Các yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau an toàn ở xã duyên hà, huyện thanh trì, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 77 - 82)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI XÃ DUYÊN HÀ,

4.2.2. Các yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội

4.2.2.1. Vốn

Khó khăn lớn nhất hiện nay khi sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Duyên Hà chính là nguồn vốn đầu tư. Bình quân tổng số vốn năm 2019 của các hộ điều tra là 14,2 triệu đồng, hầu hết là vốn tự có. Sản xuất rau an toàn có tính chất lâu dài,

cần nguồn vốn lớn, giá trị đầu tư sảnxuất nông nghiệp an toàn cao, trong khi đó tài

sản đảm bảo thì không được ngân hàng chấp nhận, do đó nhu cầu vốn phát triển

nông nghiệp an toàn đang đang gặp khó khăn. Các hộ nông dân vốn chủ yếu tự cung tự cấp, mặc dù có nhu cầu vay vốn để sản xuất nhưng các hộ nông dân không vay vốn do điều kiện tuổi tác, sức khỏe, thủ tục phức tạp và vay phải thế chấp, trong đó có rất ít các hộ vay vốn, vốn vay trung bình nhỏ vào khoảng 50 triệu đồng.

70

dụng từ 120 triệu đồng/ha đối với vùng đồng bằng và 150 triệu đồng/ha đối với

vùng miền núi. Đây sẽ là một cơ hộirất tốt cho các hộ sản xuất rau an toàn cả nước

nói chung và xã Duyên Hà nói riêng nếu biết tận dụng những thế mạnh của địa

phương đểthu hút vốn đầu tư từ Chính phủ.

Bảng 4.16. Tình hình sử dụng vốn cho sản xuất rau an toàn các hộ điều tra năm 2019

Chỉ tiêu ĐVT 2019

Tổng số vốn Triệu VNĐ 14,2

1. Vốn tự có Triệu VNĐ 14,2

2. Vốn đi vay Triệu VNĐ 50

Lãi xuất vay vốn %/ tháng 0,65

Nguồn vay vốn Người thân, bạn bè Ngân hàng Người thân, bạn bè: Ngân hàng: Ngân hàng Thời hạn vay Tháng 36

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2020

4.2.2.2. Lao động

Trên địa bàn xã Duyên Hà có nguồn lao động dồi dào, có 6266 nhân khẩu, số người trong độ tuổi lao động là 4427 người chiếm 71,5%, trong đó mỗi hộ có gần 4 người lao động và 2 người lao động là lao động nông nghiệp, tuy nhiên do nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp còn bấp bênh nên phần lớn lao động trên địa bàn xã đi làm công nhân cho các công ty trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận. Nguồn lao động dồi dào cùng những lao động có kinh nghiệm sẽ là thế mạnh cho xã Duyên Hà khi sản xuất rau an toàn.

Bảng 4.17. Tình hình sử dụng lao động cho sản xuất rau an toàn các hộ điều tra năm 2019

(Tính bình quân 1 hộ)

Chỉ tiêu ĐVT Hộ

Số lao động của hộ Người 3,8

Lao động nông nghiệp Người 2

71

4.2.2.3. Cung cấp và sử dụng đầu vào

Đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và đối với sản xuất rau an toàn nói riêng thì việc sử dụng các yếu tố đầu vào là vô cùng quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của rau. Đặc biệt là các yếu tố đầu vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm rau. Hộ nông dân chủ yếu mua giống và vật tư đầu vào tại các đại lý vật tư trên địa phương và mua tại hợp tác xã. Trên địa bàn xã Duyên Hà có các hộ sản xuất rau an toàn đảm bảo an toàn trong việc chọn đất trồng rau, kỹ thuật làm đất, kỹ thuật chọn giống rau an toàn, kỹ thuật gieo ươm, kỹ thuật trồng cây con và chăm sóc cây theo hướng an toàn đã được ứng dụng vào thực tế. Sử dụng thuốc trừ sâu từ công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh học thay cho thuốc bảo vệ thực vật, tăng lượng phân bón hữu cơ và chế phẩm sinh học giảm lượng phân bón vô cơ từ đó dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các sản

phẩm giảm, tạo được sản phẩm có năng suất và chất lượngcao.

