 cây/ha – 35.000 cây/ha khoảng cách 60 x 40 cm.
54