PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Tìm kiếm, thu thập các thông tin, tài liệu chính thống liên quan đến nội dung nghiên cứu đã được công bố trong các báo cáo, công trình nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nước, qua sách báo, trang web. Các thông tin cập nhật qua các năm, cập nhật trên internet…Thu thập thông tin chung cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương thông qua tài liệu thống kê của các phòng ban và tổ chức xã hội, các báo cáo kết quả sản xuất, báo cáo KTXH, niên giám thống kê các năm của xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Thông tin, số liệu sơ cấp là những thông tin mới chưa được công bố, được thu thập bằng việc xây dựng các bảng hỏi, phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp các hộ, trang trại, doanh nghiệp và hợp tác xã có liên quan đến sản xuất rau an toàn nhằm thu thập thông tin về tình hình trong sản xuất rau an toàn tại địa phương.
Chọn mẫu nghiên cứu: Tiến hành điều tra chọn mẫu sử dụng phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin từ các hộ, trang trại, doanh nghiệp sản xuất rau an toàn, cán bộ xã, giám đốc hợp tác xã có liên quan đến sản xuất rau an toàn tại xã
33
Duyên Hà, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Điều tra 65 mẫu điều tra (hộ nông dân, trang trại, doanh nghiệp, cán bộ xã, hợp tác xã) trên địa bàn xã Duyên Hà.
Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra
Đối tượng điều tra Mẫu điều tra
Hộ nông dân 60
Cán bộ xã 2
Doanh nghiệp 1
Hợp tác xã 2
Phương pháp điều tra: tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân, trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã theo bảng hỏi đã chuẩn bị trước. Ngoài ra còn thu thập và tham khảo thông tin của các cán bộ xã để nắm bắt các thông tin về kĩ thuật, cách thức sản xuất, kiến thức về đời sống, để từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục, phòng ngừa các rủi ro xảy ra, cải thiện đời sống, nâng thu nhập cho người dân.
3.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Tập hợp số liệu: Sắp xếp, phân loại số liệu, tập hợp thành dạng bảng Tiến hành xử lý dữ liệu trên phần mềm Excel để tính toán, vẽ biểu đồ,… Xử lý tài liệu có sẵn: Tổng hợp những tài liệu có sẵn để chọn ra những thông tin phù hợp với nội dung nghiên cứu.
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để miêu tả những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội nổi bật của xã, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất rau an toàn của các hộ nông dân, trang trại, doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn.
3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp được tập hợp trong việc xử lý số liệu, tài liệu dùng so sánh hiện tượng này với hiện tượng khác trong cùng một thời điểm hoặc cùng so sánh một hiện tượng ở các thời điểm khác nhau. So sánh tình hình lúc chưa trong sản xuất rau an toàn và khi đã ứng dụng tại địa phương.
34
3.2.3.3. Phương pháp phân tổ thống kê
Thông tin được phân tổ, xắp xếp theo các tiêu chí khác nhau, theo cách tiếp cận và mục đích phân tích. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu và tăng cường khả năng trong sản xuất rau an toàn trên địa bàn nghiên cứu.
3.2.3.4. Phương pháp phân tích định tính
Được sử dụng trong việc phân tích các tài liệu thu thập được từ phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, hội thảo. Thông qua ý kiến đánh giá của hộ, trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã, cán bộ xã đối với nhu cầu sản xuất rau an toàn sẽ được thể hiện.