4.2.2.4. Thị trường tiêu thụ

Hiện nay, thị trường tiêu thụ các sản phẩm rau trong nước của xã Duyên Hà gặp nhiều khó khăn vì vậy việc mở rộng thi trường và thương hiệu rau là xu thế tất yếu. Với quy mô sản xuất lớn nhưng các hộ còn sản xuất manh mún chưa có sự liên kết giữa các hộ sản xuất rau nên khó đáp ứng yêu cầu thu gom. Do vậy cần sự liên kết giữa người sản xuất và người tiêu thụ để có thị trường tiêu thụ ổn định và có cơ

hội để mở rộng ra các thị trường khác trong nước và xa hơn tiến tới xuất khẩu.

Hộp 4.1. Ý kiến của cán bộ xã về thị trường tiêu thụ

Việc tìm hướng đi và đầu ra ổn định cho cây rau còn nhiều khó khăn, mặc dù chính quyền địa phương đã mất nhiều công sức trong việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm và xây dựng, nhân rộng các mô hình trồng rau sạch. UBND xã cùng với Hợp tác xã Đại Lan đã tìm kiếm thị trường, ký hợp đồng hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân nhưng chỉ được số lượng nhỏ. Thị trường tiêu thụ của rau an toàn vẫn chủ yếu là các chợ, không tương xứng với chi phí và công sức bỏ ra, rất thiệt thòi cho người trồng rau. Phạm Văn Mạnh, phòng Thống kê, UBND xã Duyên Hà.

72

Mặc dù các HTX Dịch vụ nông nghiệp đã ký được một số hợp đồng tiêu thụ nhưng mới chỉ được một lượng nhỏ.

Hộp 4.2. Ý kiến của giám đốc HTX Đại Lan về thị trường tiêu thụ

Hiện nay, HTX mới chỉ hợp đồng với một số nhà hàng, khách sạn tiêu thụ được 500 - 700kg RAT/ngày, trong khi lúc chính vụ, sản lượng rau có thể đạt trên 10 tấn/ngày. Hơn nữa, mức đầu tư chi phí theo đúng quy trình của RAT cao hơn rau thông thường 400.000 - 500.000 đồng/sào, tuy nhiên mức giá bán không chênh lệch nhiều nên cũng gây khó khăn cho người dân.

Ông Đặng Bá Thắng, chủ tịch HTX Đại Lan, thôn Đại Lan, xã Duyên Hà chia sẻ. Đến nay, chưa có một hệ thống, một cửa hàng bày bán rau an toàn chính thức để tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân cũng như để người tiêu dùng biết và tiêu thụ sản phẩm này. Chỉ có những cửa hàng rau sạch, công ty kinh doanh thực phẩm an toàn được xây dựng và nhập rau an toàn về để bán, nhưng số lượng mà các cửa hàng, công ty nhập về hàng ngày vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được hết năng suất mà bà con nông dân sản xuất ra. Vẫn phải đưa ra chợ bán và bán cho thương lái là chủ yếu.

4.2.2.5. Các chính sách, cơ chế

Nhằm mục tiêu xây dựng chuỗi thực phẩm sạch, nâng cao sức khỏe cộng

đồng. Nhà nước ta đã có các chính sách, cơ chế quản lý hợp lý sẽ tạo nhiều thuận

lợi trongphát triển sản xuất rau an toàn.

Quyết định số 04/2007/QĐ-BNN: “Quyết định của Bộ trưởng Bộ NN &

PTNT ban hành Quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận chất lượng rau an

toàn” đưara những quy định về sản xuất rau an toàn, là văn bản quy phạm pháp luật

để ngườisản xuất rau an toàn tuân thủ và làm theo, cũng là văn bản quy định về cấp

giấy chứng nhận sản xuất rau an toàn như là một chứng nhận rằng đây là rau an

toàn,không phải rau thường, vì vậy giá cả rau an toàn cũng sẽ được đảm bảo hơn.

Ngày 30 tháng 7 năm 2008, Thủ tướng chính phủ đưa ra quyết định số 107/2008/QĐ-TTg: “Về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến năm 2015” hỗ trợ người sản xuất về tài chính nhằm giảm bớt chi phí trong sản xuất sản phẩm an toàn, chi phí về đất đai cũng như

73

khuyếnkhích người sản xuất sử dụng quyền sử dụng đất góp vốn cổ phần hoặc liên

doanh, liên kết với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an

toàn.

