Lượng phân bón sử dụng sản xuất cà chua

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau an toàn ở xã duyên hà, huyện thanh trì, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 63 - 64)

Loại phân ĐVT Tổng lượng

phân bón Bón lót (%) Bón thúc (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Phân tổng hợp Kg/ha 110 15 15 35 35 Lân Kg/ha 70 50 15 15 20 Đạm Kg/ha 140 40 20 20 20 Kali Kg/ha 160 40 20 20 20

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2020 Cách bón phân:

Đất trồng rau tốt nhất phải được để ải 5- 7 ngày. Bón vôi xử lý đất để trừ các nguồn bệnh.

Bón lót phân tổng hợp 25 - 30 kg/sào. Cách bón, đánh rạch hoặc cuốc hốc, bón phân hữu cơ và phân lân xuống đáy, lấp đất dày 2 - 3cm, phủ kín phân sau đó trồng con rau. Bón thúc phân tổng hợp (loại tan nhanh) số lượng 20 - 25 kg/sào.

56

Chia đều số lượng phân trên bón 3 đợt. Đợt 1 sau trồng 20 - 25 ngày lúc có nụ hoa. Đợt 2 sau trồng 40 - 45 ngày lúc hoa rộ. Đợt 3 sau trồng 60 - 65 ngày, sau thu 2 - 3 đợt quả. Cách bón rạch hai bên hàng hoặc xới cạnh gốc rộng 2 - 3cm, sâu 10 - 15cm bón phân, lấp đất (tránh phân tiếp xúc với gốc) kết hợp tưới nước đủ ẩm.

*Cải xanh: cải xanh có khả năng chịu đựng nóng, ẩm; trong mùa lạnh sinh trưởng nhanh và cho năng suất cao trên đất giàu mùn, thoát nước tốt. vì thế cải xanh trồng được quanh năm nhưng có 2 vụ chính đó là vụ đông xuân: tháng 8 – 11, vụ xuân hè : tháng 2 – 6.

Yêu cầu đất trồng: Đất cát pha, thịt nhẹ, làm đất tơi nhỏ, sạch cỏ; luống rộng 100 cm, cao 30 cm, rãnh luống 30 cm. Cây trồng dọc theo luống. Mật độ gieo trồng 0,5 – 1 gam hạt giống/m², khi lên cây khoảng cách 20 – 30 cm.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau an toàn ở xã duyên hà, huyện thanh trì, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)