Đến năm 2012, Bộ NN & PTNT ban hành thông tư số 59/2012/TT-

BNNPTNT “Quy định về quản lý sản xuất rau, quả, chè an toàn” nhằm kiểm tra

việc sản xuất rau,quả, chè an toàn của các cơ sở sản xuất, chứng nhận thêm những

cơ sở mới, bên cạnhđó thu hồi giấy chứng nhận đối với những cơ sở phát hiện sai

phạm trong sản xuấtrau, quả, chè an toàn. Ban hành thêm quy định về sản xuất rau,

quả, chè an toàn.

Bên cạnh đó thì còn có các chính sách như chính sách nhiều thành phần kinh

tế, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, tăng tính cạnh tranh của thị

trường; chính sách tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống của nhân dân, tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư trên cơ sở đó tăng sức mua của nhân dân; chính sách đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp; chính sách giá cả, bảo trợ sản xuất và tiêu thụ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có đề án sản xuất nông sản an toàn theo chuỗi tập trung vào các sản phẩm, rau, quả, thịt, thủy sản... Đề án đã xây dựng mô hình tại một số địa phương phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai thí điểm rồi tiến tới nhân rộng, các mô hình này được triển khai sẽ tạo ra các sản phẩm có thương hiệu, nâng cao vai trò và lợi ích của người sản xuất trong chuỗi.

4.2.2.6. Cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ

Cơ sở hạ tầng trong phát triển sản xuất rau an toàn ngày càng được cải tiến, hiện đại nhưng với các hộ nông dân trên địa bàn thì vẫn chưa thể đầu tư những cơ sở hạ tầng sản xuất hiện đại.

Ở Duyên Hà tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất rau an toàn theo các chỉ tiêu: giống, kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh đã được cải thiện đáng kể, năng suất cây trồng được nâng cao hơn. Trong sản xuất rau an toàn thì các quy trình kỹ thuật sản xuất là những quy trình kỹ thuật cơ bản, tuy nhiên các loại giống sử dụng trong sản xuất cũng là những loại giống đạt chuẩn sử dụng được, chứ chưa có một loại giống nào thật tốt, có khả năng chống lại sâu bệnh, cũng như thời tiết cao vì vậy trong sản xuất vẫn bị ảnh hưởng khá lớn từ điều kiện tự nhiên.

74

Hầu hết các hộ nông dân tham gia sản xuất rau an toàn cũng như không tham gia

sản xuất rau an toàn đều được tham gia các lớp tập huấn về giống mới, nâng cao kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh. Tuyên truyền về sản xuất rau an toàn nhằm mục đích gia tăng quy mô sản xuất rau an toàn tại xã. Đa phần các hộ nông dân ưa thích được nghe tuyên truyền, phổ biến thông qua các cuộc họp sinh hoạt chi hội, đài phát thanh của xã, các lớp tập huấn. Một phần các hộ nông dân sau được biết về rau an toàn qua các kênh thông tin trên muốn được tham quan thực tế, trình diễn mô hình. Đây là những phản ứng vô cùng tích cực của các hộ xã Duyên

Hàvới sản xuất rau an toàn.

4.2.2.7. Nhận thức của người dân về tham gia sản xuất rau an toàn

Đa số hầu hết các hộ nông dân đều biết đến sản xuất rau an toàn, với kinh nghiệm sản xuất rau lâu năm tại Duyên Hà, tình hình nắm bắt được những kỹ thuật, công nghệ mới và áp dụng vào sản xuất rau an toàn là không khó. Nhưng các hộ nông dân ở đây đều sống bằng sản xuất nông nghiệp, nếu như công lao động mà họ bỏ ra chỉ để sản xuất một loại sản phẩm hàng hóa thì chắc chắn sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu về thu nhập của hộ. Ngoài rau thì các hộ nông dân còn sản xuất thêm

chăn nuôi, các loại cây như ngô, đậu,… đa dạng phong phú loại sản phẩm. Vì vậy

tuy rằng nhận thấy được lợi ích mà rau an toàn mang lại nhưng một số cáchộ nông

dân do thiếu nguồn lao động không đủ để phục vụ sản xuất rau an toàn, bêncạnh đó

hiện toàn xã chỉ mới có những mô hình cụ thể mang lại được giá trị kinh tếthật sự

từ rau an toàn là mô hình sản xuất rau an toàn của HTX Đại Lan, thôn Đại Lan

trong khi đó toàn xã có 4 thôn, các hộnông dân vẫn chưa mặn mà lắm với rau an

toàn.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau an toàn ở xã duyên hà, huyện thanh trì, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)